Độc giả Việt Nam nên chú ý về những điều mà cuốn sách đã hé lộ về môi trường
làm việc trong lòng nước Mỹ. Người Mỹ luôn bị ám ảnh với sự thành công, địa vị
và sự thăng tiến trong xã hội
TIN LIÊN QUAN
'Chiến ca mẹ Hổ' tới Việt Nam
Trung Quốc còn rất nhiều ‘Mẹ Hổ’
Con gái 'mẹ Hổ' đỗ cả ĐH Harvard và Yale
Muốn địa vị cao phải có sức cạnh tranh
Cuốn sách đã khiến Chua rất nổi tiếng và có vẻ như bà đã nhận được khoản tiền
$500,000 cho nó.
Tôi không biết liệu điều này có hoàn toàn đúng, nhưng có lẽ cũng công bằng nếu
kết luận rằng cuốn sách đã khiến Chua giàu có và nổi tiếng.
Từ góc độ này, có thể dễ dàng suy luận rằng Chua biết về cách suy nghĩ của người
Mỹ về những bậc phụ huynh châu Á hà khắc và cố tình cố gắng khiến độc giả da
trắng choáng váng về những câu chuyện mà bà bắt hai cô con gái luyện đi luyện
lại những bản đàn, thay vì cho chúng vui chơi. Những chi tiết như vậy khiến Chua
trở thành một tác giả khác biệt và cuốn sách của bà cũng được biết tới nhiều
hơn.
|
Amy Chua và 2 con gái |
Ngay cả khi Chua chủ ý tìm kiếm sự nổi tiếng và tiền tài, bà vẫn khá chân thật trong sự lo lắng về sự thành công và thịnh vượng của gia đình.
Đọc cuốn sách, bạn có thể băn khoăn rằng liệu một người phụ nữ đã kiếm được nửa triệu đô-la còn phải lo lắng gì, nhưng hãy suy nghĩ về hoàn cảnh của Chua. Bà muốn những cô con gái của mình bước tới được bậc thang thượng lưu của xã hội học thuật và nghệ thuật của Mỹ. Điều này vô cùng tốn kém. Vì giờ đây con gái lớn của Chua đi học ở Harvard hoặc Yale, và cũng với cách nuôi dạy như thế, rất có thể cô con gái thứ hai sẽ vào một ngôi trường danh tiếng không kém.
Những trường này tốn hơn $50,000 một năm, và khoản này chưa tính vào những chi phí phát sinh đáng kể mà cha mẹ phải chi trả. Chắc chắn rằng sẽ có nhiều học sinh được nhận học bổng, nhưng dựa trên những điều kiện thực tế, một “Hổ mẹ” của nước Mỹ sẽ muốn nhiều hơn sự cống hiến hết mình cho con. Bà còn phải cần tiền nữa.
Tại sao điều này nên khiến cho người Việt Nam phải suy nghĩ? Trong một nghĩa hẹp, điều này là không đáng quan tâm, và ở một phạm vi nhất định cuốn sách của Chua chỉ đơn giản nhắc lại những chuyện phiếm gia đình như thể nó là một cái nhìn hiểu biết đầy quan trọng.
Mặt khác, độc giả Việt Nam nên chú ý về những điều mà cuốn sách đã hé lộ về môi trường làm việc trong lòng nước Mỹ. Người Mỹ luôn bị ám ảnh với sự thành công, địa vị và sự thăng tiến trong xã hội.
Một số lượng lớn các tác phẩm văn học hay nhất của nước Mỹ (ví dụ như cuốn “Gatsby vĩ đại” xuất bản năm 1925) đã miêu tả những điều khủng khiếp mà người Mỹ phải làm để tránh bị coi là kẻ thất bại, hoặc tự coi mình là kẻ thất bại.
Điều mà Chua thêm vào cuộc tranh luận là thông điệp rằng bắt con bạn phải làm việc chăm chỉ là không đủ để đạt được thành công. Hơn cả thế, bạn phải bắt chúng làm việc “chăm chỉ một cách điên loạn”, đó cũng là cách mà chính Chua làm việc ở trường luật.
Với cách hiểu này, có thể Chua đã không nhận ra, Chua đã cho rằng nước Mỹ và châu Á đang trở nên giống nhau, không phải về “những giá trị”, mà ở cách sống trong tình trạng được định hướng bởi một xã hội nơi mà những người có địa vị cao hơn phải chịu nhiều cuộc cạnh tranh gắt gao hơn.
Như nhiều cha mẹ Việt Nam đã biết, nếu chỉ có rất ít vị trí cho những đứa trẻ, thì chúng phải được đào tạo để cạnh tranh để giành lấy những vị trí ấy. Một cách cụ thể, thông điệp mà Chua gửi tới độc giả Mỹ rằng mặc cho những vật chất đủ đầy ở Mỹ, con cái của những bậc cha mẹ tham vọng nhất vẫn lớn lên theo cách giống những bạn đồng trang lứa ở Trung Quốc hay ở nơi khác.
Nhưng liệu Chua có đúng khi cho rằng “những hổ mẹ” là tối quan trọng để truyền dẫn tôn chỉ làm việc ấy?
Sẽ có nhiều con của những cha mẹ Hổ?
Ở Mỹ, Chua bị chỉ trích nặng nề. Một nhà báo của tờ Thời báo New York đã xúc phạm Chua và một ban hội thẩm đã được triệu tập để thảo luận về tác động xấu của những phương pháp của Chua có thể gây ra với trẻ em Mỹ.
Với bất cứ hình thức buộc tội mang tính cá nhân nào lên Chua, chúng ta không được đối xử với bà như thể bà đã tự tạo ra những vấn đề mà bà miêu tả. Bà không chỉ đúng với việc cho rằng những người trẻ tuổi có tài phải đối mặt với những cuộc cạnh tranh khốc liệt mà bà còn đúng trong việc chỉ ra rằng con trẻ sẽ trở nên yếu kém nêú bị dạy không có sự khác biệt nào giữa chất lượng công việc bình thường và chất lượng công việc xuất sắc.
|
Amy Chua tác giả cuốn sách Battle Hymn of the Tiger Mother (Chiến ca của Mẹ Hổ) |
Tôi không biết ai, xây dựng sự nghiệp trong nền giáo dục Mỹ mà tránh khỏi việc bị áp lực từ phía học sinh và phụ huynh, những người luôn mong đạt điểm cao dù việc trả bài không đạt chất lượng.
Mặc cho sự khinh ghét ra mặt của những người đó với các giáo viên và giáo sư, thì những người thày vẫn thường thành công theo cách riêng của họ. Về khía cạnh này, “giá trị người nhập cư” của Chua là có ảnh hưởng tốt cho toàn xã hội Mỹ.
Tuy nhiên, chỉ đơn giản vì những giá trị của Chua không “thuần Á Đông”, tôi không dám khẳng định rằng những giá trị ấy hoàn toàn tốt đẹp. Chua và hai con gái đã đạt được một vị trí ổn định trong xã hội Mỹ.
Nhưng chúng ta có thể băn khoăn rằng liệu điều làm “Hổ mẹ” lo lắng nhất là hai cô con gái có cách làm việc kém và phong thái lười biếng hay hai cô sẽ không giỏi hơn những người khác.
Đó là một tâm lí rất chung của con người và chẳng có gì liên quan tới việc cha mẹ bạn di cư từ Trung Quốc hay Đài Loan. Nó liên quan tới cách suy nghĩ của bạn rằng điều gì là quan trọng nhất: làm việc tốt, hay được thừa nhận là “hơn người”.
Không may thay, Chua đã quá nhấn mạnh vào động cơ của bà. Đáng lẽ, bà cố thuyết phục độc giả rằng cuốn sách của bà viết chung cùng những cô con gái và bà học được gì từ một lần cãi mẹ của cô con gái út.
Viết theo cách đó sẽ cho bà cái mà luật sư gọi là “phản kháng có hiệu lực” với những lời buộc tội rằng bà đang lợi dụng những cô con gái làm phương tiện cho những nhu cầu và tham vọng của riêng bà. Độc giả Việt Nam có thể quyết định lời phản kháng đó hiệu lực tới đâu.
Tuy nhiên suy cho tới cùng, điều quan trọng hơn động cơ của Chua là hiện tượng xã hội mà bà đại diện. Rất có thể những nhà lãnh đạo tương lai của Mỹ và nhiều quốc gia khác sẽ là con của “những cha mẹ hổ”.
Ở một phương diện, điều này có thể rất tốt, vì chỉ những con người được dạy để nỗ lực không ngừng mới có thể hi vọng đương đầu với những thử thách gian truân mà hành tinh chúng ta sẽ gặp phải.
Mặt khác, rất có thể những đứa trẻ này sẽ không bị ảnh hưởng xấu khi không tiếp thu tất cả những giá trị Á Đông mà Chua dường như đã lãng quên.
Trong trường hợp cụ thể, nếu chúng ta dạy con cái luôn lo lắng liệu chúng có được giới thượng lưu của xã hội chấp nhận không, liệu chúng ta thực sự nghĩ rằng chúng sẽ đủ đáng tin cậy để đương đầu những giá trị của xã hội khi nó đã “lạc hướng”?
Hơn nữa, liệu có khôn ngoan khi tin rằng “những đứa con Hổ” sẽ lớn lên mà không bị ám ảnh bởi nỗi sợ thất bại? Và liệu chúng ta có thể kì vọng một kẻ luôn sợ hãi về thất bại có thể thực sự dũng cảm?
Nguyễn Thị Thạch Thảo (chuyển ngữ)