- Ngay sau cuộc họp công bố đề án "đổi mới dạy và học các môn toán, khoa học và tiếng Anh theo chuẩn tiên tiến" thay cho chương trình Cambridge bị ngưng đột ngột. Sở GD- ĐT TP.HCM có văn bản hướng dẫn các trường thực hiện thí điểm đề án này.


{keywords}

Việc thí điểm Đề án đổi mới dạy và học các môn toán, khoa học và tiếng Anh theo chuẩn tiên tiến của TP.HCM gây nhiều tranh cãi.

Theo đó, đối tượng thí điểm là học sinh lớp 1 và lớp 6 năm học 2014 – 2015 tại các trường tiểu học và THCS tham gia thí điểm trên cơ sở tự nguyện, theo nguyện vọng của nhà trường, phụ huynh và học sinh.

Các học sinh tham gia được sắp xếp vào cùng lớp học. Sĩ số không quá 30 học sinh /lớp.

Các trường phải đảm bảo đủ chỗ học cho tất cả học sinh, có cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ thực hành thí nghiệm theo yêu cầu của chương trình.

Đối với học sinh lớp 1 phải có đơn xin học theo chương trình thí điểm của phụ huynh xin học.

Tất cả các thí sinh khi tham gia kỳ thi tiếng Anh dành cho trẻ em của Cambridge đều được nhận chứng chỉ. Thành tích của các em được thể hiện qua các ô hình khiên (logo của Cambridge) đạt được trên chứng chỉ, với số lượng tối đa là 5 hình khiên cho mỗi kỹ năng Nghe, Đọc & Viết, Nói.

Đối với học sinh lớp 6 phải đạt yêu cầu xếp loại hạnh kiểm Tốt và học lực Giỏi ở cuối năm học lớp 5; Tổng điểm thi cuối năm lớp 5 hai môn tiếng Việt, toán phải đạt từ 16 điểm trở lên; Trình độ tiếng Anh phải đạt chuẩn A2 theo khung năng lực ngoại ngữ của Bộ GD-ĐT thể hiện bằng 1 trong 3 tiêu chí đánh giá: Theo hệ thống Cambridge English: học sinh phải có chứng chỉ Flyers (số khiên phải đạt tối thiểu là 10/15 khiên).

Theo hệ thống ETS: học sinh phải có chứng chỉ TOEFL Primary bậc 2 với số huy hiệu tối thiểu là 3/4 huy hiệu (TOEFL Primary, Step 2,3 badges). Hoặc học sinh phải hoàn tất bài khảo sát đo đầu vào của chương trình (placement test).

Về nội dung dạy học và thời lượng các môn học: Các môn toán và khoa học: sử dụng nội dung giảng dạy của chương trình quốc gia Anh và bổ sung các kiến thức cần thiết theo chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình Việt Nam.

Môn tiếng Anh: sử dụng nội dung giảng dạy của chương trình quốc gia Anh đồng thời đảm bảo các yêu cầu chuẩn kiến thức, kĩ năng của chương trình Việt Nam, đáp ứng việc trang bị đầy đủ cho học sinh những kĩ năng ngôn ngữ cần thiết để có thể theo học các môn Toán, Khoa học bằng tiếng Anh.

Về thời lượng học, học sinh học các môn Tiếng Anh, Toán và Khoa học bằng tiếng Anh theo chương trình thí điểm là 6 tiết/ tuần.

Thời lượng học sinh học các môn Toán và Khoa học bằng tiếng Việt được quy định trong chương trình chi tiết của chương trình thí điểm do Sở GD-ĐT thẩm định và phê duyệt, được phổ biến trước khi bắt đầu năm học.

Nội dung cơ bản của các môn học này khi học bằng tiếng Việt là nhằm hệ thống hóa, củng cố và luyện tập các kiến thức đã học bằng tiếng Anh trong chương trình thí điểm; bổ sung kiến thức các môn Toán và Khoa học của chương trình Việt Nam.

Học sinh theo học chương trình thí điểm được đánh giá kết quả học tập theo quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT Việt Nam. Đồng thời, phải hoàn thành các bài kiểm tra, thi của cơ quan khảo thí trực thuộc Bộ Giáo dục Anh (STA).

Cuối các cấp học, học sinh theo học chương trình thí điểm vẫn kiểm tra, thi bằng tiếng Việt để được đánh giá kết quả học tập và cấp bằng tốt nghiệp cấp học theo quy định hiện hành của Bộ GD-ĐT Việt Nam.

Theo bà Phạm Hoàng Uyên, hiện phụ trách khu vực Đông Nam Á của Hội đồng khảo thí tiếng Anh Đại học Cambridge (Cambridge English Language Assessment): Chương trình Song ngữ Cambridge do CIE phụ trách hoàn toàn khác với hệ thống khảo thí tiếng Anh Starters, Movers, Flyers, KET, PET, FCE do Cambridge English Language Assessment phụ trách.

Việc chương trình Song ngữ Cambridge sẽ không được tiếp tục triển khai tại TP.HCM không ảnh hưởng gì đến việc tổ chức và triển khai thực hiện các kỳ thi nói trên tại TP.HCM.

  • Lê Huyền