- Vì sao tình trạng thiếu việc làm ở Việt Nam hiện nay vẫn còn diễn ra gay gắt? Trình bày các hướng giải quyết việc làm cho người lao động của nước ta. Đây là câu hỏi chiếm 1.5 điểm trong đề thi ĐH môn Địa lý sáng nay, 9/7.

{keywords}

HƯỚNG DẪN GIẢI ĐỀ THI TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2014

MÔN: ĐỊA LÍ - KHỐI C

Câu I

a.

* Vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa của nước ta

• Vùng đặc quyền kinh tế là vùng tiếp giáp với lãnh hải và hợp với lãnh hải tạo thành một vùng biển rộng 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Ở vùng này Nhà nước ta có chủ quyền hoàn toàn về kinh tế, các nước khác được đặt ống dẫn dầu, cáp ngầm, tàu thuyền, máy bay…được tự do hoạt động theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật biển năm 1982.

• Vùng thềm lục địa là phần ngầm dưới biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần lục địa kéo dài, có độ sâu khoảng 200 m hoặc hơn nữa.

* Việc đánh bắt hải sản của ngư dân nước ta ở ngư trường Hoàng Sa- Trường Sa có ý nghĩa quan trọng về an ninh quốc phòng. Điều này được thể hiện ở:

• Khẳng định chủ quyền và phạm vi lãnh thổ của nước ta tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

• Hai quần đảo là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất nước.

b. Tình trạng thiếu việc làm ở nước ta hiện nay vẫn còn gay gắt vì:

• Số lượng lao động tăng nhanh qua các năm trong khi nhu cầu chưa đáp ứng kịp thời dẫn tới tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm gia tăng.

• Mỗi năm nước ta có gần 1 triệu lao động mới.

• Do sự phân bố dân cư không đều, tập trung chủ yếu ở nông thôn và tình trạng đông đúc ở các đô thị lớn cũng là nguyên nhân gây ra tình trạng thất nghiệp và thiếu việc làm.

• Chất lượng nguồn lao động nước ta đang tăng lên tuy nhiên vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu của thực tế.

• Một vài nguyên nhân khác: Tình trạng khủng hoảng kinh tế chung của toàn cầu, ảnh hưởng từ các vấn đề bất ổn trên thế giới,....

Hướng giải quyết việc làm:

• Phân bố lại dân cư và nguồn lao động.

• Thực hiện chính sách dân số, kế hoạch hóa gia đình.

• Đa dạng hóa các hoạt động sản xuất, nhất là ở nông thôn, các làng nghề truyền thống.

Câu II

a. Nước ta có nhiều thế mạnh về mặt tự nhiên phát triển công nghiệp điện lực:

- Thủy điện: Nước ta có tiềm năng rất lớn về nguồn năng lượng thủy điện, đặc biệt là tập trung ở hệ thống sông Hồng, Đồng Nai, Xrêpôk, Xêxan.

- Nhiệt điện: Nhiên liệu dồi dào từ than và dầu khí.

- Ngoài ra nước ta cũng rất dồi dào các tài nguyên về năng lượng gió, Mặt Trời,...

b. 4 nhà máy điện có công suất từ 400 MW đang hoạt động ở nước ta: Nhà máy thuỷ điện Sơn La, Hoà Bình, Yaly; Trị An.

Câu III

a. Phát triển nghề cá và du lịch biển ở vùng Duyên hải Nam Trung Bộ nước ta:

* Nghề cá:

• Tất cả các tỉnh đều giáp biển.

• Có nhiều vũng vịnh đầm phá, và ngư trường trọng điểm của cả nước, biển nhiều tôm, cá và các hải sản khác.

• Tỉnh nào cũng đều có bãi tôm, bãi cá, đặc biệt có ngư trường Hoàng Sa – Trường Sa, ngư trường Khánh Hòa - Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa Vũng Tàu.

• Ngư dân có kinh nghiệm đánh bắt, chế biến thủy hải sản.

• Nghề nuôi trồng thủy hải sản được đẩy mạnh: nuôi tôm hùm, tôm sú đang được phát triển ở nhiều tỉnh, nhất là ở Phú Yên, Khánh Hòa.

• Hoạt động chế biến hải sản ngày càng đa dạng, phong phú, ví dụ như sản xuất nước mắm Phan Thiết nổi tiếng…

• Sản lượng thủy sản không ngừng tăng (2005 là 624 nghìn tấn lên 762,8 nghìn tấn năm 2010).

* Ngành du lịch biển:

• Điều kiện: Có nhiều bãi biển và hòn đảo xinh đẹp: Mỹ Khê, Non Nước, Nha Trang, Mũi Né, Cà Ná, Sa Huỳnh…

• Việc phát triển du lịch gắn liền với du lịch đảo và hàng loạt hoạt động du lịch nghỉ dưỡng, thể thao khau nhau.

• Hệ thống khách sạn nhà nghỉ tương đối phát triển, bước đầu đã đáp ứng được nhu cầu của du khách.

• Thu hút được nhiều khách du lịch quốc tế và nội địa.

b. Việc đánh bắt xa bờ đang được đẩy mạnh ở vùng này vì:

• Các loại hải sản xa bờ thường là các mặt hàng có giá trị cao, đặc biệt là nguồn cung cấp chất lượng cao cho xuất khẩu.

• Thúc đẩy phát triển tổng hợp kinh tế biển

• Mang lại giá trị cao, nâng cao thu nhập cho người dân và góp phần vào GPD của đất nước.

• Là điều kiện để cho nước ta vươn ra với thế giới.

• Đẩy mạnh đắt bắt xa bờ không chỉ có ý nghĩa về kinh tế mà còn là sự đánh dấu, bảo vệ và khẳng định chủ quyền trên vùng biển đảo.

 

{keywords}

 

{keywords}

b. Nhận xét và giải thích

• Giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp, chăn nuôi và thủy sản ở nước ta đều tăng giai đoạn 2000 – 2010.

• Trong đó tăng mạnh nhất là ngành chăn nuôi và thủy sản còn lâm nghiệp tăng chậm (dẫn chứng).

• Giá trị ngành chăn nuôi và thủy sản tăng mạnh (dẫn chứng) đặc biệt là trong năm 2005 (dẫn chứng).

• Đây là 2 ngành mang lại giá trị cao và đang được nhà nước chú trọng đầu tư, nâng cao tỉ trọng trong toàn ngành nông nghiệp.

• Tuy nhiên giá trị của 2 ngành này có xu hướng giảm từ năm 2005- 2010 (dẫn chứng). Nguyên nhân chính là do ảnh hưởng của nhu cầu thị trường, đặc biệt là cho xuất khẩu. Ngoài ra những năm gần đây việc bùng phát các dịch bệnh cũng gây ra nhiều hậu quả cho chăn nuôi và nuôi trồng thủy hải sản nước ta.

• Lâm nghiệp tăng chậm (dẫn chứng), điều này cho thấy việc tu bổ và bảo vệ vốn rừng đã mang lại hiệu quả.

Nguồn: Hocmai.vn