- Với nhiều bậc phụ huynh, việc chấp nhận con mình là một đứa trẻ cá biệt là khá khó khăn. Chúng mình cũng vậy.
Chặng 1: Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng (lạc quan không?!)
Con mình ngoan mà. Con là đứa trẻ nhạy cảm, giàu lòng nhân ái, hiểu chuyện và hào hiệp. Con thích các loại luật lệ và nghiêm chỉnh tuân thủ các loại luật lệ. Với mình, con chỉ hơi nóng nảy thôi.
Hình minh hoạ.Nguồn ảnh: mi9 |
Chặng 1: Biết mình biết người, trăm trận trăm thắng (lạc quan không?!)
Con mình ngoan mà. Con là đứa trẻ nhạy cảm, giàu lòng nhân ái, hiểu chuyện và hào hiệp. Con thích các loại luật lệ và nghiêm chỉnh tuân thủ các loại luật lệ. Với mình, con chỉ hơi nóng nảy thôi.
Mẹ Việt "trị" con cá biệt kiểu Thụy Điển Mẹ Việt dạy con cách xin lỗi như Tây Mẹ Việt chọn roi mẹ Hổ hay kẹo chú Sam? Mẹ Việt, đừng 'nửa kín nửa hở' với sex |
Nhưng sau khi trao đổi với thầy cô, bác sỹ, mình thực sự hiểu là con có vấn đề của con. Khi một đứa trẻ hát váng lên khi đi qua nghĩa địa điều đó không có nghĩa là nó dũng cảm. Chẳng qua là nó quá sợ hãi.
Mình đã quên mất rằng con mình cũng có những mối lo lắng, những sợ hãi, những khó khăn và con tìm mọi cách để giải quyết, hay che đậy nó bằng mọi thứ hành vi kỳ cục. Mình đối xử với con công bằng và tôn trọng như một người lớn nhưng mình đôi khi mình quên mất con vẫn là một đứa trẻ và con cần phải được nhìn nhận như một đứa trẻ.
Mình khen ngợi và khuyến khích con làm việc tốt để con không hạn chế làm việc sai lầm nhưng vô tình mình khoác gánh nặng lên con khi con luôn phải gồng lên để làm "anh hai siêu sao". Mình và chồng phân chia chức phận: nhà in tiền và nhà giáo dục. Rốt cục, đó là sai lầm. Mình là một nhà giáo dục thất bại và nhà in phải tạm nghỉ một số chức năng kinh tế để chuyển sang làm công tác giáo dục.
Bọn mình gặp gỡ thầy cô giáo của con để tìm hiểu các vấn đề của con ở trường. Từ đó, đối chiếu với các vấn đề con biểu hiện ở nhà để tìm hiểu thực sự con có những vướng mắc gì, tại sao. Một số biểu hiện của con mà mình nghi do bệnh lý (tăng động, khó tập trung) mình đến gặp bác sỹ của con để trao đổi. Mình và cô giáo cũng thường xuyên gặp gỡ, trao đổi với con về các vấn đề của con. Từ đó, mẹ - con, thầy-trò thảo luận cách thức để giải quyết từng chuyện một.
Chấp nhận con mình "có vấn đề" và giúp con hiểu ra những khuyết điểm của con (mà không kèm theo chỉ trích, phê phán) là bước tiến đầu tiên của mẹ con mình.
Chặng 2: Làm bạn với con
Làm bạn với con, nghe thì dễ mà làm thì khó. Mình luôn biết rằng hai mẹ con mình rất gắn bó. Con có chuyện gì cũng kể mẹ nghe. Nhưng nghe thấy và lắng nghe là hai kỹ năng khác nhau. Mình thường phản ứng nhanh bằng việc đón lời, đoán nội dung câu chuyện con kể hoặc buông ra hàng loạt các phân tích, giáo huấn hay cảm thán này nọ. Con thường cáu kỉnh vì "mẹ không nghe", hoặc lảng đi vì "mẹ nói quá nhiều".
Đặc biệt khi con nói về vấn đề của con, mình thường tá hỏa tam tinh và hỏi xem sau đó con có bị trừng phạt hay thầy cô có giận con không. Rồi mình khuyên nhủ, răn đe, dặn dò con đủ kiểu. Càng ngày, con càng ít kể chuyện ở trường với mình. Câu hỏi: "Hôm nay ở trường thế nào hả con?" thường được con trả lời qua quít với một cái nhún vai: "Bình thường" - kể cả những hôm con thực sự gặp sóng gió ở trường.
Làm bạn với con thật khó khi mà bạn về nhà lúc 5h30 rồi tất tả đi đón con, rồi cơm nước, dọn dẹp rồi cho con đi ngủ sớm. Liệu bạn có thật sự lắng nghe con nói khi bạn còn đang bận gọi điện khất cô giáo của em con vì bạn sẽ đến đón em muộn ít phút. Liệu bạn có lắng nghe khi vừa bế em vừa nấu ăn trong khi con muốn nói chuyện. Liệu có sẵn sàng dẹp mấy chuyện đó qua một bên để quay sang nói chuyện nghiêm túc và lắng nghe con hay bạn sẽ nói "để sau đi con" rồi sau đó quên béng mất.
Với con mình, nhiêu đó cũng đủ để con giận và không còn muốn nói gì với mẹ nữa. Thế rồi khi bạn đang loay hoay rửa dọn thì con muốn bạn chơi cùng. Bạn có vui vẻ chơi cùng con hay quát con hãy tự chơi đi. Mình cứ ước mình có 3 đầu 6 tay để có thể hoàn thành mọi việc mà vẫn luôn luôn lắng nghe con và chơi cùng con như một người bạn.
Mình đâm ra mất ngủ và làm việc kém tập trung. Kể chuyện với sếp, sếp bảo: "Hãy đem kỹ năng mà chị xử lý công việc, tháo gỡ vướng mắc ra mà dạy con. Tôi luôn nghĩ chị là một người đàm phán rất tốt đấy". Ừ nhỉ, thế mà mình quên. Khi trao đổi với đối tác, mình đâu có khi nào vừa nghe họ nói vừa gọi điện cho người khác. Khi mình không thể nói chuyện với đối tác, mình đâu có gắt lên: "Anh không thấy tôi đang bận à".
Mình đâu có khi nào quên feedback (phản hồi) cho đối tác. Mình sẽ hẹn một cuộc hẹn để hai bên có thời gian trao đổi chứ đâu có khi nào tranh thủ vừa làm việc nọ việc kia vừa lơ đễnh hỏi chuyện đối tác đâu. Khi đối tác nêu khó khăn của họ, mình đâu có mắng vốn họ mà chỉ hỏi xem mình có thể giúp được gì để hai bên cùng có lợi. Mình đâu có khi nào lên lớp đối tác phải thế nọ thế kia mới hay mới phải khi họ không trưng cầu ý kiến của mình. Mình càng không khi nào lớn tiếng, nạt nộ hay nói dai, nói dài, nói dại. Con mình là một đối tác đặc biệt, mình càng không thể nào coi thường được.
Mình lấy lại được niềm tin với con nhờ việc tắt điện thoại mỗi khi mẹ và con "làm việc". Nếu mình đang bận, mình hẹn rõ ràng với con khi nào mình sẽ nói chuyện lại với con và đảm bảo không quên. Mình lắng nghe mọi vui buồn của con mà không kèm theo một chỉ trích, phân tích nào. Đôi khi, con chỉ cần một người lắng nghe con còn mình thì cần suy nghĩ rất nhiều trước khi buông ra một lời chỉ trích.
Mình khuyến khích con đưa ra các giải pháp của con rồi thảo luận so sánh giữa các giải pháp của cả hai mẹ con để chọn những cách nào con thấy ổn hơn cả. Khi con đã tin tưởng mẹ trở lại, con dễ dàng kể chuyện của con. Con hỏi ý kiến mình khi con gặp khó khăn và mình có nhiều cơ hội để tâm sự, khuyên nhủ con vào nhiều lúc khác nhau. Ông xã mình trở thành "bạn game" với con để định hướng trò chơi và kiểm soát thời gian chơi của con. "Cánh đàn ông" còn có nhiều việc khác để làm cùng nhau nữa.
Một ngày tháng 3, con mang một quả táo từ trường về. Quả táo này con được thưởng nhờ phụ việc một buổi trưa trong bếp ăn nhà trường. Con để phần cho mẹ vì mẹ là bạn tốt nhất của con. Đấy là quả táo ngon nhất từ trước đến giờ mà mình từng được ăn.
Mẹ KiKi
Mẹ KiKi đã dạy đứa con được cho là "cá biệt" này như thế nào? Mời các bạn và các bố mẹ cùng theo dõi tiếp ở các phần sau! |