Tôi có tiền sử dị ứng hải sản. Vậy liệu khi có thai tôi có nên ăn thực phẩm giàu đạm để bồi bổ?
>> Bà cụ 88 tuổi khỏi ốm liệt nhờ đi bán trà đá
>> 'Vua đầu bếp' Mỹ tái mặt trước rượu tim rắn của Việt Nam
>> Mốt 'nâng cấp' ngực của con gái Hà Nội
>> Bi kịch hôn nhân cận huyết: Anh em thành... vợ chồng
Dị ứng thức ăn là phản ứng dị ứng miễn dịch của cơ thể với các dị nguyên chứa
trong thức ăn. Dị ứng với thức ăn xuất hiện sớm ở những người có cơ địa viêm da
dị ứng (viêm da atopy).
Cơ chế phản ứng dị ứng thường thông qua kháng thể IgE và ít gặp hơn là qua các
cơ chế khác. Dị ứng thức ăn có biểu hiện khá đa dạng như: sốc phản vệ, nổi mề
đay, hen phế quản, phù thanh quản, viêm mũi, eczema, ngứa, viêm da…
Vì nguyên nhân gây dị ứng là do thức ăn nên việc điều trị bằng biện pháp loại bỏ
thức ăn đã gây dị ứng rất có hiệu quả chữa khỏi bệnh và phòng tránh dị ứng lần
sau.
Biểu hiện dị ứng thức ăn như thế nào?
Dấu hiệu dị ứng thức ăn thường rất đa dạng: có thể là biểu hiện toàn thân như
sốc phản vệ, triệu chứng xuất hiện đồng thời ở nhiều cơ quan khác nhau; nhưng có
khi chỉ là biểu hiện ngoài da nhẹ như nổi mề đay, viêm da atopy; hoặc biểu hiện
ở bộ máy hô hấp như viêm mũi, hen phế quản; dị ứng tiêu hóa với các triệu chứng:
nôn, tiêu chảy, táo bón, trào ngược dạ dày thực quản.
Biểu hiện dị ứng thức ăn thay đổi theo các độ tuổi: viêm da atopy gặp nhiều ở
trẻ em từ 0 – 15 tuổi; hen phế quản lại thường thấy ở lứa tuổi học sinh và thanh
niên; sốc phản vệ chiếm tỷ lệ cao hơn các triệu chứng khác ở bệnh nhân trên 30
tuổi.
Dị ứng thức ăn là phản ứng dị ứng miễn dịch của cơ thể với các dị nguyên chứa trong thức ăn. |
Triệu chứng rầm rộ: nghẹt thở, cảm giác sắp chết, tay chân lạnh, da nhợt
nhạt, toát mồ hôi, huyết áp tụt, mất tri giác… Ngoài ra dị ứng thức ăn còn có
biểu hiện bởi các triệu chứng khác như: đau đầu, đau cơ, hội chứng thận hư, viêm
đại tràng, hội chứng đại tràng kích thích…
Triệu chứng xét nghiệm thường làm gồm: test bì được làm với thức ăn nghi ngờ gây
dị ứng, kết quả dương tính nếu da bị đỏ, sưng và ngứa ở vùng da có đường kính
trên 10 mm, tuy nhiên xét nghiệm này chỉ cho kết quả dương tính thật khoảng 44%,
xét nghiệm miễn dịch tìm IgE đặc hiệu Rast, Elisa nhằm phát hiện loại thực phẩm
gây dị ứng, kết quả dương tính thật của các xét nghiệm này khoảng 56%.
Điều trị và phòng tránh dị ứng thức ăn
Muốn điều trị dị ứng thức ăn có hiệu quả cần điều tra tỉ mỉ chế độ ăn của bệnh
nhân. Thực hiện một chế độ ăn loại trừ được các thức ăn gây dị ứng là một biện
pháp điều trị có hiệu quả trong hầu hết các ca bệnh. Cần chú ý loại trừ các loại
thức ăn có các dị nguyên ngụy trang.
Biện pháp này cần thực hiện nghiêm túc với sự phối hợp của chuyên gia dị ứng,
chuyên gia về dinh dưỡng, và sự hợp tác chặt chẽ của bệnh nhân trong thời gian
dài. Nếu đã có dấu hiệu bị dị ứng thức ăn cần sơ cứu: chườm đắp nước ấm, uống
nhiều nước, uống thuốc kháng histamin, nhanh chóng đưa bệnh nhân đi khám ở bệnh
viện.
Nếu bị sốc phản vệ đe dọa tính mạng bệnh nhân với các triệu chứng sau; xảy ra
sau khi ăn 5 – 15 phút, thấy nghẹt thở, cảm giác sắp chết, tay chân lạnh, da
nhợt nhạt, toát mồ hôi, huyết áp tụt, mất tri giác, gọi hỏi không biết… cần hô
hấp nhân tạo, xoa bóp tim ngoài lồng ngực (nếu có ngưng thở, ngưng tim), khẩn
cấp chuyển bệnh nhân đến cơ sở y tế gần nhất để cứu chữa, vì điều trị càng sớm
và hiệu quả thì cơ hội sống sót của bệnh nhân càng cao.
Để phòng tránh dị ứng thức ăn có thể uống một viên thuốc kháng histamin như
loratadin, cetirizine trước khi ăn 1 – 2 giờ hoặc uống ngay sau khi ăn. Nên chú
ý đề phòng với những loại thức ăn có nguy cơ gây sốc phản vệ cao nhất là lạc,
tôm, cua, sữa, trứng, cá…
Dị ứng thức ăn khi mang thai
Trong thời gian mang thai, nếu không cẩn thận thai phụ rất dễ bị dị ứng. Có rất
nhiều yếu tố bất lợi từ môi trường sống, các loại đồ ăn mà thai phụ ăn có thể
dẫn đến dị ứng. Dị ứng có thể gây ra những bất lợi cho thai kỳ, vì vậy thai phụ
cần đề phòng không để mắc phải chứng bệnh này.
Trong thời gian mang thai, nếu không cẩn thận thai phụ rất dễ bị dị ứng. (ảnh minh họa) |
Trong thời gian mang thai hoạt động của các cơ quan và sự chuyển hóa các chất trong cơ thể người phụ nữ có nhiều thay đổi và rõ rệt nhất là những biến đổi về nội tiết. Đó là nguyên nhân khiến các bà mẹ dễ bị dị ứng với các biểu hiện là mẩn ngứa, nôn, tiêu chảy.
Ở những người từng bị dị ứng trước khi có thai, việc mang bầu có thể khiến tình trạng dị ứng nặng thêm hoặc nhẹ đi. Một khảo sát được thực hiện ở những thai phụ đã từng bị hen cho thấy, trong 1/3 trường hợp, bệnh hen được cải thiện; số trường hợp bệnh nặng thêm cũng chiếm tỷ lệ tương tự.
Để tránh tình trạng này bạn nên tránh những môi trường dễ gây dị ứng cho bạn, tránh sử dụng các loại thức ăn có thể gây dị ứng, bạn nên uống nhiều nước, ăn nhiều hoa quả tươi và rau xanh.
Những hiểu biết của khoa học về dị ứng hiện vẫn chưa đầy đủ nên việc điều trị tận gốc đối với chứng bệnh này có hiệu quả thấp. Hầu hết các thuốc chống dị ứng là hóa chất kháng histamin (sản phẩm do cơ thể sinh ra khi bị dị ứng), chống chỉ định hoặc phải thận trọng với phụ nữ mang thai và cho con bú.
Vì vậy, khi bị dị ứng, thai phụ tuyệt đối không được tự ý dùng thuốc mà phải đến gặp bác sĩ chuyên khoa. Dựa vào kết quả thăm khám lâm sàng, xét nghiệm và hỏi han cặn kẽ những thông tin cần thiết, bác sĩ sẽ quyết định có cho dùng thuốc hay không; nếu có thì nên chọn loại thuốc nào để ít gây nguy hại cho người mẹ và thai nhi.
Nhìn chung, dị ứng là căn bệnh ảnh hưởng nhiều tới sinh hoạt hàng ngày. Chữa dị ứng không khó nhưng thường tốn nhiều thời gian. Nếu không may bị dị ứng thì người bệnh nên hết sức kiên nhẫn làm theo chỉ dẫn của bác sĩ, tránh những biến chứng không đáng có.
(Theo Eva)