- Khác với sự khó khăn khi tả ngắn về mùa hè của học sinh lớp 2 là thời điểm viết văn không có dẫn chứng thực tế để quan sát thì thời điểm học trò lớp 3 viết văn kể về ngày hội vào tháng 3 rất phù hợp nhưng trò viết không dễ dàng chút nào.

TIN BÀI LIÊN QUAN


Một bài văn tả lễ hội của học sinh
Đông người đến ...  là ngày hội!

Tết Tân Mão năm 2011, em được mẹ đưa đến chùa Hà.
Mọi người từ khắp Hà Nội vào chùa đông như kiến. Em cùng mẹ đi cúng phật rồi đi hóa vàng. Hồ cá ở chùa Hà rất đẹp, có nhiều chú cá bơi lội tung tăng ở dưới hồ. Ở dưới hồ còn có nhiều tờ tiền âm phủ người đánh rơi.


Ngày hội ... có hai con gà đánh nhau, con này bay lên để cào con kia ...

Mỗi mùa xuân về, bố mẹ lại cho em về quê đi hội. Lúc mới đi qua đình đã nghe thấy tiếng nhạc. Nhạc vang lên làm cho mội người thấy vui.  Lúc mới về đến nhà bà, em đã bảo mẹ cho ra đình chơi. Mẹ đưa em ra đến đình thì em thấy những trò chơi dân gian như là kéo co, đánh đu, nhảy bao bố, ô ăn quan và nhiều trò khác. Lúc đó, mẹ mua cho em cốc chè, đang uống em nhìn vào đình thấy có đám đông đang xem chọi gà. Có hai con gà đang đánh nhau, con này bay lên để cào con kia. Còn con kia mổ lại. Còn khán giả đứng xem thì hò reo cổ vũ. Cuối cùng hai con hòa nhau.

Bỗng một con bỏ chạy, thế là kết thúc ngày hội

Quê ngoại em ở Đồ Sơn. Khi đến nơi em thấy có nhiều người đổ xô về xem hội. Bắt đầu ngày hội là những trò chơi rất vui như là đấu vật, kéo co, ném còn, đua thuyền, đánh đu, chọi gà,... Nhưng em thích nhất là trò chơi chọi trâu. Các chú trâu to, béo, khỏe mạnh đều được săm số ở lưng. Khi cả hai con trâu đều được chủ thả ra, thì cả hai con lao đầu vào nhau. Bỗng một con bỏ chạy thế là kết thúc ngày hội.


Ưu điểm của các bài văn trong cùng lớp này là mỗi trò viết một cách, không có hiện tượng bắt chước nhau. Sự chân thật ẩn chứa trong lời kể mặc dù rất vụng. Nhưng đọc từng bài thì thấy hạn chế của việc chưa hiểu rõ lễ hội, ngày hội cần kể như thế nào nên bài viết không có trọng tâm, thấy gì kể nấy, viết văn kể mà như hàn huyên trò chuyện bằng lời nói với bạn bè.

Đọc văn kể về ngày hội của một lớp học khác, cả lớp viết về ngày hội nhà trường tổ chức cho học sinh vào đầu năm nhân dịp Tết Trung thu.

Giọng văn kể của học trò có cảm xúc, chân thực, đa dạng nhưng lại hạn chế bởi ngoài ngày hội ở trường, chưa chắc học sinh đã biết cách diễn đạt để kể lại một lễ hội hay một ngày hội khác.

Mặc dù đề bài mở là điểm mạnh trong việc giúp học sinh tập làm văn tốt đồng thời biết thêm nhiều tri thức do chính các bạn mình cung cấp nhưng lại là sự khó khăn của giáo viên khi muốn giúp học sinh viết bài hay hơn vì sẽ có rất nhiều lễ hội, ngày hội học trò tham dự mà giáo viên không biết và chưa dự bao giờ để có vốn tri thức thực tế giúp cho học sinh viết bài hay hơn.

Tuy nhiên, có rất nhiều bài văn kể của học trò rất hay, như bài văn kể về ngày hội của bạn Nguyễn Thùy Linh, lớp 3B trường Tiểu học Dịch Vọng B, quận Cầu Giấy, hay các bạn Lê Phương Ly, Dương Gia Linh, Phạm Minh Hương học sinh lớp 3G trường Tiểu học Ái Mộ. Đặc biệt, hai bài văn sau của các bạn trường Tiểu học Dịch Vọng A viết thật ấn tượng:


Dương Thị Thanh Thảo, lớp 3G, trường Tiểu học Dịch Vọng A, quận Cầu Giấy.


Nguyễn Phương Thảo, lớp 3G, Trường Tiểu học Dịch Vọng A, quận Cầu Giấy.

Giúp học sinh lớp 3 viết văn kể về ngày hội hay hơn như thế nào?

Cô Nguyễn Thị Thu Hường, Phó hiệu trưởng Trường Tiểu học Ái Mộ, quận Long Biên, cho biết:

Để giúp học trò viết văn kể về ngày hội hay hơn, giáo viên (GV) lớp 3 của trường hướng dẫn học sinh sưu tầm thông tin về một ngày hội, một lễ hội (chú ý những hoạt động, trò chơi trong một ngày hội, một lễ hội).
GV tổ chức cho học trò xem video clip mô tả các hoạt động trong một ngày hội hay một lễ hội. Không chỉ vậy, ngay từ buổi họp cuối học kì I GV còn thông báo việc viết văn kể về lễ hội để phụ huynh trợ giúp con trong việc đưa con tham gia một ngày hội hay một lễ hội trước khi vào Chủ điểm Lễ hội (tuần 25, 26).

Cô Phùng Thị Hải Yến, giáo viên trường Tiểu học Dịch Vọng A, quận Cầu Giấy – cô giáo của những học sinh điểm 10 văn lớp 3, tâm sự:

Để học sinh viết văn tốt như vậy, ngay từ đầu năm học, trong từng bài học, cô luôn hướng học sinh cảm nhận vẻ đẹp của cảm xúc trong văn học qua từng bài tập đọc, chính tả, kể chuyện, tập làm văn, ... trong môn Tiếng Việt. Cô luôn xác định phần hướng dẫn cho học trò rất quan trọng. Hướng dẫn quan sát ngữ liệu, vẻ đẹp, trọng tâm của bài. Để có những bài viết hay như của Thanh Thảo, Phương Thảo,... cô rất kì công góp ý cho các bạn. Đôi khi sự góp ý xuất hiện rất nhanh khi đọc phần viết nháp của học trò. Mà góp ý nào, phân tích nào cô cũng đưa chung cho cả lớp cùng nghe để thấu hiểu.

Bắt đầu vào chủ điểm Lễ hội, cô Yến luôn định hướng cho các bạn cách viết bài văn của mình thông qua sự phân tích các ngữ liệu (Ví dụ trong bài Tập đọc “Hội vật” cô nhắc học trò : các con chú ý, bài “Hội vật” chỉ kể về đấu vật, nếu kể về một lễ hội, trong phần lễ cần kể những nghi lễ truyền thống, còn trong phần hội các con chú ý kể chung các trò chơi khi quan sát nhanh rồi kể từng trò chơi với cảm xúc riêng của mình).

Vẫn còn các bạn trong lớp cô Yến chưa dự một lễ hội nào, cô hướng dẫn các bạn tìm hiểu trên mạng Internet, quan sát sự mô tả về lễ hội qua video clip, qua hình ảnh, qua những phân tích,...

Lớp 3G của cô luôn tâm niệm một câu nhắc nhở “Học còn phải hỏi”, chính bởi vậy các bạn rất tự tin khi tự tìm hiểu tư liệu trên mạng hay hỏi bố mẹ để có kiến thức giúp việc viết văn vừa đúng trọng tâm yêu cầu của bài vừa giàu tình cảm.
Một sự thôi thúc các bạn lớp 3G viết văn hay nữa đó là việc cô Yến luôn treo các bài văn hay ở góc lớp cho các bạn cùng tham khảo. Còn các bài văn chưa hay, cô đọc để cả lớp cùng sửa nhưng tuyệt nhiên cả lớp không biết đó là bài văn ai viết. Cách như vậy giúp các bạn lớp 3G biết cách tránh những hạn chế khi viết văn và luôn yêu thích môn văn, viết văn rất hay.

Văn kể với học sinh lớp 3

Ở lớp 3, ngoài những dạng văn ứng dụng như “Viết đơn; Điền vào giấy tờ in sẵn; Tập tổ chức cuộc họp; Tập viết thư và phong bì thư; Giới thiệu hoạt động; ...” thì học trò chủ yếu tập viết văn kể: kể về gia đình, kể về hàng xóm, kể lại buổi đầu em đi học, kể lại một buổi biểu diễn nghệ thuật, kể về lễ hội, kể về ngày hội, kể lại một trận thi đấu thể thao,...

Đã có nhiều bài văn kể của học trò rất hay nhưng quan sát chung thì thấy giáo viên rất vất vả trong quá trình hướng dẫn trò viết văn kể.

Một trong những vất vả điển hình nhất là học trò thiếu nhiều trải nghiệm để thực hiện việc viết văn.

Còn quá nhiều học sinh chưa được dự một lễ hội nào hay tham dự một trận thi đấu thể thao.

Vậy nên trong bài văn kể, thay vì kể lại cảm xúc của mình, các trò lớp 3 thường thực hiện việc lắp ghép các câu văn, đoạn văn theo sự tưởng tượng không thực tế của mình.

Rất mong nhiều phụ huynh đọc bài viết này để giúp các con có những trải nghiệm trong cuộc sống, vừa thêm tri thức, vừa giúp các con viết văn kể hay hơn.


  • Mai Nhị Hà (chuyên viên Phòng Giáo dục Tiểu học, Sở GD-ĐT Hà Nội)
 
*******************
Mời các bạn tiếp tục theo dõi các bài viết dành cho học sinh lớp 4, lớp 5 vào tuần sau.