- Theo dõi lộ trình đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo nước nhà GS.NGND Ngô
Văn Lệ, nguyên hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn TP.HCM cho rằng, cốt lõi của chuyện đổi mới giáo dục là phải quan tâm tới người thầy.
GS Ngô Văn Lệ: Cứ kiểu tung hỏa mù cho thấy Bộ vô cùng bị động lúng túng… |
Thưa GS, ông nghĩ gì con số 34.000 tỷ đồng được khái toán cho đổi mới toàn diện nền giáo dục?
- Một dự án lớn hoàn toàn có thể tiêu đến con số đó. Đầu tư cho phát triển không nên nói nhiều hay ít. Nhưng trong điều kiện kinh phí không có nhiều thì vấn đề quan trọng là hiệu quả. Nếu có hiệu quả thì việc trả giá 34.000 tỷ cũng không thành vấn đề.Bộ GD-ĐT đã giải thích 5 khoản chi để giải ngân cho các hạng mục công việc cần làm. GS có hài lòng với cách phân bổ này?
Dự toán kinh phí mà chung chung như vậy chứng tỏ không nắm vấn đề, lúng túng, cung cách làm việc không khoa học.
Hơn nữa, tôi thấy Bộ GD-ĐT đang rất bị động. Chỉ khi bị dư luận tra hỏi tiêu đồng tiền này như thế nào thì mới thông tin.
Điều này phản ánh cách quản lý "từ trên dội xuống" mà không hiểu ở dưới cần cái gì.
Bộ đừng thấy dư luận kêu thay đổi thì thay đổi. Bộ phải hiểu được cốt lõi, không phải nêu lên một đống việc để chi tiền...
Với những lập luận GS đưa ra - có vẻ như chưa tin tưởng vào việc đổi mới toàn diện nền giáo dục Bộ GD-ĐT đang làm?- Tôi nghĩ đây là giấc mơ của của Bộ GD-ĐT muốn giáo dục phải xứng tầm.
Rõ ràng giáo dục đổi mới là đúng nhưng đổi mới cái gì thì cần phải nghiên cứu kĩ. Không thể tự thỏa mãn cái gì ta làm, cũng không phải làm cái ta muốn lại quay ra phê phán những gì ta làm được. Mọi cuộc đổi mới phải được đánh giá khách quan, không thể chữa bệnh chung chung rồi vạch ra những cái này cái khác không thực tế.
Để đỡ tốn kém, chúng ta nên tiếp thu mô hình nước ngoài về ứng dụng trong nước, ngay cả sách giáo khoa…Giáo sư nghĩ sao?
- Đừng nghĩ mọi thứ đều là gánh nặng cho nhà nước. Trong bối cảnh hiện nay, chúng ta có thể huy động nguồn lực xã hội, nguồn lực nước ngoài.
Những lĩnh vực về Khoa học tự nhiên chúng ta có thể tiếp thu thành tựu nhân loại, có nghiên cứu. Ví dụ giáo trình các môn toán, lý, hóa có thể tiếp thu có lựa chọn. Nhưng Khoa học xã hội nhân văn luôn có tính đặc thù, làm nên một bản sắc riêng - không thể bê vấn đề triết học của nước Mỹ để về dạy ở Việt Nam được.
Ảnh Văn Chung |
Nói mô hình đào tạo của họ tốt, là tốt trong điều kiện của họ, chứ không phải trong điều kiện của ta mà cũng có hiệu quả tốt như họ. Điều này cũng có nghĩa không phải mọi vấn đề trên thế giới đều tốt, vấn đề là người phụ trách phải biết lựa chọn.
Hiện có nhiều mô hình đào tạo của các nước tiên tiến được đánh giá tốt như Anh, Mỹ, Pháp…Tuy nhiên, các mô hình này không áp dụng được ở thực tiễn Việt Nam. Mỗi nước có chuẩn mực riêng. Việt Nam có chuẩn mực của Việt Nam. Tại sao ta không nghĩ phải có bản sắc riêng mà cứ bắt chước?
Ví dụ về đào tạo tín chỉ - làm được thì rất tốt. Nhưng phải được phân tích đánh giá không làm kiểu phong trào - đừng hô hào kiểu đến năm hai ngàn mấy toàn bộ ĐH đào tạo theo tín chỉ… Anh muốn đào tạo tín chỉ phải hiểu được những điều kiện cần và đủ. Trong khi bản thân các trường dân lập đội ngũ làm sao và bản thân người hiệu trưởng triển khai đào tạo tín chỉ không hiểu được tín chỉ là gì thì học theo làm gì?
Vậy theo GS vấn đề then chốt Bộ GD-ĐT cần tập trung đổi mới hiện nay là gì?
- Tôi nghĩ quan trọng nhất vẫn là con người. Từ con người có thể giải quyết được mọi vấn đề.
Nếu như có một đội ngũ giáo viên tốt, tận tâm, nhiệt huyết có trình độ chuyên môn thì chúng ta sẽ làm được.
Và để làm được đổi mới phải trở lại chính sách đãi ngộ họ. Một người thầy không chỉ nuôi sống họ mà cần phải nuôi gia đình ở mức trung bình, không phải lên lớp đầu óc vẫn để vào những vấn đề như con đau, vợ ốm, nhà cửa túng kém…
- Cảm ơn GS!
- Lê Huyền (thực hiện)