- Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận và các đại diện đến từ Ngân hàng Thế giới tại VN đã kết thúc buổi trực tuyến với độc giả VietNamNet về chủ đề phát triển nguồn nhân lực VN.  Nội dung buổi thảo luận sẽ được đăng tải vào ngày 29/11.

Gần 200 câu hỏi từ bạn đọc VietNamNet đã gửi tới các khách mời.  Các vấn đề từ triết lý giáo dục, tự dohọc thuật, chế độ cho giáo viên, sự tác động qua lại giữa môi trường gia đình –nhà trường, xã hội, kỹ năng cho người lao động tăng tính cạnh tranh, hiệu quả của đổi mới chương trình và sách giáo khoa…đã được đặt ra.

{keywords}
Các khách mời tại buổi giao lưu trực tuyến. (Ảnh: Lê Anh Dũng)

Cuối tháng 10 vừa qua, trong phiên thảo luận tổ trước các đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Bùi Quang Vinh đã cảnh báo nguy cơ tụt hậu mạnh của Việt Nam so với khu vực, thậm chí tụt hậu so với Campuchia, Lào.

Sau khi phân tích những đe dọa nhãn tiền đến từ sự vận hành của nền kinh tế, vị đại biểu sắc sảo của phiên Quốc hội này khẳng định:

"Tôi cho rằng tài nguyên lớn nhất của Việt Nam không phải là khoáng sản, dầu khí, bởi dăm năm nữa hết dầu khí thì không còn cái gì để thu. Tài nguyên lớn nhất của Việt Nam là con người".

Ngày 1/11, Việt Nam đón công dân thứ 90 triệu. Đây là thời điểm đặc biệt trong cấu trúc dân số của Việt Nam - “dân số vàng”.

{keywords}
Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phạm Vũ Luận (Ảnh: Lê Anh Dũng)

Thời cơ "dân số vàng" này lại đang đứng trước thách thức trở thành gánh nặng khi họ trở thành “dân số già” trong vài thập kỷ tới”, trước những thông tin đáng quan ngại về chất lượng dân số, đặc biệt là chất lượng nguồn nhân lực.

Điều tra lao động việc làm năm 2011 của Tổng cục Thống kê cho thấy tỉ lệ lao động qua đào tạo trên cả nước khá thấp: với nam giới là 17,4%, nữ giới là 13,7%.

Còn theo báo cáo năng lực cạnh tranh Việt Nam năm 2009, năng suất lao động của Việt Nam chỉ tương đương 14,9% của Singapore, 9% của Mỹ, 40% của Thái Lan và 52,6% của Trung Quốc.

{keywords}

Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại VN (Ảnh: Lê Anh Dũng)

Tổ chức Lao động quốc tế nhận định chất lượng việc làm của thanh niên Việt Nam từ 15-29 tuổi đang “gióng lên hồi chuông báo động” sau khi cùng Tổng cục Thống kê tiến hành cuộc điều tra quốc gia mang tên “Chuyển tiếp từ trường học tới việc làm” đầu năm nay.

Những phát biểu và con số cảnh báo nói trên đang đặt ra những đòi hỏi gì?

Ngành giáo dục - lĩnh vực đầu tiên được gắn trách nhiệm về "phát triển nguồn nhân lực" đã có nhiều kế hoạch, hoạt động để cải thiện tình trạng hiện tại.

{keywords}

Ông Christian Bodewig, Tác giả chính của báo cáo Phát triển Việt Nam 2014 của Ngân hàng Thế giới (Ảnh: Lê Anh Dũng).

Đầu tháng 10 này, Hội nghị Trung ương 8, khóa XI thông qua Nghị quyết đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo. Bộ trưởng Bộ GD-ĐT  Phạm Vũ Luận nói, đổi mới giáo dục lần này là sự thay đổi căn bản. Sẽ có nhiều quan điểm tiếp cận mới và các chương trình hành động cụ thể cho "sự thay đổi căn bản" này.

Trong năm qua, Ngân hàng Thế giới đã tập trung nghiên cứu cho báo cáo với tựa đề "Phát triển kỹ năng: Chuẩn bị lực lượng lao động cho một nền kinh tế hiện đại ở Việt Nam" với nhiều thông số đáng quan tâm.

Mời các bạn tham gia đặt câu hỏi và đối thoại với các khách mời trong chương trình thảo luận trực tuyến với chủ đề: Phát triển nguồn nhân lực Việt Nam.

Thời gian: 16h30 ngày 28/11.

Khách mời:

1. Ông Phạm Vũ Luận, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT

2. Bà Victoria Kwakwa, Giám đốc Quốc gia của Ngân hàng Thế giới tại VN

3. Ông Christian Bodewig, Tác giả chính của báo cáo Phát triển Việt Nam 2014 của Ngân hàng Thế giới

Ngay từ bây giờ, bạn đọc có thể gửi câu hỏi bằng cách bấm vào đây.

Cảm ơn các bạn.

THÔNG TIN THAM KHẢO

  • VietNamNet