"Thuần phong mỹ tục không có nghĩa là chà đạp hạnh phúc của người khác. Ai cũng có quyền sống và quyền mưu cầu hạnh phúc. Đừng nhân danh xã hội, nhân loại hay cái gì đó cao cả để chà đạp lên cuộc sống của người đồng tính", độc giả Minh Hiền lên tiếng.
"Tôi không chấp nhận hôn nhân đồng tính"
Bài trừ kết hôn đồng tính là ngược đạo lý?
Đẩy người đồng tính phải rời bỏ địa phương là tội ác?
Xử phạt đám cưới đồng tính: Biểu hiện của sự kỳ thị
Đám cưới đồng tính bị phạt, đôi uyên ương bỏ trốn
Sau khi bài viết
Tôi không ủng hộ hôn nhân đồng tính của độc giả Kiều Hương được đăng tải,
VietNamNet đã nhận được rất nhiều ý kiến phản hồi trái chiều của độc giả. Một bộ
phận độc giả không đồng tình với quan điểm của Kiều Hương, lên tiếng bênh vực
cho người đồng tính.Bài trừ kết hôn đồng tính là ngược đạo lý?
Đẩy người đồng tính phải rời bỏ địa phương là tội ác?
Xử phạt đám cưới đồng tính: Biểu hiện của sự kỳ thị
Đám cưới đồng tính bị phạt, đôi uyên ương bỏ trốn
Đồng tính không phải là bệnh
Cho rằng cách phân tích, lập luận của độc giả Kiều Hương thể hiện sự thiếu hiểu biết về người đồng tính, độc giả Quang bày tỏ: "Tôi không phải là người đồng tính nhưng tôi nghĩ người đồng tính thực sự cũng chẳng thích gì tình trạng của họ và vô cùng đau đớn vì sự kỳ thị của xã hội. Có lẽ bạn Kiều Hương chưa hiểu rõ về người đồng tính nên mới có những quan điểm như vậy. Cả thế giới đều nói rằng đó không phải là bệnh bạn à".
"Sao bạn Kiều Hương lại có những suy nghĩ cổ hủ như thế chứ. Bạn cho đồng tính là một loại bệnh hay sao mà bạn dùng từ "bị" ở đây. Đồng tính do bản năng sinh tồn đã có, do cha mẹ đẻ ra đã vậy chứ người ta cũng đâu muốn. Bạn nói thế chứng tỏ kiến thức về giới tính của bạn thiếu trầm trọng", độc giả Đình Bảo tiếp lời.
Đám cưới đồng tính ở Kiên Giang có sự tham gia của phụ huynh hai bên. |
Trong bài viết của mình, độc giả Kiều Hương đã đưa ra 3 luận điểm chính phản đối hôn nhân đồng tính đó là không duy trì nòi giống, sự bồng bột của tuổi trẻ và trái với thuần phong mỹ tục của người Việt. Đáp trả 3 luận điểm này, độc giả Phong bày tỏ: "Thứ nhất Không duy trì nòi giống? - Người dị tính cũng có vô sinh và đồng tính cũng chỉ là thiểu số, nói như bạn thì Luật hãy có quy định phải khám khả năng sinh sản trước khi kết hôn, ai bị vô sinh thì cấm kết hôn. Thứ hai sự bồng bột của tuổi trẻ? Vậy sao luật hôn nhân gia đình lại quy định tuổi kết hôn của nam là từ 20, nữ là từ 18 tuổi trở lên, cũng rất trẻ đó bạn à".
"Một trong những thuần phong mỹ tục của người Việt là yêu thương đồng bào mình. Tôi không nghĩ rằng tước đi quyền có một mái ấm gia đình của đồng bào mình là một thuần phong mỹ tục của người Việt. Hơn nữa, thuần phong mỹ tục là do con người tạo ra. Có rất nhiều thuần phong mỹ tục các cụ ngày xưa dùng nhưng không hề tồn tại nữa. Cũng có những cái mới lại trở thành thuần phong mỹ tục và nét đẹp mới trong văn hóa Việt. Tôi nghĩ cho phép hôn nhân đồng tính nên là một trong những nét đẹp mới đó", độc giả Tim Nguyễn tiếp lời.
Độc giả Lê Văn Hải đứng trên góc nhìn của mình cũng lên tiếng bênh vực cho người đồng tính: "Theo tôi mọi giới tính đều bình đẳng. Giá trị đạo đức con người không phải căn cứ vào kiểu giới tính nào, có khả năng sinh con hay không mà căn cứ vào khả năng đóng góp giúp ích cho xã hội về vật chất lẫn tinh thần. Không được gọi hôn nhân đồng tính là phi đạo đức, văn hóa vì suy nghĩ như thế là không công bằng, là phi đạo đức. Tiêu chuẩn về đạo đức do một số người đặt ra và thay đổi theo thời gian, theo sự phát triển của con người, không phải là hằng số".
Cha mẹ cũng nên nghĩ cho con cái
Đáp trả quan điểm của Kiều Hương cho rằng những người ủng hộ cho hôn nhân đồng tính là ích kỷ với con cái, độc giả Châu Ngọc Huyền Linh lên tiếng: "Nói những người đồng tính công khai yêu đương, kết hôn là ích kỉ với các bậc sinh thành. Vậy chứ bậc sinh thành bắt họ phải yêu và lấy người mình không yêu là không ích kỉ sao? Là công bằng với họ sao? Tại sao lúc nào cũng lấy mấy cái lý do này ra mà áp đặt cho họ?".
Độc giả Uyen Dan cũng đồng quan điểm với Huyền Linh: "Làm sao chị Kiều Hương biết tất cả các bậc sinh thành đều phản đối hôn nhân đồng tính. Em vừa xem một chương trình về người đồng tính trên VTV6 và người mẹ có con đồng tính đã nói: "Con mình sinh ra, nó đã thiệt thòi rồi, mình làm mẹ, chỉ có thể yêu thương nó hơn thôi, xin mọi người đừng kì thị những người như con tôi". Là người ai cũng có quyền được yêu thương. Chị có quyền gì cấm họ không yêu, không kết hôn? Nói về văn hóa thì Nhật Bản, Trung Quốc còn khắc nghiệt hơn Việt Nam nhiều, thế mà họ lại chấp nhận hôn nhân đồng tính và ủng hộ người đồng tính đấy".
Ủng hộ hôn nhân đồng tính, nhiều độc giả còn cho rằng Việt Nam nên thay đổi luật hôn nhân.
Độc giả Kety Nguyên chia sẻ: "Xã hội nên thoáng hơn khi nhìn nhận vấn đề của người đồng tính. Đồng tính là biểu hiện sinh lý chứ không phải bệnh lý hay bệnh hoạn gì hết. Với người đồng tính, họ sinh ra đã chịu sự thiệt thòi rồi. Việc pháp luật không công nhận, xã hội không đồng tình sẽ làm cho bi kịch của họ tăng lên cho những mối quan hệ không được thừa nhận của họ phức tạp hơn mà thôi. Xã hội đã và đang đề cao quyền con người thì nhà nước và những người làm luật cũng nên nhìn họ là 1 con người chứ không phải là 1 con bệnh".
"Thiết nghĩ cần sớm có thay đổi về luật để hợp pháp hóa hôn nhân đồng tính. Nó thể hiện sự tiến bộ và tính nhân văn của xã hội. Hãy nhìn lại xem những nước đã chấp nhận hôn nhân đồng tính đều là những nước giàu có và tiến bộ. Hi vọng Việt Nam là nước Châu Á đầu tiên chấp nhận hôn nhân đồng tính", độc giả Nam nói.
K. Minh (tổng hợp)