- Mỗi vùng đất sẽ luôn có sẵn những đám đông hiếu kỳ dọc đường hóng
nghe chuyện của bạn, hỏi bạn những câu rất “nóng gò má”, và râm ran bàn tán về
bạn kể cả khi bạn đã đi khỏi đó cả trăm cây số đường!
Ngán ngẩm vì đi đâu cũng gặp "chim lợn"
Người
Việt tọc mạch vì bản chất làng xã còn rơi rớt
Thói
quen tọc mạch chủ yếu có ở người miền Bắc
Oan
cho người Việt!
Để
văn minh, cần tôn trọng tự do cá nhân!
Tôi có lần được một người bạn nước ngoài kể lại tình huống dở cười dở khóc của ông khi đến Việt Nam làm việc. Ông nói, người Việt nói chung là dễ gần, hiếu khách, rất nhiệt tình, thích tụ tập ăn uống đông vui. Ông làm giám đốc một nhà máy có mấy trăm công nhân người Việt, nhiều người hay hỏi thăm ông về cuộc sống riêng. Tuy nhiên có một việc làm ông rất phiền lòng, là, họ thường hỏi ông có cô bồ nào người Việt Nam không, như thể, đó là một việc tất nhiên khi đàn ông nước ngoài sang Việt Nam làm việc.
Ông nói: - Tôi có vợ ở nhà rồi, tôi sang đây làm việc một mình!
Người Việt Nam sẽ ngạc nhiên hỏi tiếp: - Sao lại để vợ ở nhà, phải mang sang Việt Nam chứ! Thế ông có mấy đứa con?
Trả lời: - Chúng tôi không có con!
Người hỏi ra vẻ rất quan tâm, truy vấn ngay lập tức: - Vì sao vậy?
Ông giám đốc bất đắc dĩ phải trả lời: - Vì vợ tôi vô sinh!
Người hỏi sẽ luôn luôn, trăm người như một, nói: Thế sao không bỏ “nó” đi mà lấy vợ khác? Sao không lấy thêm vợ Việt Nam? Hoặc thân thiện hơn thì sẽ ngay lập tức mách chỗ thầy thuốc để chữa vô sinh! Hoặc thậm chí tàn nhẫn hơn, nói huỵch toẹt: - Lương cao như thế này thì thiếu gì cô theo ngay! Tại sao lại phải cô đơn khổ sở thế?
Ông giám đốc nói, bên trong sự quan tâm sâu sát và nhiệt tình của đám đông là một sự tàn nhẫn. Họ chẳng tin rằng trên đời có thể có ông chồng vẫn yêu thương người vợ vô sinh của mình, dù đi xa cũng không vì thừa tiền thiếu tình mà phản bội vợ. Trong khi có những điều riêng tư của hai vợ chồng ông, ngay cả với người thân ông còn chưa kể chi tiết đến thế, nhưng người ngoài vẫn cứ muốn ông phải kể cho họ biết!
Nếu không quan tâm tới người khác, bằng những câu hỏi về đời tư, thì còn cách nào để thấu hiểu con người và hoàn cảnh sống của người ấy? |
Ngược lại, có một cô bạn tôi lấy chồng Mỹ nhưng lại sống ở Đài Loan, luôn khốn khổ khi bị hỏi là, bố đứa bé trong bụng cô là người quốc tịch nào? Khi có bầu đứa thứ hai, cô về nhà mẹ ở Hà Nội thì lại khốn khổ bởi hàng xóm quá tận tâm, luôn khuyên rằng không nên đẻ đứa sau sát với đứa trước như thế. Thay bằng chúc mừng cô có thai, họ lại mau mắn khuyên cô nên đến đâu để được phá thai đảm bảo nhất!
Bản thân tôi trong một lần công tác nước ngoài, nửa đêm mới lo xong mọi thủ tục cả đoàn khách gần bốn mươi quan khách cao cấp, mệt nhoài về đến khách sạn, mở hòm thư e-mail ra tá hỏa vì một lá thư của ai đó gửi tới giáo dục tôi về đạo đức, lẽ phải, chất vấn tôi về vấn đề quần lót cởi ra tại sao tôi không vứt ngay vào máy giặt? Người gửi là một người hoàn toàn xa lạ, nhân dịp tới chơi nhà người quen cũng ở cùng khu tập thể với họ hàng xa nhà tôi, họ nghe đồn hàng xóm khu ấy có họ hàng là… một cô nhà báo nổi tiếng (!), họ phải hỏi thăm bằng được về cuộc sống của… cái cô họ hàng nhà hàng xóm của người quen đó. Nghe kể là cô ấy sướng lắm, đi suốt từ sáng đến tối, gia đình chồng giúp làm hết mọi việc nhà, từ chăm con tới giặt giũ chợ búa, họ bèn thấy bất bình thay cho bố mẹ họ hàng nhà cô Trang Hạ! Và về, lên mạng, nhờ google tìm cách liên hệ với tôi để chất vấn về đạo đức làm người và chấn chỉnh tác phong làm dâu, làm mẹ!
Không phải chỉ riêng người Việt Nam có thói quen quan tâm quá đà tới những gì riêng tư của người khác. Bạn thử khoác ba-lô đi du lịch bụi vòng quanh châu Á mà coi, đảm bảo mỗi vùng đất sẽ luôn có sẵn những đám đông hiếu kỳ dọc đường hóng nghe chuyện của bạn, hỏi bạn những câu rất “nóng gò má”, và râm ran bàn tán về bạn kể cả khi bạn đã đi khỏi đó cả trăm cây số đường!
Người Việt thường hỏi người nước ngoài rằng, lương tháng bao nhiêu, có yêu cô nào/anh nào ở Việt Nam không?
Người nước ngoài sẽ băn khoăn hỏi bạn xem, bố mẹ bạn có phải là quan chức nhà nước không (vì thấy bạn đủ tiền để ra nước ngoài du lịch). Hỏi xem ở Việt Nam, nhà bạn có mấy tầng, và ngạc nhiên khi biết trong nhà bạn cũng có máy vi tính! Họ sẽ ngạc nhiên hỏi han khi biết bạn cũng biết cách sử dụng vòi nước nóng lạnh. Họ cũng hỏi xem bạn đã lấy chồng chưa, đã đẻ con chưa, lương tháng bao nhiêu tiền, có thích lấy chồng nước họ hay không?!!!
Nói cho cùng, sự hiếu kỳ của đám đông không có lỗi! Mỗi người là một mảnh đại diện cho một nền tảng văn hóa, một xuất thân, một quan điểm và lối sống khác biệt. Bởi thế, chúng ta luôn tò mò về người khác, và những gì chúng ta có cũng sẽ khiến ai đó thấy thích thú muốn tìm hiểu.
Bởi cũng có những người cho rằng, nếu không quan tâm tới người khác, bằng những câu hỏi về đời tư, thì còn cách nào để thấu hiểu con người và hoàn cảnh sống của người ấy, làm sao thân được với nhau, làm sao có được cảm tình của nhau? Lối sống lãnh đạm, đèn nhà ai nhà nấy rạng, đi ra ngoài đóng cửa, đi về nhà khóa cửa, cả năm không hỏi han nhau câu nào, mới đích thực là lối sống lạnh lùng giết chết tình cảm nhanh hơn tất cả những thói xấu nào khác!
Trang Hạ