- Sau gần một tháng đăng các bài văn tiểu học, VietNamNet đã nhận được hơn 500 phản hồi của độc giả về các bài văn của HS. Đáng lưu ý, có tới hai phần ba lượng độc giả tỏ ý nghi ngờ về khả năng viết văn của các em, cho rằng có sự can thiệp của người lớn.
TIN LIÊN QUAN
Mỗi bài văn được đăng lên, hầu như đều là những phản hồi trái ngược, người thì cho rằng giống như văn ai đó đã viết, người thì xúc động vì tình cảm chân thực.
Chẳng hạn, trong “Bài văn tả người anh tham nhất Việt Nam” của em Đinh Thùy Vân, lớp 5B, Trường Tiểu học Nguyễn Trãi (Hà Nội), độc giả Justaduck nhận xét:
“Tôi băn khoăn thấy giọng văn các bé “già” quá. Đã từng chứng kiến con gái tôi được cô giáo (là bác của cháu) dạy cách viết văn theo kiểu sửa từng chữ, gợi ý cả câu, tôi e rằng những bài các bạn đang ca tụng là “ngộ nghĩnh”, “chân thực”... hóa ra lại là mượn của thầy cô. Có cô giáo còn hào hứng khoe với tôi “hôm nọ chị viết hộ một đứa học sinh bức thư thi CPU, thế là nó được giải quận đấy!”.
Độc giả tên Hạnh cũng đồng tình: “Bài tập làm văn này xuất sắc quá! Bố cục rõ và gọn, câu văn cũng như từ ngữ chính xác mà vẫn linh động nên không thể do một học sinh lớp 5 tự viết được. Đây không phải là tập làm văn mà là một bài văn hay. Yêu cầu hãy để cho các em tự viết lên bằng tâm hồn ở lứa tuổi các em!”
Trong nhiều bài văn đã đăng khác, độc giả cũng tỏ ra thiếu tin tưởng:
“Không thể tin đây là bài viết của học sinh lớp 4, nhiều tình tiết hư cấu, hoa mỹ mà học sinh lớp 4 không thể diễn đạt tốt như vậy. Bàn tay giáo viên đã nhúng vào bài viết này.” (Bài văn bé lớp 4 tả đồ chơi dân gian).
“Trước hết, có thể nói đây là bài văn đủ ý, câu cú đúng ngữ pháp và tương đối chặt chẽ. Nếu thực sự đây là bài văn của cháu bé thì rất mừng cho cháu và gia đình cháu. Nhưng tôi thực sự nghi ngờ (tôi xin lỗi trước), bản thân tôi cũng có con đang học lớp 3 và chính tôi cũng tham gia gợi ý cho con tôi viết bài văn với chủ đề "tả về người lao động trí óc mà em biết" do vậy tôi biết cách tiếp cận vấn đề của các cháu. Tôi e rằng bài văn này là của người lớn đến 80-90%. “ (Bài văn tả giáo sư của bé lớp 3).
Học sinh chưa giỏi văn, vẫn phải dùng mẫu
Giáo viên dạy văn Đặng Thị Nương, cô giáo của em Đinh Thùy Vân, tác giả "bài văn tả người anh tham nhất Việt Nam" cho biết:
“Bài văn của em Vân được làm ngay tại lớp, hoàn toàn là cảm xúc chân thực của em. Vân là một HS giỏi văn của lớp, năm ngoái đã có mặt trong đội tuyển văn của nhà trường, có cái nhìn độc đáo hơn các bạn khác.”
Cô Nương thú thực: 22 năm dạy văn, tôi phải nói thật một điều là không phải em nào cũng có khả năng viết văn, người có khả năng viết như em Vân rất hiếm. Vì thế, với những HS không có khả năng suy nghĩ độc lập, chúng tôi vẫn phải cho các em dùng đến văn mẫu.
Với những em như vậy, chúng tôi phải hướng dẫn các em biết sử dụng văn mẫu một cách hợp lý, ở mức độ thích hợp chứ không cấm hoàn toàn sử dụng văn mẫu. Nhiều bài văn mẫu là chuẩn mực về diễn đạt, về cách sử dụng từ ngữ đắt giá.
Cô Nương khuyến khích các em bộc lộ cảm xúc của mình trước, làm văn, chấm điểm xong mới đọc một bài văn mẫu trước lớp để các em so sánh với bài làm của mình để rút kinh nghiệm về bố cục, từ ngữ.
Việc copy hoàn toàn một bài văn của người khác mới là sai trái, nhưng học hỏi về cách dùng từ hay, cách mô tả đúng, cách bố cục từ văn mẫu thì hoàn toàn tốt cho các em không có năng khiếu môn văn.
Việc đòi hỏi các em bậc tiểu học phải nghĩ ra cái mới 100% ở bậc tiểu học là điều không thể, vì đây là lứa tuổi đang tập làm văn, tất nhiên có những em xuất sắc có thể làm như vậy được. Các em ở tuổi này hạn chế về vốn sống, về thực tế, về ngôn ngữ diễn đạt, cần phải được cha mẹ, giáo viên gợi ý, giúp đỡ.
Các trường tiểu học ủng hộ VietNamNet
Để có được những bài văn đăng tải trên VietNamNet, các trường tiểu học đã giúp đỡ tòa soạn rất nhiều khi tuyển chọn những bài văn của toàn trường. Các trường tiểu học như Nguyễn Trãi, Nam Thành Công, Quang Trung, Hoàng Hoa Thám, La Thành, Dịch Vọng A, Tự Nhiên…đã hưởng ứng nhiệt tình khi VietNamNet đặt vấn đề đi tìm những bài văn hay để đăng tải.
Có trường học, hoặc có những bậc phụ huynh rất e ngại công khai những bài văn của con em mình, vì cho rằng, nếu độc giả bình luận ở dưới là nghi ngờ các em dùng văn mẫu, trong khi đó là bài văn 100% các em tự viết thì sẽ gây nên tổn thương rất lớn.
Bà Mai Nhị Hà, chuyên viên Phòng giáo dục tiểu học, Sở GD-ĐT Hà Nội đã đánh giá cao việc đăng tải những bài văn hay trên VietNamNet.
Bà Hà cho rằng, việc khích lệ các em viết văn giàu cảm xúc, phù hợp với suy nghĩ hồn nhiên của lứa tuổi là một việc nên làm, dù không dễ dàng.
Bà Hà cũng công nhận, hiện nay, sự không cởi mở của các trường trong việc công bố những bài văn hay, chỉ thấy xuất hiện những bài văn “gây cười” sau mỗi kỳ thi đại học đã khiến xã hội không hiểu đúng về thực trạng dạy và học văn trong nhà trường.
Bà Hà còn “sẵn sàng giới thiệu những giáo viên giỏi văn nhất thành phố tham gia vào hướng dẫn cách viết văn hay trên VietNamNet”.
TIN LIÊN QUAN
Tặng bố 'chiếc áo hiếu thảo'
Xót con nên phải tát hiệu trưởng
Phê duyệt quy hoạch khu ĐH lớn nhất miền Bắc
Độc giả tỏ ra nghi ngờ
Xót con nên phải tát hiệu trưởng
Phê duyệt quy hoạch khu ĐH lớn nhất miền Bắc
|
Đinh Thùy Vân, tác giả 'bài văn tả người anh tham nhất Việt Nam", lớp 5B,
Trường tiểu học Nguyễn Trãi nhận quà tặng cuốn sách hay do VietNamNet trao tặng tại lớp học cho bài văn được bình chọn hay nhất
trong tuần. Vân cho biết, em thường xuyên đọc những tác phẩm kinh điển
về văn học của thế giới như Không gia đình, Truyện cổ Anđécxen… |
Độc giả tỏ ra nghi ngờ
Mỗi bài văn được đăng lên, hầu như đều là những phản hồi trái ngược, người thì cho rằng giống như văn ai đó đã viết, người thì xúc động vì tình cảm chân thực.
Chẳng hạn, trong “Bài văn tả người anh tham nhất Việt Nam” của em Đinh Thùy Vân, lớp 5B, Trường Tiểu học Nguyễn Trãi (Hà Nội), độc giả Justaduck nhận xét:
“Tôi băn khoăn thấy giọng văn các bé “già” quá. Đã từng chứng kiến con gái tôi được cô giáo (là bác của cháu) dạy cách viết văn theo kiểu sửa từng chữ, gợi ý cả câu, tôi e rằng những bài các bạn đang ca tụng là “ngộ nghĩnh”, “chân thực”... hóa ra lại là mượn của thầy cô. Có cô giáo còn hào hứng khoe với tôi “hôm nọ chị viết hộ một đứa học sinh bức thư thi CPU, thế là nó được giải quận đấy!”.
Độc giả tên Hạnh cũng đồng tình: “Bài tập làm văn này xuất sắc quá! Bố cục rõ và gọn, câu văn cũng như từ ngữ chính xác mà vẫn linh động nên không thể do một học sinh lớp 5 tự viết được. Đây không phải là tập làm văn mà là một bài văn hay. Yêu cầu hãy để cho các em tự viết lên bằng tâm hồn ở lứa tuổi các em!”
Trong nhiều bài văn đã đăng khác, độc giả cũng tỏ ra thiếu tin tưởng:
“Không thể tin đây là bài viết của học sinh lớp 4, nhiều tình tiết hư cấu, hoa mỹ mà học sinh lớp 4 không thể diễn đạt tốt như vậy. Bàn tay giáo viên đã nhúng vào bài viết này.” (Bài văn bé lớp 4 tả đồ chơi dân gian).
“Trước hết, có thể nói đây là bài văn đủ ý, câu cú đúng ngữ pháp và tương đối chặt chẽ. Nếu thực sự đây là bài văn của cháu bé thì rất mừng cho cháu và gia đình cháu. Nhưng tôi thực sự nghi ngờ (tôi xin lỗi trước), bản thân tôi cũng có con đang học lớp 3 và chính tôi cũng tham gia gợi ý cho con tôi viết bài văn với chủ đề "tả về người lao động trí óc mà em biết" do vậy tôi biết cách tiếp cận vấn đề của các cháu. Tôi e rằng bài văn này là của người lớn đến 80-90%. “ (Bài văn tả giáo sư của bé lớp 3).
|
GV dạy văn Đặng Thị Nương cho biết: Có
một hiện tượng rõ ràng là văn hóa đọc truyện ngày càng kém trong các HS.
Nhiều em chỉ thích đọc truyện tranh, câu chữ đơn giản, cộc lốc, vì thế
dẫn đến học văn rất khó khăn vì không biết diễn đạt. Muốn giỏi văn, ngôn
từ phải học theo kiểu “mưa dầm thấm lâu” nhờ hay đọc các tác phẩm văn
học nổi tiếng. |
Học sinh chưa giỏi văn, vẫn phải dùng mẫu
Giáo viên dạy văn Đặng Thị Nương, cô giáo của em Đinh Thùy Vân, tác giả "bài văn tả người anh tham nhất Việt Nam" cho biết:
“Bài văn của em Vân được làm ngay tại lớp, hoàn toàn là cảm xúc chân thực của em. Vân là một HS giỏi văn của lớp, năm ngoái đã có mặt trong đội tuyển văn của nhà trường, có cái nhìn độc đáo hơn các bạn khác.”
Cô Nương thú thực: 22 năm dạy văn, tôi phải nói thật một điều là không phải em nào cũng có khả năng viết văn, người có khả năng viết như em Vân rất hiếm. Vì thế, với những HS không có khả năng suy nghĩ độc lập, chúng tôi vẫn phải cho các em dùng đến văn mẫu.
Với những em như vậy, chúng tôi phải hướng dẫn các em biết sử dụng văn mẫu một cách hợp lý, ở mức độ thích hợp chứ không cấm hoàn toàn sử dụng văn mẫu. Nhiều bài văn mẫu là chuẩn mực về diễn đạt, về cách sử dụng từ ngữ đắt giá.
Cô Nương khuyến khích các em bộc lộ cảm xúc của mình trước, làm văn, chấm điểm xong mới đọc một bài văn mẫu trước lớp để các em so sánh với bài làm của mình để rút kinh nghiệm về bố cục, từ ngữ.
Việc copy hoàn toàn một bài văn của người khác mới là sai trái, nhưng học hỏi về cách dùng từ hay, cách mô tả đúng, cách bố cục từ văn mẫu thì hoàn toàn tốt cho các em không có năng khiếu môn văn.
Việc đòi hỏi các em bậc tiểu học phải nghĩ ra cái mới 100% ở bậc tiểu học là điều không thể, vì đây là lứa tuổi đang tập làm văn, tất nhiên có những em xuất sắc có thể làm như vậy được. Các em ở tuổi này hạn chế về vốn sống, về thực tế, về ngôn ngữ diễn đạt, cần phải được cha mẹ, giáo viên gợi ý, giúp đỡ.
Các trường tiểu học ủng hộ VietNamNet
Để có được những bài văn đăng tải trên VietNamNet, các trường tiểu học đã giúp đỡ tòa soạn rất nhiều khi tuyển chọn những bài văn của toàn trường. Các trường tiểu học như Nguyễn Trãi, Nam Thành Công, Quang Trung, Hoàng Hoa Thám, La Thành, Dịch Vọng A, Tự Nhiên…đã hưởng ứng nhiệt tình khi VietNamNet đặt vấn đề đi tìm những bài văn hay để đăng tải.
Có trường học, hoặc có những bậc phụ huynh rất e ngại công khai những bài văn của con em mình, vì cho rằng, nếu độc giả bình luận ở dưới là nghi ngờ các em dùng văn mẫu, trong khi đó là bài văn 100% các em tự viết thì sẽ gây nên tổn thương rất lớn.
Bà Mai Nhị Hà, chuyên viên Phòng giáo dục tiểu học, Sở GD-ĐT Hà Nội đã đánh giá cao việc đăng tải những bài văn hay trên VietNamNet.
Bà Hà cho rằng, việc khích lệ các em viết văn giàu cảm xúc, phù hợp với suy nghĩ hồn nhiên của lứa tuổi là một việc nên làm, dù không dễ dàng.
Bà Hà cũng công nhận, hiện nay, sự không cởi mở của các trường trong việc công bố những bài văn hay, chỉ thấy xuất hiện những bài văn “gây cười” sau mỗi kỳ thi đại học đã khiến xã hội không hiểu đúng về thực trạng dạy và học văn trong nhà trường.
Bà Hà còn “sẵn sàng giới thiệu những giáo viên giỏi văn nhất thành phố tham gia vào hướng dẫn cách viết văn hay trên VietNamNet”.
- Hương Giang
Sau gần một tháng liên tục đăng các bài
văn hay bậc tiểu học, bắt đầu từ “Bài văn tả ca sĩ Mỹ Tâm” ngày 28/2,
cho đến nay đã có 22 bài văn được đăng trên trang giáo dục của
VietNamNet. |