- "20 năm trước, đất nước ta mới cố gắng thoát ra tình trạng nghèo, việc làm cơ bắp là chủ yếu. Hiện nay, trước nguy cơ tụt hậu, chúng ta cần chuyển sang giai đoạn phát triển bằng chất lượng, bằng trí tuệ".

Ông Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng, Chủ tịch Hội đồng Bảo trợ Tài năng trẻ Việt Nam phát biểu như vậy tại buổi tọa đàm với hơn 100 gương mặt của giải thưởng "Gương mặt trẻ VN tiêu biểu" trong 20 năm qua. 

{keywords}

Buổi tọa đàm ngày 21/3 tại Hà Nội. Giải thưởng Gương mặt trẻ Việt Nam tiêu biểu được bắt đầu từ năm 1996, đến nay đã có 200 gương mặt được tuyên dương.

Mong Việt Nam có nhiều sản phẩm toàn cầu

Anh Nguyễn Anh Tuấn, Tổng Biên tập Diễn đàn Toàn cầu Boston; Chủ tịch Ủy ban cố vấn Quốc tế Chương trình Giáo dục công dân Toàn cầu của Đại học California Los Angles (UCLA) và UNESCO:

Tự nhận mình là "gương mặt già" bởi là thế hệ đầu tiên được vinh danh vào năm 1996, Nguyễn Anh Tuấn là người được nhắc tên để chia sẻ tâm tư. Là người duy nhất trở về từ nước ngoài, anh chia sẻ:

{keywords}
Anh Nguyễn Anh Tuấn: "Mong Việt Nam có nhiều sản phẩm toàn cầu". (Ảnh: Như Ý)

"20 năm qua là ngọn lửa mãnh liệt trong tôi. Giải thưởng là trách nhiệm và cũng là vinh quang. Tôi đề nghị chương trình giáo dục công dân toàn cầu sẽ hỗ trợ tối đa Việt Nam. Các gương mặt trẻ sẽ tiếp tục cố gắng và khẳng định người Việt Nam với thế giới. Khi ở nước ngoài, tôi luôn nghĩ rằng làm sao sống cho xứng đáng, tạo dựng giá trị mới để thế giới nể trọng chúng ta. Tôi tin rằng trong 10 năm tới, chúng ta sẽ có được những sản phẩm vươn ra toàn cầu. Do vậy, tôi cho rằng giáo dục công dân toàn cầu là cần thiết. Tôi sẽ cố gắng đóng góp sức mình để phát triển chương trình đào tạo này tại Việt Nam".

Trí thức không được trọng dụng sẽ nhụt chí

Ông Nguyễn Thái Học, đại biểu Quốc hội:

"Về với mái nhà chung Gương mặt trẻ sau cuộc gặp mặt 15 năm - buổi gặp mặt 20 năm là dấu mốc ý nghĩa. Khi được nhận giải thưởng, tôi nghĩ là vinh dự to lớn mỗi cá nhân. Từ vinh dự này, ai cũng quyết tâm trong học tập, công tác để xứng đáng danh hiệu được nhận, sự tin tưởng bầu chọn của các bạn trẻ.

{keywords}
Ông Nguyễn Thái Học: "Trí thức không được trọng dụng sẽ nhụt ý chí". (Ảnh Như Ý)

Có nhiều người trẻ rất giỏi, tài năng, nhưng phát hiện và trọng dụng như thế nào để khai thác hết trí tuệ của lớp trẻ là khâu rất hạn chế hiện nay.

Cần phải phát hiện nhiều hơn nữa để những tài năng có điều kiện cống hiến, để góp phần phát triển dịa phương, đơn vị và đất nước.

Trung ương Đoàn cần kiến nghị Đảng và Nhà nước đối thoại để biết người trẻ cần gì, suy nghĩ gì, khát khao làm gì.

Nhiều ngương mặt trẻ chung suy nghĩ xã hội chưa tạo điều kiện, chưa khai thác hết chất xám, trí tuệ của họ.

Trên thực tế, chính sách trọng dụng nhân tài chưa hiệu quả. Nếu bạn trẻ nào đó xuất thân trong gia đình có điều kiện sẽ dễ phát hiện, dễ thăng tiến. Còn gương mặt trẻ là con em nông dân, làm việc âm thầm lặng lẽ ít được phát hiện, ít có vị trí – không phải là chức vụ mà là vị trí làm việc để phát huy tài năng tốt hơn.

Từ sự phấn đấu vươn lên không ngừng của các gương mặt trẻ đặt ra cho xã hội hai vấn đề. Thứ nhất là trách nhiệm của xã hội, của lãnh đạo đối với thế hệ trẻ, đặc biệt là các tài năng vì đó là tương lai của đất nước.

Thứ hai là phải có sự công bằng trong đánh giá và sử dụng lớp trẻ, tài năng trẻ. Bởi vì trí thức trẻ cảm thấy không được đối xử công bằng sẽ nhụt ý chí phấn đấu. Và khi người ta nhụt chí phấn đấu thì sức đóng góp, cống hiến hạn chế.

Mỗi bạn trẻ công tác ở lĩnh vực khác nhau có kinh nghiệm, phương châm sống riêng. Nhưng theo tôi để lập nghiệp trước hết các bạn phải có bản lĩnh. Có bản lĩnh mới vượt qua được khó khăn, tìm được cách đối mặt với nó trong cuộc sống. Và các bạn phải luôn học tập rèn luyện nâng cao trí tuệ. Có trí tuệ mới khẳng định và đóng góp nhiều cho xã hội.

Tôi cho rằng các bạn trẻ dù làm việc trong môi trường nào cũng cần giữ niềm tin. Từ niềm tin đó tiếp tục phấn đấu rèn luyện. Khi có niềm tin và đam mê, có cống hiến, các bạn sẽ được đền đáp bởi cuộc sống vốn rất công bằng.

"Chúng ta không thể hài lòng"

Ông Vũ Khoan, nguyên Phó Thủ tướng, Chủ tịch Hội đồng Bảo trợ Tài năng trẻ Việt Nam, chia sẻ:

"20 năm vừa qua lớp lớp thanh niên trên các lĩnh vực được bầu chọn. Trong thế hệ đó có nhiều người thành đạt, tiếp tục duy trì tấm gương của mình... Các bạn thực sự đống góp thiết thực cho sự nghiệp phát triển đất nước.Tuy nhiên, chúng ta không thể hài lòng.

{keywords}
Các gương mặt trẻ chăm chú lắng nghe (Ảnh: Như Ý)

Chúng ta cần so sánh 20 năm trước với hiện nay có những gì thay đổi. Tôi nhớ lại 20 năm trước, đất nước ta mới cố gắng thoát ra tình trạng nghèo, việc làm cơ bắp là chủ yếu. Quan hệ quốc tế chưa có vị thế vững chắc chưa hiện nay, chưa hội nhập và có vai vế như hiện nay. Nay khác rồi, nước ta đã ở mức thu nhập trung bình.

Nhưng hiện nay, trước nguy cơ tụt hậu - chúng ta cần chuyển sang giai đoạn phát triển bằng chất lượng, bằng trí tuệ. Điều này phụ thuộc vào thế hệ trẻ. Chẳng hạn, chúng ta là nước thứ 2 xuất khẩu gạo thế giới, nhưng chưa phải là gạo ngon xếp hàng đầu thế giới.... Các bạn bây giờ cần thay đổi từ đất nước phát triển về lượng phải phát triển về chất.

Phát triển trí tuệ của chúng ta chưa ngang tầm với mong muốn, chứ chưa nói đến ngang tầm thế giới. Thanh niên là gương mặt trẻ cần chuyển cơ bắp sang đầu óc. Đây là vấn đề lớn. Hiện nay chúng ta có phong trào khởi nghiệp là đúng, kịp thời. Tuy nhiên sáng tạo của chúng ta đang hạn chế.

N.Hiền - Ngân Anh - Xuân Quý - Trần Chung - Đức Yên - Huy Phúc