- Sáng 5/7, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga có buổi trả lời báo chí về những vấn đề xung quanh công tác thi tuyển sinh ĐH đợt 1, chuẩn bị cho đợt 2.

Thứ trưởng Bùi Văn Ga: Về cơ bản, kỳ thi đã diễn ra an toàn nghiêm túc.

{keywords}

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga động viên thí sinh trước giờ thi đại học. (Ảnh: Văn Chung)

Tuy nhiên, trong 2 môn thi Toán, Vật Lí khá nhiều em vi phạm quy chế khi mang điện thoại di động và tài liệu vào phòng thi.

Hi vọng những đợt thi tiếp theo các TS sẽ ý thức hơn về quy chế phòng thi.

- Thứ trưởng đánh giá như thế nào về công tác thanh tra trong kỳ thi này?

Khác với mọi năm, năm nay Bộ tổ chức 11 đoàn thanh tra lưu động đến các hội đồng thi không báo trước.

Cho tới giờ phút này công tác Thanh tra đã phát huy tác dụng tốt, kịp thời xử lí những hiện tượng không đúng quy chế.

Hi vọng sau đợt thi này các đoàn thanh tra sẽ rút kinh nghiệm thêm để tổ chức cho hiệu quả nhất, tức số lượng người ít nhưng hiệu quả cao.

- Theo phản ánh, tình trạng thí sinh ảo khiến các trường than lỗ. Bộ có quan tâm giải quyết vấn đề này như thế nào, thưa Thứ trưởng?

Cần thấy rằng thi ba chung có nhiều thuận lợi. Công luận và các nhà trường đa phần ủng hộ bởi nó nhẹ nhàng và xử lí được các vấn đề của một kỳ thi riêng như các trường tự tổ chức trước đây, đặc biệt là nạn dạy thêm học thêm,…Khi tổ chức 3 chung những tình trạng đó không còn tồn tại nhiều nữa.

Nhưng một trong những khó khăn là thí sinh ảo nhiều. Song phải tôn trọng quyền, nguyện vọng học sinh, không thể ngăn mỗi em chỉ nộp 1-2 hồ sơ. Các trường cũng phải chấp nhận điều này.

Chuyện bù lỗ là bình thường. Nhiều trường trên thế giới khi tuyển sinh cũng vậy thôi. Ví dụ các trường lớn trên thế giới họ cử người đi khắp nơi để tuyển người, mỗi nước một vài học sinh.

Bộ cũng đã nhắc các trường không cô lập chi phí tuyển sinh với các phần còn lại trong quá trình đào tạo.

- Đây là năm thứ 2 liên tiếp Bộ cho phép các thí sinh được mang thiết bị ghi âm ghi hình với quy định cụ thể các danh mục. Thứ trưởng cho biết kết quả, tác dụng trên thực tế của quy định này?

{keywords}

Thí sinh trong kỳ thi đại học 2013. (Ảnh: Văn Chung)

Dù vô hình nhưng quy định rất hiệu quả, hơn cả công tác thanh tra. Bởi nó tác động một cách tự động. TS dù mang hay không mang vào các thiết bị này nhưng buộc các bộ phận chức năng phải nghiêm túc, chú ý hơn.

Mùa thi ĐH,CĐ 2012 không có TS nào mang các thiết bị vào. Tới thời điểm này cũng không có em nào mang vào nhưng rõ ràng các giám thị càng thêm nghiêm túc, có trách nhiệm với công việc của mình.

Chủ trương này đã đi vào cuộc sống tốt nên không lí do gì không triển khai vào năm sau.

- Đề thi ĐH năm nay nhận được nhiều ý kiến tích cực khi gắn lý thuyết với thực tế. Đây có phải hướng ra đề thi tuyển sinh những năm tới, thưa Thứ trưởng?

Những năm gần đây, đề thi của Bộ hướng theo hướng mở, ứng dụng thực tiễn để tránh học vẹt học tủ, học thuộc lòng gây nặng nề cho học sinh và cả nhà trường và hướng học sinh tư duy, sáng tạo.

{keywords}
Thí sinh trong kỳ thi đại học 2013. (Ảnh: Văn Chung)

Đề Vật lí vừa rồi được các chuyên gia đánh giá có nhiều điểm mới, có những phần thực nghiệm được đưa vào. Cải tiến như vậy thúc đẩy các học và dạy ở bậc phổ thông. Làm sao dạy không chỉ dạy trò cơ bản kiến thức mà còn dạy các em biết ứng dụng chúng trong thực tiễn. Có như vậy kiến thức mới là của chính người học. Học thuộc lòng thi xong quên mất. Hướng dạy học là giúp trò nhớ, sau đó dùng kiến thức xử lí được những tình huống trong cuộc sống.

- Qua theo dõi ý kiến học sinh, các chuyên gia,  Thứ trưởng có nhận định gì về mức điểm sàn đại học năm nay?

Điểm sàn như thế nào, cách xác định ra sao do Hội đồng xét điểm sàn của Bộ sẽ họp quyết định rồi trình Bộ trưởng xem xét, ban hành.

Dự định thời gian họp và quyết định mức điểm sàn sẽ từ ngày 8-10/8 sau khi tất cả các trường chấm xong.

Để đưa ra nhận định cụ thể lúc này là rất khó, phải chờ kết quả chấm thi và thống kê. Nhưng qua phương tiện thông tin đại chúng phản ánh ý kiến chuyên gia và các học sinh, hi vọng là các em đã làm tốt hơn.

Nguyên nhân không phải do đề dễ mà có tính phân loại cao. Phân tầng được từng lớp thí sinh từ trung bình, khá, giỏi tới xuất sắc mới đúng là mục tiêu của đề thi tuyển sinh kỳ thi ĐH,CĐ.

Đại học chỉ dành cho học sinh có chí

- Năm nay lượng thí sinh thi liên thông lên đại học giảm. Liệu đây có phải dấu hiệu tích cực trong việc Bộ muốn nâng chất lượng hệ đào tạo này?

Thông tư 55, em nào tốt nghiệp chưa đủ 36 tháng phải thi 3 chung sau các em bình thường. Chấn chỉnh lại liên thông, không phải hệ đào tạo riêng là phương thức đào tạo nối tiếp kiến thức các em đã học ở bậc thấp hơn. Các em vẫn thi tuyển như bình thường. Sau đó học tập được rút gọn chứ không phải ưu tiên đầu vào như chúng ta và trường nghĩ.

Đào tạo theo chính quy tập trung hoặc thường xuyên tại chức. Nếu chính quy phải thực hiện đầy đủ như bình thường, cũng được kiểm tra, đánh giá như bình thường không phân biệt liên thông, chính quy nữa.

Đây là năm đầu tiên có thể nhiều em chưa chuẩn bị kịp nên còn ít. Những năm sau em nào có quyết tâm học cao hơn sẽ nộp đơn thi vào liên thông ở 3 chung.

Cần nhấn mạnh liên thông không phải bước đệm để các em học cấp tốc lên ĐH. Cấp dưới có sứ mệnh riêng như CĐ, TCCN hay nghề đều đào tạo ra người sau ra phục vụ trực tiếp cho các cộng đồng sản xuất khác nhau. Không phải chỉ nằng nặc các em muốn học cấp dưới rồi liên thông lên đại học.

Đại học chỉ dành cho em nào có đủ năng lực thực sự, có chí.

  • Văn Chung (thực hiện)