- Vấn đề được nêu ra tại hội thảo Dạy học tích hợp, dạy học phân hóa ở trường THPT đáp ứng yêu cầu đổi mới chương trình và sách giáo khoa sau 2015 tại TP.HCM ngày 5/12.
Giáo viên chưa tự tin
Cô Trương Thị Thanh Mai, khoa Sinh-Môi trường, Trường ĐH Sư phạm (ĐH Đà Nẵng) cho biết, qua khảo sát 250 giáo viên Lý- Hóa - Sinh cấp THCS của thành phố Đà Nẵng về Thực trạng triển khai và mức độ sẵn sàng với định hướng tích hợp có 91% GV cho thấy được tiếp cận với cơ sở lý thuyết liên quan đến dạy học tích hợp, 9% GV còn lại cho biết không biết gì về tích hợp.
Cô Trương Thị Thanh Mai: 9% GV trong số 250 GV dạy Lý- Hóa- Sinh THCS ở Đà Nẵng cho biết không biết gì về tích hợp |
Chỉ có 44,3% trong số GV này định nghĩa đúng khái niệm tích hợp liên môn, 40% GV nhầm lẫn khái niệm tích hợp liên môn và tích hợp đa môn.
“So với con số khảo sát của PGS.TS Nguyễn Phúc Chỉnh vào năm 2012 đối với 21 trường THPT thuộc 16 tỉnh thành với hơn 400 GV tham gia có đến 90% GV không định nghĩa được khái niệm dạy học tích hợp (DHTH) con số này tuy khả quan hơn nhưng vẫn đáng lo” - cô Mai nói
Trong khi đó ở câu hỏi vấn đề vận dụng tích hợp trong quá trình dạy học có 74,8% GV cho biết thực hiện bài giảng trên lớp theo hình thức liên hệ (63,5%) và tích hợp bộ phận 38,5%; 13% GV còn lại thực hiện tích hợp theo hình thức ngẫu nhiên, tự phát; có tới 12,2% GV còn lại chưa từng tiến hành lồng ghép giáo dục các vấn đề khác ngoài phạm vi bài học.
Mặc dù có 87% GV trong phạm vi khảo sát tham gia rất nhiều chủ đề tích hợp trong đó nhiều chủ đề đạt giải cấp thành phố và cấp quốc gia nhưng đa số GV này nhẫm lần giữa dạy tích hợp liên môn và dạy học phát triển năng lực cho người học. Nhiều GV tiếp cận định hướng DHTH rất mơ hồ, các chủ đề biên soạn tích hợp chồng chéo giữa tự nhiên và xã hội.
Về thái độ của GV đối với định hướng tích hợp liên môn Lý – Hóa – Sinh có 80,9 % GV cho rằng cần thiết, 77,4% GV tin định hướng này hoàn toàn khả thi. Tuy nhiên có 37% GV hoang mang trước định hướng do chưa có sách giáo khoa cụ thể (71,3%); 20% GV nói định hướng không rõ ràng.
49,6% GV bày tỏ chưa tự tin khi dạy học tích hợp do chưa được đào tạo và cần được đào tạo bằng cách được hỗ trợ về chuyên môn, 29,6% GV muốn dạy thử nghiệm tích hợp dưới sự góp ý của chuyên gia.
Về nguồn trang bị kiến thức tích hợp, 92,4% ý kiến cho hay họ nhận kiến thức từ tập huấn, trong đó tiếp thu từ phòng GD chiếm 48,01%. Các trường ĐH đóng vai trò rất thấp trong việc đào tạo giáo viên theo hướng tích hợp (3,57%) có 46,03% ý kiến cho biết họ phải tự tìm hiểu.
Trong khi đó qua khảo sát 249 giáo viên tại 6 trường THPT tại TP.HCM, TS Phạm Thị Lan Phượng khẳng định: có 2,4% trong số GV này không hiểu dạy học phân hóa (DHPH) là gì.
Ngoài có 28% GV không muốn bàn luận gì về đổi mới giáo dục và chủ trường đổi mới chương trình, sách giáo khoa; Một lượng lớn giáo viên chưa bao giờ áp dụng DHTH và DHPT và chỉ có 30% số GV đồng ý “thay chương trình” để thúc đẩy DHTH, DHPH.
TS Dương Thị Hồng Hiếu : Muốn dạy học tích hợp, phân hóa giáo viên phải biết tích hợp, phân hóa là gì |
Ở một khía cạnh khác, ông Đoàn Dũng, giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Ngãi cho biết thời kì hội nhập yêu cầu phải biết một ngoại ngữ (phổ biến tiếng Anh) nhưng qua một nghiên cứu ở Quảng Ngãi trong tổng số 1 GS, 1 PGS, 69 TS và 796 thạc sĩ nhưng chỉ có 5 người nói được tiếng Anh. Ngoài ra khảo sát 600 GV tiếng anh từ tiểu học đến THPT chỉ có 13% GV tiểu học,11% GV THCS và chưa đến 5% GV THPT đạt chuẩn.
Nhiều giải pháp
Theo TS Dương Thị Hồng Hiếu, Trường ĐHSP TP.HCM cho biết nhiều giáo viên hiện nay chưa hiểu rõ tích hợp, phân hóa là gì. Nhiều giáo viên dạy tích hợp mới chỉ dừng ở mức độ ghép, đưa ra nhiều liên hệ đang làm loãng kiến thức trọng tâm và dưa thừa nhiều kiến thức không phù hợp.
Theo vị TS này muốn thực hiện được DHTH, DHPH đầu tiên giáo viên phải hiểu rõ dạy tích hợp, phân hóa là gì. Trách nhiệm này thuộc các Sở GD-ĐT, các cơ quan hướng dẫn giáo viên lựa chọn những chủ đề tích hợp…Ngoài ra giáo viên trước khi dạy nên bàn bạc đưa ra những bài học phù hợp.
Ý kiến cô Nguyễn Thị Ngọc Linh, GV THPT Phan Văn Trị, Giồng Trôm, Bến Tre cho biết có 9 năng lực giáo viên phải có sau 2015 để đáp ứng DHTH,DHPH gồm chuẩn đoán nhu cầu và đối tượng dạy học; xây dựng thiết kế kế hoạch dạy học; tổ chức và giải quyết vấn đề trong thực tiễn dạy học; đánh giá kết quả hoạt động dạy học; tự học, nghiê cứu, giáo dục, bồi dưỡng…
Ở mức độ vĩ mô PGS.TS Ngô Minh Oanh, viện trưởng Viện nghiên cứu sư phạm, ĐH SP TP.HCM đề xuất nên duy trì hệ thống giáo dục phổ thông như 12 năm hiện nay trong đó chú trọng tích hợp tối đa ở cấp học dưới, phân hóa ở cấp học trên, các lớp cuối cấp THCS, THPT.
Duy trì tích hợp xuyên môn, liên môn như môn Tự nhiên và Xã hội lớp 1,2,3; Khoa học lớp 4,5; Lịch sử và Địa lý lớp 4,5. Ở bậc THCS,THPT tích hợp trong cùng môn học, liên môn, đa môn với các môn học khác theo nhóm môn hay giữa các môn có kiến thức giao thoa.
Ngoài ra thực hiện việc phân hóa ở THPT thành hai giai đoạn theo kiểu “tú tài bán phần” và “tú tài toàn phần” trong giáo dục ở Việt Nam thời Pháp, Mỹ….
Ông Đoàn Dũng khẳng định, từ nay Quảng Ngãi yêu cầu tuyển giáo viên dạy tiểu học phải có bằng tiếng Anh B1, dạy THCS bằng B2 và THPT phải có bằng C1.
Bộ GD-ĐT chưa có danh sách làm chương trình
Ông Nguyễn Anh Dũng, thành viên ban chỉ đạo đổi mới chương trình SGK (Bộ GD-ĐT) cho biết, Bộ thống nhất không lấy SGK nước ngoài nhưng hiện tại Bộ chưa “dứt khoát” danh sách cá nhân làm chương trình.
Ở một lĩnh vực khác giáo viên là vấn đề cốt tử đối sau 2015 vẫn chưa sự chuẩn bị cho giáo viên về dạy học tích hợp, phân hóa.
Ông Đoàn Dũng, giám đốc Sở GD-ĐT Quảng Ngãi |
Ông Dũng cho hay, dự kiến sau năm 2015 ở cấp học Tiểu học sẽ tích hợp xuyên môn đối với hai lĩnh vực KHTN, KHXH, tăng cường tích hợp trong nội bộ môn học và tích học đa môn ở những môn học Toán, Tiếng Việt, Lối sống...;
Bậc THCS tích hợp liên môn ở hai môn KHTN, KHXH. Ở những môn khác tích hợp trong nội bộ môn học và đa môn;
Bậc THPT chủ yếu tích hợp trong nội bộ môn học và có những môn học tích hợp xuyên môn đối với KHTN và KHXH (môn tự chọn).
Ở phân hóa không phân ban, thực hiện theo hình thức tự chọn (khoảng 4 môn bắt buộc) mở rộng thêm môn Công dân với tổ quốc.
Lê Huyền