- Những hoạt động âm nhạc đầu tiên của Francophonie đã diễn ra với một cảm giác "sạch sẽ", êm đẹp cho giới trẻ hơn nhiều so với "thành công ầm ĩ" của Đại nhạc hội Việt Hàn gần đây.
Trong khuôn khổ Những ngày hội Quốc tế Pháp ngữ tại Việt Nam 2012, nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật được tổ chức bao gồm âm nhạc, phim ảnh, hội thảo và triển lãm. Sau sự kiện giao lưu văn hóa Việt Hàn với tâm điểm là Đại nhạc hội (tối 15/3) với nhiều dấu hỏi quanh khâu tổ chức và cách yêu thích âm nhạc của giới trẻ Việt Nam, thì những hoạt động âm nhạc đầu tiên của Francophonie đã diễn ra với một cảm giác "sạch sẽ", êm đẹp và sâu lắng hơn, dù quy mô biểu diễn nhỏ.
Cloé du Trèfle (Bỉ) có thể xem là nữ ca sĩ vinh hạnh mở màn cho hoạt động biểu diễn âm nhạc này trong buổi trình diễn kín chỗ vào tối 17/3 tại Nhà hát Tuổi trẻ, Hà Nội. Từ trước khi cô có mặt trên sân khấu, một chiếc đàn piano và 2 cây guitar dựng chờ khiến khán giả cứ ngỡ sẽ có hơn một người chơi nhạc. Tuy nhiên, tất cả là của Cloé.
Cô gái muốn được gọi bằng cái tên tiếng Việt là Hoa này đã đảm nhiệm tất cả mọi thứ sản sinh ra âm thanh trong buổi biểu diễn của mình: từ việc viết nhạc, viết lời, chuẩn bị âm thanh DJ nền, đến việc chơi tất cả các loại nhạc cụ có trên sàn diễn. Có lúc cô chơi piano hoặc guitar điện mê mải dưới màn hình trình chiếu video nghệ thuật, có khi thì chơi piano nửa đầu bài hát rồi dạo bước quanh sân khấu trước khi chuyển sang chơi guitar trong nửa còn lại ... Cloé đã quyến rũ tất thảy.
Sự đa tài, sự tự chủ và sức sáng tạo của người nghệ sĩ như Cloé ảnh hưởng tích cực tới người nghe còn hơn cả một ngoại hình bắt mắt. Khoảng 50% khán giả trong đêm nhạc Cloé Hoa là lứa tuổi học sinh, sinh viên. Các em im lặng lắng nghe và thưởng thức tài năng của nghệ sĩ. Phần đông trong con số này cũng học tiếng Pháp, thứ ngôn ngữ trong các bài hát của Cloé.
Cloé chơi piano tác phẩm "Đây không hẳn là một điệu Valse" - với phần DJ do chính cô soạn
Tác phẩm "Si j'etais voleuse" (Nếu tôi là tên trộm) - biểu diễn với guitar và clip minh họa
Ngày càng nhiều các buổi biểu diễn văn hóa và nghệ thuật từ các nước đổ vào Việt Nam trong những năm gầy đây. Các tổ chức đại diện cho Đức với thế mạnh là âm nhạc cổ điển (bao gồm giao hưởng, opera, retical, concerto...), phim nghệ thuật, phim thử nghiệm; các tổ chức khối Pháp ngữ với Jazz, DJ, các buổi retical (nghệ sĩ độc tấu), song tấu, tam tấu hay tứ tấu cổ điển, hợp xướng, phim ảnh, triển lãm, tọa đàm nghệ thuật đương đại, văn học.... Trung tâm giao lưu văn hóa Nhật cũng góp mặt với manga, hoạt hình, triển lãm, tranh ảnh, nghệ thuật đương đại và các hình thức văn hóa nghệ thuật cổ truyền của Nhật Bản như chuông gió, quạt giấy ...vv. Tất cả những hoạt động này đều được tổ chức hàng tuần, hàng tháng - được mở cửa miễn phí hoặc một mức chi phí nhỏ dành cho công chúng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Có thể nói đây là một điều kiện giao lưu và mở rộng những hiểu biết về văn hóa vô cùng thuận lợi cho giới trẻ, kèm theo đó nó cũng đặt ra những nhu cầu cấp thiết về việc Việt Nam sẽ tìm ra những điểm nhấn văn hóa nào để thu hút khán giả trẻ trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Thay vì việc rất nhiều người lớn hiện vẫn đang trách cứ các em trước làn sóng Hallyu đang xâm nhập mạnh mẽ, thì việc xây dựng một nội lực văn hóa mạnh mẽ từ trong nước, nâng cao sự hiểu biết về văn hóa thế giới vốn đa dạng, chính là màng chắn để bảo vệ trẻ em trước sự cám dỗ của các loại hình giải trí hào nhoáng và có tính chất ngắn hạn khác.
Hồ Hương Giang
- Ảnh & clip: Angellitlefire
Trong khuôn khổ Những ngày hội Quốc tế Pháp ngữ tại Việt Nam 2012, nhiều hoạt động văn hóa, nghệ thuật được tổ chức bao gồm âm nhạc, phim ảnh, hội thảo và triển lãm. Sau sự kiện giao lưu văn hóa Việt Hàn với tâm điểm là Đại nhạc hội (tối 15/3) với nhiều dấu hỏi quanh khâu tổ chức và cách yêu thích âm nhạc của giới trẻ Việt Nam, thì những hoạt động âm nhạc đầu tiên của Francophonie đã diễn ra với một cảm giác "sạch sẽ", êm đẹp và sâu lắng hơn, dù quy mô biểu diễn nhỏ.
Cloé du Trèfle (Bỉ) có thể xem là nữ ca sĩ vinh hạnh mở màn cho hoạt động biểu diễn âm nhạc này trong buổi trình diễn kín chỗ vào tối 17/3 tại Nhà hát Tuổi trẻ, Hà Nội. Từ trước khi cô có mặt trên sân khấu, một chiếc đàn piano và 2 cây guitar dựng chờ khiến khán giả cứ ngỡ sẽ có hơn một người chơi nhạc. Tuy nhiên, tất cả là của Cloé.
Cloé du Trèfle - Từ "Trèfle" trong họ của cô có nghĩa tiếng Anh là "Clover" - cỏ ba lá. Loài cỏ này nở ra những bông hoa rất đẹp. Vì thế Cloé muốn dịch sang tiếng Việt "Trèfle" có nghĩa là Hoa |
Cô gái muốn được gọi bằng cái tên tiếng Việt là Hoa này đã đảm nhiệm tất cả mọi thứ sản sinh ra âm thanh trong buổi biểu diễn của mình: từ việc viết nhạc, viết lời, chuẩn bị âm thanh DJ nền, đến việc chơi tất cả các loại nhạc cụ có trên sàn diễn. Có lúc cô chơi piano hoặc guitar điện mê mải dưới màn hình trình chiếu video nghệ thuật, có khi thì chơi piano nửa đầu bài hát rồi dạo bước quanh sân khấu trước khi chuyển sang chơi guitar trong nửa còn lại ... Cloé đã quyến rũ tất thảy.
Sự đa tài, sự tự chủ và sức sáng tạo của người nghệ sĩ như Cloé ảnh hưởng tích cực tới người nghe còn hơn cả một ngoại hình bắt mắt. Khoảng 50% khán giả trong đêm nhạc Cloé Hoa là lứa tuổi học sinh, sinh viên. Các em im lặng lắng nghe và thưởng thức tài năng của nghệ sĩ. Phần đông trong con số này cũng học tiếng Pháp, thứ ngôn ngữ trong các bài hát của Cloé.
|
Giàu hình ảnh và sự liên tưởng, âm nhạc của Cloé được sử dụng nhiều trong các bộ phim |
|
Cloé du Trèfle một mình làm chủ sân khấu với sự linh hoạt tuyệt vời |
Cloé chơi piano tác phẩm "Đây không hẳn là một điệu Valse" - với phần DJ do chính cô soạn
Tác phẩm "Si j'etais voleuse" (Nếu tôi là tên trộm) - biểu diễn với guitar và clip minh họa
Ngày càng nhiều các buổi biểu diễn văn hóa và nghệ thuật từ các nước đổ vào Việt Nam trong những năm gầy đây. Các tổ chức đại diện cho Đức với thế mạnh là âm nhạc cổ điển (bao gồm giao hưởng, opera, retical, concerto...), phim nghệ thuật, phim thử nghiệm; các tổ chức khối Pháp ngữ với Jazz, DJ, các buổi retical (nghệ sĩ độc tấu), song tấu, tam tấu hay tứ tấu cổ điển, hợp xướng, phim ảnh, triển lãm, tọa đàm nghệ thuật đương đại, văn học.... Trung tâm giao lưu văn hóa Nhật cũng góp mặt với manga, hoạt hình, triển lãm, tranh ảnh, nghệ thuật đương đại và các hình thức văn hóa nghệ thuật cổ truyền của Nhật Bản như chuông gió, quạt giấy ...vv. Tất cả những hoạt động này đều được tổ chức hàng tuần, hàng tháng - được mở cửa miễn phí hoặc một mức chi phí nhỏ dành cho công chúng tại Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh.
Có thể nói đây là một điều kiện giao lưu và mở rộng những hiểu biết về văn hóa vô cùng thuận lợi cho giới trẻ, kèm theo đó nó cũng đặt ra những nhu cầu cấp thiết về việc Việt Nam sẽ tìm ra những điểm nhấn văn hóa nào để thu hút khán giả trẻ trong nước và xuất khẩu ra nước ngoài. Thay vì việc rất nhiều người lớn hiện vẫn đang trách cứ các em trước làn sóng Hallyu đang xâm nhập mạnh mẽ, thì việc xây dựng một nội lực văn hóa mạnh mẽ từ trong nước, nâng cao sự hiểu biết về văn hóa thế giới vốn đa dạng, chính là màng chắn để bảo vệ trẻ em trước sự cám dỗ của các loại hình giải trí hào nhoáng và có tính chất ngắn hạn khác.
Hồ Hương Giang
- Ảnh & clip: Angellitlefire