“Kiến trúc chùa Việt Nam qua tư liệu Viện Bảo tồn di tích" (tập 1) dày hơn 200 trang gồm các bài viết tổng thuật khá đầy đủ về lịch sử, kiến trúc, điêu khắc, trang trí của 10 ngôi chùa điển hình trên toàn quốc.

Viện Bảo tồn di tích vừa cho ra mắt cuốn “Kiến trúc chùa Việt Nam qua tư liệu Viện Bảo tồn di tích" (tập 1) do hai tiến sĩ Hoàng Đạo Cương và Nguyễn Hồng Kiên đồng chủ biên.

{keywords}
 

Sách “Kiến trúc chùa Việt Nam qua tư liệu Viện Bảo tồn di tích” cung cấp những tư liệu quý của 10 trong số hơn 200 hồ sơ đang lưu trữ tại Viện Bảo tồn di tích về loại hình kiến trúc chùa Việt. Các di tích chùa được chọn đưa vào tập sách này cũng đa dạng...

Về mặt khảo cứu, công trình dày hơn 200 trang gồm các bài viết tổng thuật khá đầy đủ về lịch sử, kiến trúc, điêu khắc, trang trí của 10 ngôi chùa điển hình trên toàn quốc: Bối Khê, Thái Lạc, Kim Liên, Hương Trai, Thầy, Thổ Hà, Sổ, Keo Hành Thiện, Giám, Bổ Đà.. Kèm theo đó, công trình in kèm 272 ảnh tư liệu quý và 94 trang bản vẽ - trong đó có nhiều bản vẽ bằng tay - được thực hiện từ những năm 70-80 của thế kỷ trước, mà nay những bản vẽ này đã trở thành “di sản” của một thế hệ.

{keywords}
Lịch sử, kiến trúc, điêu khắc, trang trí của 10 ngôi chùa điển hình trên toàn quốc đều hiện hữu trong cuốn sách

“Kiến trúc chùa Việt Nam qua tư liệu Viện Bảo tồn di tích” có thể coi là công trình tiếp theo mạch chảy của “Kiến trúc đình làng Việt”, cũng do hai tiến sĩ Hoàng Đạo Cương, Nguyễn Hồng Kiên biên soạn và ra mắt giữa năm 2017. Sau khi ra đời, công trình này được giới chuyên môn đánh giá cao và sử dụng như một "cẩm nang đặc biệt” trong công tác tu bổ di tích hiện nay.

T.Lê