- Cứ hẹn lại lên, năm nay khi mùa tuyển sinh vào lớp 1 tại Hà Nội chuẩn bị bắt đầu không khí ở một số trường đã căng thẳng, hồi hộp chẳng khác gì “cuộc chiến”.
7h sáng ngày 28/5, mọi con đường xung quanh cổng Trường Tiểu học Dân lập Đoàn Thị Điểm (Khu đô thị Mỹ Đình, Hà Nội) đều tắc nghẽn. Xe máy, ô tô của phần nhiều là phụ huynh đưa con đến tuyển sinh vào lớp 1 của trường để kín các lối đi.
Trong sân trường, không khí càng trở nên nóng bỏng. Phụ huynh đứng ngồi nhấp nhô dưới sân trường, trên ghế đá, trong phòng chờ,…tất cả các vị trí không vị phạm đến khu vực tuyển sinh. Năm nay trường tuyển 400 chỉ tiêu nhưng có tới gần 1400 hồ sơ đăng kí nên trường phải chia các cháu kiểm tra thành 3 đợt.
Ngồi quạt mát, an ủi con, chị Huyền, nhà ở Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội cho biết: “Cháu gái nhà mình lực học thì rất yên tâm, nhưng cháu dát người, thấy đông nên khóc. Nữa là trước cháu có thời gian học Trường Tiểu học dân lập Lê Quý Đôn, quen các bạn bên đó, không thích thi bên này. Bố mẹ dỗ dành mãi mới chịu yên được.”
Trong lúc làm thủ tục cho các cháu tiếp theo, nhiều phụ huynh vì con khóc quá phải theo đến điểm các cháu xếp hàng an ủi mãi. Một số cháu vẫn không ngừng khóc khi lên đến phòng thi, đòi mẹ, đòi về. Các giám thị vòng ngoài phải động viên bằng đủ mọi cách. Cháu nào không vào thi được ngay sẽ được cho thi ở lượt tiếp.
Chị Huyền cũng cho biết để cho cháu thi ở trường này, cách đây 3 tháng gia đình đã cho cháu đi học thêm ở Trường Tiểu học dân lập Lê Quý Đôn với 12 buổi, trọn gói là 2,5 triệu đồng. Một phụ huynh cũng có con thi tuyển vào lớp 1 của trường cho biết: Nếu sinh hoạt ở CLB tại trường, học phí là 3 triệu đồng/3 tháng.
Đề thi không khó?
Cấu trúc kiểm tra học sinh của Trường Đoàn Thị Điểm được tiến hành qua các bước gồm trắc nghiệm IQ và kiểm tra khả năng kể chuyện của các cháu, cuối cùng là kiểm tra ngoại ngữ.
Trao đổi với VietNamNet, cô Nguyễn Thị Hiền, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Nhiều người xem, nói đề khó nhưng cứ nhìn nhiều cháu chỉ sau hướng dẫn của cô 5-10 giây đã làm và làm gần như đúng 100%. Việc ra đều của nhà trường gần 20 năm qua đều tiến hành theo phương pháp này. Nhà trường không gặp khó khăn gì trong khâu ra đề cả”.
Đánh giá về chất lượng đề thi năm nay của các cháu, cô Hiền thông tin: “Qua quan sát các cháu làm bài và phần chấm sơ bộ của giáo viên tôi thấy đa phần các cháu đều làm bài khá tốt, đánh giá đề khi không khó”.
Về cách ra đề của nhà trường, cô Hiền cho hay: “Đề kiểm tra trắc nghiệm tiếng Pháp của trường dựa theo phần kiểm tra trắc nghiệm của Bộ, không phải tự nhiên nghĩ ra. Tuyển đầu vào tiếng Anh thì chúng tôi làm giống như Bộ, có tham khảo thêm của nước ngoài”.
Cháu Mai Hồng Anh rất tự tin khi được hỏi có làm bài tốt không. Theo Hồng Anh thì mấy bài đó cháu làm rất tốt, đặc biệt là phần kể chuyện. Những bạn cùng phòng thi với Hồng Anh cũng đều có chung tâm lý như vậy.
Tương tự, Thế Anh (Ba Đình, Hà Nội) cũng rất tự tin trả lời đề dễ và cháu làm được hết. Không có câu nào khó. Phần thi tiếng Anh thì đọc theo cô nên cũng không khó.
Còn anh Trần Việt Thái (Mỹ Đình) lại thấy đề thi khá khó so với tuổi của các cháu. Các cháu vẫn tuổi ăn, tuổi chơi. Cháu nào được đi học thêm tiếp xúc nhiều với các dạng bài này thì dễ chứ nhiều cháu vào phòng nhìn mấy bài này không khỏi bỡ ngỡ. Đến mình, xem các đề thi năm trước cũng thấy hơi quá sức so với các cháu.
Hôm nay cháu nội của PGS.TS, Nhà giáo ƯT Đặng Quốc Thống, Hiệu trưởng Trường THPT Dân Lập Đoàn Thị Điểm cũng có mặt để tham dự kì tuyển sinh vào lớp 1 của trường. “Cháu còn ốm sốt nhưng vẫn phải cố gắng thi. Năm ngoái cháu của mình cũng phải thi đầu vào” – cô Hiền chia sẻ.
Cô cũng khẳng định: “Tất cả các cháu muốn vào học ở đây thì dù là con của Bộ trưởng cũng phải thi, không thi thì không được học. Trước có Vị thứ trưởng cũng thắc mắc chuyện này nhưng mình làm rất nghiêm, không thi không được học. Trước khi vào phòng thi, các bé được đánh số thứ tự thay vì gọi tên để tránh trường hợp người quen, người nhà”.
“Đã vào đây học thì con “ông to” hay “ông bé”, người giàu hay nghèo đều được cư xử như nhau”- thầy Thống ngồi cạnh bên chia sẻ: “Cũng vì giữ được những nguyên tắc đối xử công bằng, công tâm nên trường mới được lòng mọi người”.
“Thực ra nếu chỉ có dưới 400 hồ sơ nộp vào, trường sẵn sàng nhận tất cả các cháu”- cô Hiền tâm sự. Theo cô: “Không có lí do gì để các cháu không thể tiến bộ trong môi trường đào tạo như thế này cả”.
Chùm ảnh: Không khí căng thẳng cuộc thi tuyển sinh vào lớp 1, Trường Tiểu học Dân lập Đoàn Thị Điểm, Hà Nội:
Văn Chung – Hà Tạ
XEM THÊM
Học viên cao học "vắt óc" với đề lớp 1
Đề thi 'vượt vũ môn' vào lớp 1
Thử sức với đề thi lớp 6 trường Marie Curie
'Rừng hồi xứ Lạng" trong đề thi vào lớp 6
Mách bạn trúng tuyển lớp 6 Trường Marie Curie
“Nóng” cả vòng trong, vòng ngoàiĐề thi 'vượt vũ môn' vào lớp 1
Thử sức với đề thi lớp 6 trường Marie Curie
'Rừng hồi xứ Lạng" trong đề thi vào lớp 6
Mách bạn trúng tuyển lớp 6 Trường Marie Curie
7h sáng ngày 28/5, mọi con đường xung quanh cổng Trường Tiểu học Dân lập Đoàn Thị Điểm (Khu đô thị Mỹ Đình, Hà Nội) đều tắc nghẽn. Xe máy, ô tô của phần nhiều là phụ huynh đưa con đến tuyển sinh vào lớp 1 của trường để kín các lối đi.
Phụ huynh ngồi chờ con dưới sân trường. |
Trong sân trường, không khí càng trở nên nóng bỏng. Phụ huynh đứng ngồi nhấp nhô dưới sân trường, trên ghế đá, trong phòng chờ,…tất cả các vị trí không vị phạm đến khu vực tuyển sinh. Năm nay trường tuyển 400 chỉ tiêu nhưng có tới gần 1400 hồ sơ đăng kí nên trường phải chia các cháu kiểm tra thành 3 đợt.
Ngồi quạt mát, an ủi con, chị Huyền, nhà ở Đông Ngạc, Từ Liêm, Hà Nội cho biết: “Cháu gái nhà mình lực học thì rất yên tâm, nhưng cháu dát người, thấy đông nên khóc. Nữa là trước cháu có thời gian học Trường Tiểu học dân lập Lê Quý Đôn, quen các bạn bên đó, không thích thi bên này. Bố mẹ dỗ dành mãi mới chịu yên được.”
Cách đó, cạnh bàn ngồi chờ của phụ huynh cũng là điểm ngăn cách với khu vực tuyển sinh, nhiều phụ huynh nhấp nhổm ngóng chờ con đang thi đợt 1 trên các phòng học của trường với gương mặt đấy ưu tư.
Trong lúc làm thủ tục cho các cháu tiếp theo, nhiều phụ huynh vì con khóc quá phải theo đến điểm các cháu xếp hàng an ủi mãi. Một số cháu vẫn không ngừng khóc khi lên đến phòng thi, đòi mẹ, đòi về. Các giám thị vòng ngoài phải động viên bằng đủ mọi cách. Cháu nào không vào thi được ngay sẽ được cho thi ở lượt tiếp.
BẤM ĐỂ XEM CLIP CÁC BÉ MẾU MÁO TRONG NGÀY TUYỂN SINH LỚP 1,
TRƯỜNG TIỂU HỌC DÂN LẬP ĐOÀN THỊ ĐIỂM (HÀ NỘI)
TRƯỜNG TIỂU HỌC DÂN LẬP ĐOÀN THỊ ĐIỂM (HÀ NỘI)
Chị Huyền cũng cho biết để cho cháu thi ở trường này, cách đây 3 tháng gia đình đã cho cháu đi học thêm ở Trường Tiểu học dân lập Lê Quý Đôn với 12 buổi, trọn gói là 2,5 triệu đồng. Một phụ huynh cũng có con thi tuyển vào lớp 1 của trường cho biết: Nếu sinh hoạt ở CLB tại trường, học phí là 3 triệu đồng/3 tháng.
Đề thi không khó?
Cấu trúc kiểm tra học sinh của Trường Đoàn Thị Điểm được tiến hành qua các bước gồm trắc nghiệm IQ và kiểm tra khả năng kể chuyện của các cháu, cuối cùng là kiểm tra ngoại ngữ.
Trao đổi với VietNamNet, cô Nguyễn Thị Hiền, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Nhiều người xem, nói đề khó nhưng cứ nhìn nhiều cháu chỉ sau hướng dẫn của cô 5-10 giây đã làm và làm gần như đúng 100%. Việc ra đều của nhà trường gần 20 năm qua đều tiến hành theo phương pháp này. Nhà trường không gặp khó khăn gì trong khâu ra đề cả”.
Đánh giá về chất lượng đề thi năm nay của các cháu, cô Hiền thông tin: “Qua quan sát các cháu làm bài và phần chấm sơ bộ của giáo viên tôi thấy đa phần các cháu đều làm bài khá tốt, đánh giá đề khi không khó”.
Bé trong phần thi kể theo chuyện tranh. |
Về cách ra đề của nhà trường, cô Hiền cho hay: “Đề kiểm tra trắc nghiệm tiếng Pháp của trường dựa theo phần kiểm tra trắc nghiệm của Bộ, không phải tự nhiên nghĩ ra. Tuyển đầu vào tiếng Anh thì chúng tôi làm giống như Bộ, có tham khảo thêm của nước ngoài”.
Cháu Mai Hồng Anh rất tự tin khi được hỏi có làm bài tốt không. Theo Hồng Anh thì mấy bài đó cháu làm rất tốt, đặc biệt là phần kể chuyện. Những bạn cùng phòng thi với Hồng Anh cũng đều có chung tâm lý như vậy.
Tương tự, Thế Anh (Ba Đình, Hà Nội) cũng rất tự tin trả lời đề dễ và cháu làm được hết. Không có câu nào khó. Phần thi tiếng Anh thì đọc theo cô nên cũng không khó.
Còn anh Trần Việt Thái (Mỹ Đình) lại thấy đề thi khá khó so với tuổi của các cháu. Các cháu vẫn tuổi ăn, tuổi chơi. Cháu nào được đi học thêm tiếp xúc nhiều với các dạng bài này thì dễ chứ nhiều cháu vào phòng nhìn mấy bài này không khỏi bỡ ngỡ. Đến mình, xem các đề thi năm trước cũng thấy hơi quá sức so với các cháu.
Con Bộ trưởng không thi cũng không được vào!
Hôm nay cháu nội của PGS.TS, Nhà giáo ƯT Đặng Quốc Thống, Hiệu trưởng Trường THPT Dân Lập Đoàn Thị Điểm cũng có mặt để tham dự kì tuyển sinh vào lớp 1 của trường. “Cháu còn ốm sốt nhưng vẫn phải cố gắng thi. Năm ngoái cháu của mình cũng phải thi đầu vào” – cô Hiền chia sẻ.
Cô cũng khẳng định: “Tất cả các cháu muốn vào học ở đây thì dù là con của Bộ trưởng cũng phải thi, không thi thì không được học. Trước có Vị thứ trưởng cũng thắc mắc chuyện này nhưng mình làm rất nghiêm, không thi không được học. Trước khi vào phòng thi, các bé được đánh số thứ tự thay vì gọi tên để tránh trường hợp người quen, người nhà”.
“Đã vào đây học thì con “ông to” hay “ông bé”, người giàu hay nghèo đều được cư xử như nhau”- thầy Thống ngồi cạnh bên chia sẻ: “Cũng vì giữ được những nguyên tắc đối xử công bằng, công tâm nên trường mới được lòng mọi người”.
“Thực ra nếu chỉ có dưới 400 hồ sơ nộp vào, trường sẵn sàng nhận tất cả các cháu”- cô Hiền tâm sự. Theo cô: “Không có lí do gì để các cháu không thể tiến bộ trong môi trường đào tạo như thế này cả”.
Chùm ảnh: Không khí căng thẳng cuộc thi tuyển sinh vào lớp 1, Trường Tiểu học Dân lập Đoàn Thị Điểm, Hà Nội:
Bố mẹ động viên con trước khi thi. |
Phụ huynh và con tranh thủ làm các bài tập trắc nghiệm hình trên máy tính bảng. |
Bé đùa nghịch, tết tóc cho mẹ trong khi đợi đến đợt thi… |
Hay hí hoáy với điện thoại của bố mẹ. |
Mẹ lau mồ hôi cho con trước khi vào phòng thi. |
Bé được chỉ dẫn vị trí ngồi theo mã số của mình. |
Kiểm tra giấy tờ của các cháu trước khi lên phòng thi. |
Bé mếu máo khi phải xa bố mẹ. |
Những gương mặt hồn nhiên nhưng cũng khá lo lắng của các bé trước giờ thi. |
Trước khi nhận phòng, tất cả các bé sẽ được đeo mã số riêng. Thay vì để các cô gọi tên, tuổi, các cháu sẽ vào phòng thi theo mã số trên để tránh hiện tượng có thể xảy là việc “châm trước” của một số thầy cô. |
Bé trong phần thi kể theo chuyện tranh. |