- Từng "làm thật" với con số dưới 50% đỗ tốt nghiệp THPT, khi được hỏi ý kiến về chủ trương "1 kỳ thi quốc gia", ông Lê Tiến
Hưng, nguyên giám đốc Sở GD-ĐT Nghệ An cho biết, ông khát khao làm giáo
dục nghiêm túc.
"Tôi luôn khao khát làm nghiêm túc"
NGƯT Lê Tiến Hưng chia sẻ: Từ kinh nghiệm thực tế tổ chức thi ở địa phương, tôi thấy điều quan trọng cấp cơ sở phải quán triệt sâu sắc chủ trương của Bộ GD-ĐT và Chính phủ. Có được sự thống nhất như vậy thì thực hiện rất dễ. Phong trào "2 không" vào thực tế triển khai năm 2006 là một ví dụ cho việc triển khai quyết liệt chỉ đạo của Chính phủ.
Với chỉ đạo của Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam về nghiên cứu triển khai "một kỳ thi
quốc gia vào năm 2015" - tôi tin lãnh đạo địa phương sẽ ủng hộ dù đâu đó sẽ còn
ý kiến này nọ.
Ảnh Lê Huyền |
Khi đã có chủ trương, địa phương cần tuyên truyền, giải thích nhận thực trong toàn ngành, cán bộ quản lí, giáo viên, phụ huynh rồi nhân dân và toàn xã hội sẽ tạo thay đổi trong hành động.
Sau đó phải tổ chức chỉ đạo thật cụ thể. Quan trọng nhất là khâu chuẩn bị. Trở lại giải quyết vấn đề nhận thức, dạy học, nhận thức, nghiên cứu quán triệt quy chế, cơ sở vật chất, tài chính,.. như trật tự, an toàn kỳ thi, các điều kiện đảm bảo cho kỳ thi an toàn suôn sẻ.
Tiến hành thi và trong quá trình thi bám theo quy chế nhưng tư tưởng chỉ đạo phải quyết liệt.
Kinh nghiệm nắm bắt đúng tư tưởng chỉ đạo và mong muốn của trên tỉnh, bộ và chính phủ thì nhân dân, cán bộ quản lí sẵn sàng vào cuộc. Không khí vận động "2 không" là có thật. Mọi người mong muốn được làm đúng thực chất là có thật.
Ở diễn đàn hội đồng nhân dân - họ chất vấn tôi nói: Suốt bao nhiêu năm dạy học tôi luôn muốn và ao ước làm thi nghiêm túc. Người dân cũng muốn vậy để khách quan công bằng. Người dạy muốn đánh giá thực chất. Có gì buồn hơn khi học sao nhãng, học không học rồi thi vẫn đậu. Đó là điều đáng buồn nhất cho người dạy.
Khi kết quả tốt nghiệp bị tụt xuống thấp, ông có bị áp lực nào không?
- Tất nhiên chịu áp lực chứ. Nhưng tôi xác định đó là việc làm khách quan cho dân, trò được sống trong môi trường trong sáng lành mạnh, học thật dạy thật thi thật. Bản thân tôi nghĩ, cần phải trang bị cho các em kiến thức, kỹ năng cần để các em vào đời lập thân, lập nghiệp....
Với vai trò là " người đứng mũi chịu sào" lĩnh vực giáo dục đào tạo ở cấp tỉnh, ông có thể chia sẻ kinh nghiệm bước qua áp lực trên dội xuống, dưới thúc lên?
Cũng mệt và mất nhiều đêm không ngủ. Thực tế, lãnh đạo không nói ra nhưng không phải ai cũng đồng tình. Cũng có so sánh về chỉ đạo của bộ không đồng đều. Nhưng tôi "bảo lưu" quan điểm làm thực xuất phát từ chỉ đạo Chính phủ, Ban thường vụ tỉnh... để làm nghiêm.
Và để làm nghiêm được, tôi đã quán triệt chủ trương tới từng trường, thầy cô giáo và phụ huynh học sinh....
Khi làm, tôi cũng lường đến tình huống kết quả tốt nghiệp không cao - nhưng đó là kết quả thực. Kinh nghiệm rút ra là người làm quản lý phải có bản lĩnh.
Phải thay đổi tư duy
Để triển khai kỳ thi 1 quốc gia vào năm tới, theo ông phải chuẩn bị những gì?
Phải thay đổi tư duy, nhận thức - đây là vấn đề khó. Bởi đụng đến lợi ích trước mắt thì ai cũng chạnh lòng. Trong giáo dục luôn có nhân văn nên đôi khi...thương trò. Nhưng về lâu dài, thực sự nghĩ cho bản thân các em, cho gia đình, rồi quốc gia, dân tộc, thì thay đổi là cần thiết.
Thí sinh dự thi tuyển sinh ĐH năm 2014. Ảnh Lê Huyền |
Có ý kiến 2007 làm quyết liệt, kết quả phản ánh đúng thực tế. Nhưng 2 năm sau tỷ lệ này lại trở về như cũ với tỉ lệ tốt nghiệp cao. Đó không phải là kết quả đổi mới ,mà chỉ là những con số làm đẹp lòng ai đó. Dù ít người tin đó là kết quả thực chất nhưng không nói ra.
Vậy "làm giáo dục thật" thì cần những yếu tố gì, thưa ông?
Nếu coi thi cử đột phá, quản lí là khâu quan trọng thì cũng cần sự quan tâm từ trên xuống.
Quan trọng nhất là thay đổi tư duy, nhận thức từ trên xuống dưới. Trước tiên là đổi mới quản lí giáo dục, hệ thống quản lí và cơ quan bộ. Thực tế đã có khát khao đổi mới - nên từ cơ quan bộ, ngoài chuyên viên, cục vụ viện, chuyên gia thì cố gắng tiếp cận hơn với thực tiễn ở các trường học.
Để các thầy cô, cán bộ quản lí họ nói thật hơn thì phải có cách tiếp cận - nếu không, họ sẽ né tránh.
Bộ nên quan tâm chỉ đạo các vấn đề vĩ mô. Tất nhiên, đề thi phải do bộ làm. Những cái khác địa phương như coi thi, tổ chức chấm thi là địa phương.
Đáng ra, phong trào "2 không" được triển khai mạnh mẽ hơn nữa trong các năm tiếp theo (2008, 2009...) thì dư luận sẽ đồng lòng. Tỉnh có tỷ lệ thấp chịu đau đi chút. Tỷ lệ tốt nghiệp của Nghệ An năm 2007 cả hai đợt đạt 68,8% (trong đó đợt 1 đạt 45,81%). Chỉ đạo quyết liệt hơn việc "dạy thật - học thật" thì mỗi năm chất lượng sẽ nhích lên.
Nhưng tôi không rõ chủ trương được thực hiện đến đâu. Đến năm 2008 khi tôi nghỉ, có những trường từ tốt nghiệp 0% tăng lên gần 100%...Đó là điều bất thường.
Chúng ta có đội ngũ làm đề thi rất giỏiÔng dự đoán những kịch bản nào sẽ xảy ra khi đổi mới thi cử vào năm 2015?
- Tổ chức vào năm 2015, cá nhân tôi cho rằng có vẻ hơi vội. Nếu có thể, thì nên công bố chủ trương và làm sau 2-3 năm đó, cho học sinh của 1 khóa học THPT biết trước chủ trương.
Còn nếu coi đây là "đột phá phải làm ngay" thì phải công bố chủ trương ngay; đồng thời chuẩn bị tâm thế chấp nhận cái mới khi vào thực tiễn sẽ khó khăn trăm bề. Cứ làm, lắng nghe, hoàn thiện và chuẩn bị hết sức chu đáo để có tinh thần cầu thị của toàn xã hội.
Ngay bây giờ cũng phải nghĩ đến quy chế thi, phải thay đổi. rồi quy chế thi
đại học. Một quy chế cho kỳ thi chung. Quy chế thi tốt nghiệp không dùng được,
không khách quan được, kết quả bị đội lên hết.
Ảnh Lê Huyền |
Thách thức lớn nhất có lẽ là cách tổ chức thi. Tôi nghĩ kỳ thi tuyển sinh ĐH, CĐ lâu nay luôn được đánh giá nghiêm túc nên thi chung giao cho các ĐH, CĐ tổ chức - lãnh đạo địa phương tham gia nhưng đại học chịu trách nhiệm trước pháp luật, bộ.
Đề thi chung cũng là vấn đề cần chuẩn bị kỹ để vừa đánh giá được chất lượng, sát chương trình và không để tỉ lệ tốt nghiệp không quá kém - nhưng phải phân hóa được để tuyển sinh ĐH. Mặt khác, khuyến khích được tư duy sáng tạo, hạn chế học thuộc lòng.... Cho nên ai làm, ngân hàng đề thi,..phải được chuẩn bị sớm và chuyên nghiệp.
Theo quan sát của ông thì đội ngũ làm đề đã sẵn sàng chưa?
Tôi tin đội ngũ chúng ta rất giỏi.
Vấn đề đặt ra cần đề cao trách nhiệm, mở rộng dân chủ, khách quan công bằng trong lựa chọn người ra đề. Nếu có điều kiện và cần thiết thì mời chuyên gia quốc tế tham dự. Và phải thực sự quyết tâm sẽ làm được....
- Cảm ơn ông!
Kiều Oanh - Văn Chung (thực hiện)