Mấy ngày gần đây, một số báo chí đưa tin về việc ăn thịt chó của người Việt. Phản ứng của xã hội cũng có người thế này, người thế khác. Nhưng chung quy lại, có thể đưa vào 02 luồng ý kiến: Luồng ý kiến thứ nhất cho rằng: ăn thịt cho chẳng có gì là phản văn hóa cả, đó là một món ăn ngon, bổ dưỡng, và quan trọng là việc ăn thịt chó đã có từ lâu đời.

Các tin liên quan

Ăn thịt chó có dã man không?

Thịt chó, tiết canh, và một cụm từ rất Tây

Nhìn cảnh này người Việt còn dám ăn thịt chó?

Tâm thư hồi đáp người Pháp về "văn hóa ăn thịt chó"


Luồng ý kiến thứ hai cho rằng: ăn thịt chó là không nên vì chó, mèo là động vật chăn nuôi trong nhà, quấn quýt với chủ, là động vật trung thành, ăn thịt chó là phản văn hóa. Ở đây, xuất hiện cả những ý kiến của một số du khách Pháp nói rằng sẽ không trở lại Việt Nam để chứng kiến cái cảnh ăn thịt chó nữa.

{keywords}
Ảnh minh họa

Tranh cãi vẫn đang tiếp tục với những cung bậc khác nhau. Tôi xin có mấy lời thế này:

Bàn về ăn thịt chó là văn hóa hay phản văn hóa, thì trước hết cần phải biết văn hóa là gì? phản văn hóa là gì? Và điều quan trọng là nó văn hóa (hay phản văn hóa) trong hoàn cảnh, điều kiện nào? Văn hóa thì có hàng trăm định nghĩa, hàng trăm cách hiểu với những nghĩa rộng - hẹp khác nhau, được xuất phát từ những danh nhân, những tổ chức uy tín. Và ngay cả khi một người chẳng bao giờ tiếp cận với những khái niệm và cách hiểu đó thì tự họ cũng có thể đưa ra một khái niệm văn hóa theo cái ý riêng của họ.

Tóm lại là, quan điểm về văn hóa đã, đang và sẽ có những ý kiến khác nhau. Mặc dù, những khái niệm và cách hiểu ấy có những điểm chung thường thấy, nhưng trong những lời lẽ, ý tứ, và những tình huống cụ thể thì rất dễ để đưa ra một quan điểm trái chiều.

Mặt khác, để kết luận là văn hóa hay phản văn hóa thì cũng phải dựa trên những cơ sở mà chỉ ở nơi và thời điểm mà hoạt động đó diễn ra mới có thể cho ta câu trả lời xác đáng nhất. Triết học đã chỉ cho chúng ta một trong những phương pháp luận cơ bản nhất là quán triệt quan điểm lịch sử - cụ thể trong xem xét, đánh giá một sự vật - hiện tượng.Ở một số quốc gia theo đạo Hindu, đạo Hồi, người ta không ăn thịt bò, thịt lợn vì nó mang biểu tượng của thần linh. Người Việt Nam, nước Việt Nam vẫn được thế giới xem như một trong những quốc gia đa dạng về văn hóa, trong đó có văn hóa ẩm thực. Nguồn gốc của sự đa dạng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân: địa lý, lịch sử, truyền thống tôn giáo,...


Trong văn hóa Việt Nam, nói chung, các con vật được tôn sùng thường gắn với nông nghiệp lúa nước. Nhưng nhìn chung thì người Việt thường trọng lấy những con vật không có thực (rồng, kỳ lân,...) là vật thờ, mang màu sắc tôn nghiêm. Từ đó có thể thấy, việc ăn thịt chó của người Việt không nên quy kết vào những tội của tôn giáo, của tâm linh. Có người nói: "Sư sãi ăn chay mà còn thấy ăn thịt chó thì thật là tội lỗi!".

Thực ra, đó là quan điểm sai trái, thể hiện sự không tìm hiểu về tôn giáo nói chung và đạo Phật nói riêng. Theo nguyên nghĩa, "ăn chay" có nghĩa là ăn "sạch", không ăn những thứ bẩn thỉu, ăn tiết kiệm vừa đủ, không làm dụng việc ăn uống, không phung phí trong ăn uống, chứ không phải là không ăn thịt. Nói vậy để thấy, để kết luận đúng một hành động nào đó là "văn hóa" hay "phản văn hóa" còn phụ thuộc vào việc ta tìm hiểu hành động đó đặt trong tổng thể một nền văn hóa như thế nào, trong hoàn cảnh nào.

Trong việc ăn thịt chó, người Việt Nam từ trước đến nay vẫn quan niệm: ăn thịt chó đầu năm, đầu tháng thì sẽ không tốt, không gặp may mắn trong cả năm, cả tháng đó; nhưng ăn thịt chó vào cuối năm, cuối tháng hoặc sau khi gặp một chuyện không hay thì lại là xua đuổi cái "vận đen" đi. Như vậy, họ đã hình thành một nét "văn hóa" riêng trong việc ăn thịt chó, không phải lúc nào cũng ăn, không phải ngày nào cũng ăn và không phải việc gì cũng ăn.

Xét ở một khía cạnh khác, người ta cho rằng chó, mèo là thú nuôi trong nhà, rất trung thành với chủ, không nên và không thể ăn thịt chúng xét về mặt nhân đạo. Tôi không phản đối quan điểm này! Tuy nhiên, nếu nói vậy thì cũng không nên gây ra chiến tranh để biết bao nhiêu người phải chết chứ nhỉ; cũng không nên ăn thịt lợn, thịt gà,..vì chúng cũng là vật nuôi? Câu trả lời có vẻ sẽ khó có đủ lý lẽ!

Phải chăng, vì những lợi ích khác nhau, từ những nhu cầu khác nhau của những con người khác nhau, của những vùng miền khác nhau,...của những nền văn hóa khác nhau ("nền văn hóa" hiểu theo nghĩa bao gồm cả nền văn hóa của mỗi cá nhân, một cộng đồng người, cho đến quốc gia, dân tộc) mà người ta có những cách ứng xử khác nhau đối với cùng một đối tượng, một sự vật - hiện tượng. Hãy khách quan, toàn diện và lịch sử - cụ thể trong đánh giá, nhìn nhận!

Độc giả Nguyễn Việt Anh