Vụ hai mẹ con sản phụ tử vong ở Hưng Yên: do thai phụ tắc mạch ối
Vụ sản phụ chết ở BV: Cháu bé vẫn nguy kịch
Bệnh nhân ồ ạt rời BV Kinh Bắc sau vụ sản phụ chết
Sản phụ chết vì bác sĩ không cho mổ kịp thời
Vụ sản phụ chết ở BV: Cháu bé vẫn nguy kịch
Bệnh nhân ồ ạt rời BV Kinh Bắc sau vụ sản phụ chết
Sản phụ chết vì bác sĩ không cho mổ kịp thời
“Tử vong là hi hữu và ai cũng đau xót nhưng cũng phải thông cảm với thầy thuốc. Gặp phải những trường hợp này thầy thuốc cũng áp lực lắm chứ không sung sướng gì. Sự chia sẻ của công chúng phải cả với bệnh nhân và thầy thuốc, nếu chỉ lên án, chỉ trích thầy thuốc thôi thì vô lối lắm”, Bác sĩ Kim Dung chia sẻ.
Vụ việc hai mẹ con sản phụ tử vong tại Bệnh viện Bệnh viện Đa khoa Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên rạng sáng ngày 20/4 khiến dư luận đang rất quan tâm. Được biết, cháu bé tử vong ngay sau khi sinh ra, còn mẹ cháu bé cũng tử vong ngay sau đó vì mất quá nhiều máu.
Theo lãnh đạo Bệnh viện Đa khoa Hưng Yên và các chuyên gia ý tế, thông qua các triệu chứng lâm sàng của sản phụ Hạnh, kết luận ban đầu xác đinh nguyên nhân tử vong có thể do tắc mạch ối của thai phụ.
c |
Liên tiếp nhiều sản phụ bị tử vong khiến dư luận sốc |
Trước thông tin này, bác sĩ Lê Thị Kim Dung, trưởng khoa Sản, Trung tâm Y khoa Thái Hà, với kinh nghiệm làm bác sĩ sản khoa lâu năm của mình, bày tỏ sự thương xót với sự mất mát của gia đình bệnh nhân, đồng thời cũng thông cảm với các bác sĩ sản ở Hưng Yên.
“Tôi không phải là người trực tiếp khám và theo dõi bệnh nhân nên không thể đưa ra kết luận về nguyên nhân dẫn đến ca tử vong này. Tuy nhiên hiện tượng tử vong do tắc mạch ối là hoàn toàn có thể xảy ra. Lúc bắt đầu chuyển dạ hoặc lúc bắt đầu vỡ ối chẳng hạn, thì nước ối xâm nhập vào mạch máu sản phụ, trong đó có rất nhiều tế bào mỡ, có thể nó làm tắc cả những mạch lớn như động mạch phổi dẫn đến tử vong”, bác sĩ Kim Dung phân tích.
Bác sĩ Kim Dung cho biết, tắc mạch ối thường diễn ra đột ngột, không có triệu chứng báo trước, đặc biệt chỉ xảy ra ở thời điểm chuyển dạ hoặc mổ đẻ, nhất là trong giai đoạn cuối của chuyển dạ. Tắc mạch ối là hiện tượng hi hữu, hàng nghìn thai phụ mới có một người mắc phải (tỷ lệ mắc phải chỉ 1/10.000 ca sinh) nhưng tỷ lệ tử vong rất cao.
“Trên thế giới cũng như ở Việt Nam tỷ lệ tắc mạch ối cũng rất ít. Những năm tôi đi làm phổ cập tại Hà Nội, chục năm mới có một ca như vậy. Đến 99% tử vong khi mắc phải hiện tượng này. Tắc mạch ối là căn bệnh vô phương cứu chữa và chưa có biện pháp phòng ngừa”, bác sĩ Dung nói.
Bác sĩ Dung cũng cho biết, ngoài nguyên nhân tắc mạch ối còn rất nhiều nguyên nhân khác dẫn đến thai phụ tử vong khi sinh nở như thai phụ bị bệnh tim, bệnh não mà không được phát hiện kịp thời. Bác sĩ Dung khuyến cáo, để quá trình sinh nở an toàn, ngay từ khi mang thai các thai phụ phải được khám sức khỏe định kỳ, toàn diện.
“Để an toàn khi sinh nở, sản phụ phải được khám sức khỏe toàn thân chứ không chỉ siêu âm thai. Những căn bệnh nội khoa có thể tác động đồng thời cùng lúc thai phụ chuyển dạ gây tử vong. Việc khám sức khỏe toàn thân cho thai phụ để phát hiện bệnh là rất cần thiết”, bác sĩ Dung khuyến cáo.
Với kinh nghiệm nhiều năm công tác, bác sĩ Dung bày tỏ sự tiếc thương với mẹ con sản phụ đồng thời rất thông cảm với các bác sĩ sản ở Hưng Yên.
“Tử vong bao giờ cũng đau xót và không ai muốn. Nhưng qua đó cũng phải thấy rằng, cấp cứu sản khoa bao giờ cũng nguy hiểm hơn cấp cứu ngoại rất nhiều lần. Bác sĩ cấp cứu sản khoa phải chịu áp lực rất lớn, giữa cái sống và cái chết bao giờ cũng áp lực khủng khiếp, tai biến xảy ra nhiều lúc không lường trước được. Thế nên, sự chia sẻ của công chúng phải cả với bệnh nhân và thầy thuốc, nếu chỉ lên án, chỉ trích thầy thuốc thôi thì vô lối lắm”, bác sĩ Kim Dung bày tỏ.
La Hoàn