- Trong lớp học dành riêng cho người làm công tác giáo dục, người tham dự học cách đưa trò chơi, phim tư liệu, bản đồ tư duy... vào bài giảng lịch sử, giúp học sinh chủ động tìm hiểu môn học tưởng là khô khan này.

TIN BÀI KHÁC


Trong đợt tập huấn Bồi dưỡng cán bộ quản lý ngành GD quận Hà Đông hè 2011 (thuộc chuỗi tập huấn triển khai trên cả nước do Dự án phát triển GD THCS2 tổ chức), TS.Trần Đình Châu - Giám đốc Dự án đã dùng một bản đồ tư duy để giới thiệu một cách sống động địa lý - lịch sử quận Hà Đông.

TS.Trần Đình Châu tại buổi tập huấn
Theo nhận định chung của các học viên, đây là cách dạy học sáng tạo, thu hút được sự chú ý và tăng hứng thú của học sinh đặc biệt quan trọng đối với môn Sử trong bối cảnh hiện nay.

Không chỉ môn Sử, phương pháp dạy học tích cực này còn có thể ứng dựng hiệu quả với các môn học khác. Tại lớp tập huấn, TS. Châu giới thiệu một clip ngắn về cách thức đổi mới phương pháp dạy học (PPDH), các slide về ứng dụng bản đồ tư duy trong dạy và học các môn Toán, Lý, Hóa, Văn, Sử… do chính giáo viên và học sinh Việt Nam thiết kế.

Bản đồ tư duy  môn Lịch sử do học sinh thiết kế
TS.Châu phân tích với tính chất mở của bản đồ tư duy, các thầy cô dễ dàng bổ sung những ý tưởng mới trước đó chưa nghĩ đến, bổ sung những sáng tạo của học trò các thế hệ vào bài giảng. Việc dạy trò sử dụng bản đồ tư duy sau đó tiếp nhận các cách trình bày bài học theo bản đồ tư duy khác nhau của trò sẽ thúc đẩy người thầy phải sáng tạo nhiều hơn, tự bồi dưỡng kĩ năng cho mình để đáp ứng được nhu cầu nhận thức của trò. Cùng với bản đồ tư duy, các ứng dụng CNTT sẽ là những công cụ hỗ trợ hiệu quả để việc dạy học không còn bị bó gọn trong bốn bức tường khô cứng.

Bản đồ tư duy môn Văn do học sinh thiết kế
Hầu hết các báo cáo viên được mời tham gia tập huấn đều thực hiện bài giảng của mình bằng một sự chuẩn bị công phu và sáng tạo như vậy. Trước đó, các nội dung tập huấn đã được Ban soạn thảo và Hội đồng thẩm định rà soát kỹ lưỡng, đáp ứng tốt nhất nhu cầu của học viên.

Ngoài các báo cáo chính với 5 chuyên đề, các học viên còn được cung cấp nhiều tài liệu tham khảo có giá trị liên quan đến các văn bản chỉ đạo của ngành, các sáng kiến kinh nghiệm trong thực tiễn, các hướng dẫn bổ trợ…

Các nội dung này không mới, nhưng khai thác sâu sắc với cách nhìn đa chiều, lại được trình bày bằng các phương pháp và phương tiện đổi mới, các học viên tham dự tập huấn đều bị “hút mạnh” - một điều không dễ có ở các lớp tập huấn bồi dưỡng nói chung.

Đợt tập huấn bồi dưỡng cán bộ quản lý giáo dục THCS hè 2011,trong hơn 1 tháng, Dự án đã tập huấn, bồi dưỡng cho gần 4000 cán bộ cốt cán của các sở, phòng giáo dục trên cả nước. Sau các đợt tập huấn cốt cán này, các sở, phòng, trường sẽ có những buổi tập huấn riêng để triển khai bồi dưỡng đến 100% giáo viên. Chuỗi tập huấn này hướng tới đẩy mạnh triển khai đổi mới PPDH trên phạm vi toàn quốc và thúc đẩy phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” là hai nhiệm vụ trọng tâm của ngành giáo dục hiện nay.

  • Huyền My