-Bỏ ra cả đống tiền để con đi học tiếng Anh trong nhà trường, nhưng phần đông phụ huynh vẫn lăn tăn liệu chất lượng học có xứng với tiền đầu tư? Chưa kể, mỗi trường áp một giáo trình học khác nhau và giá cũng khác nhau.
4 quyển sách, 3 triệu đồng
Một phụ huynh có con học lớp 1 quốc tế Trường dân lập Đoàn Thị Điểm phản hồi về báo VietNamNet: "Tôi vừa nhận được 4 quyển sách tiếng Anh (2 quyển sách và 2 quyển bài tập), độ dầy của 4 quyển xếp lên nhau bằng độ dầy của 2 quyển sách tiếng Việt lớp 1. Tất nhiên là sách Tây nhưng giá 3 triệu cho 4 quyển sách đấy 1 đĩa CD thì thực sự là sốc nhưng bắt buộc phải mua".
Cũng trên địa bàn Hà Nội, học sinh lớp 2 Trường tiểu học Ngọc Lâm thì lại học giáo trình Magic Time. Mức học phí 6 triệu/năm. Riêng tiền sách giáo khoa là 200.000 đồng /kỳ.
Trường tiểu học Bình Minh (Hà Nội) thì đưa giáo trình Les't go với mức học phí 100.000 đồng/ tháng. Học sinh lớp 5 sẽ học 3 tiết/ tuần.
Trường Tiểu học Hoàng Diệu, quận Ba Đình, Hà Nội phối hợp với một trung tâm ngoại ngữ ở bên ngoài để dạy tiếng Anh cho học sinh ngay từ lớp 1. Những lớp có dạy học tiếng Anh được nhà trường gọi là “lớp chất lượng cao”. Chính vì gắn mác "chất lượng cao" mà nhiều phụ huynh phải nộp thêm tới hơn 300 USD/năm học, chưa kể những khoản tiền đầu tư cơ sở vật chất thu một lần ngay từ đầu năm học.
Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cũng tổ chức dạy tiếng Anh từ lớp 1 với thời lượng 2 tiết/tuần. Mức học phí mà mỗi phụ huynh phải nộp thêm là 100.000 đồng/tháng.
Đến nay, ở Hà Nội có khoảng 200 trường đã đưa môn tiếng Anh vào dạy như một môn học tự nguyện và thu tiền học theo thỏa thuận với phụ huynh. Còn ở TP.HCM ngoài hàng loạt chương trình tiếng Anh tiểu học khác nhau đang triển khai trong các trường tiểu học, từ tháng 3/2010, Sở GD& ĐT đưa thêm chương trình tiếng Anh Cambridge tổ chức dạy thí điểm tại một số trường tiểu học.
Tại Trường tiểu học Kỳ Đồng (Q.3, TP.HCM) thông báo đến bốn chương trình tiếng Anh cho học sinh lớp 1 gồm: tự chọn, tăng cường, Cambridge, DynEd. Các phụ huynh đang loay hoay không biết nên chọn chương trình nào cho con.
“Tôi dự định cho con học chương trình tiếng Anh tự chọn nhưng thấy chương trình này nhẹ quá, song chọn tiếng Anh Cambridge lại sợ không kham nổi học phí (150 USD/tháng), còn chọn tiếng Anh tăng cường thì lo con không theo kịp trình độ các bạn ở chương trình Cambridge”.... một phụ huyn chia sẻ trên báo Tuổi trẻ.
Còn ở Trường tiểu học Đuốc Sống, quận 1, TP.HCM đang tổ chức giảng dạy 18 lớp tiếng Anh tăng cường cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5, học giáo trình Family and Friends (American English) của Nhà xuất bản Oxford, thời lượng tám tiết/tuần và chương trình tiếng Anh tự chọn, thời lượng hai tiết/tuần.
Đắt có xắt ra miếng?
Có nhiều chương trình tiếng Anh ở cùng bậc học giúp phụ huynh có nhiều lựa chọn. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh được hỏi đều bày tỏ sự không tin tưởng về chất lượng dạy tiếng Anh.
Trao đổi với VietNamNet chiều 13/9, Hiệu trưởng Trường Tiểu học dân lập Đoàn Thị Điểm Nguyễn Thị Hiền không ngần ngại khi xác nhận "với học sinh theo học chương trình tiểu học quốc tế của trường sẽ đóng mức học phí cao hơn chương trình bình thường". Và chương trình quốc tế nên giá sách cũng theo quy định của quốc tế.
Theo bà Hiền thì với chương trình bình thường nhà trường đưa môn tiếng Anh vào dạy từ lớp 1 đã triển khai từ nhiều năm nay. Sách giáo khoa áp dụng cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 là giáo trình Kid's Box thuộc Cambridge University Press.
"Còn tiếng Anh theo chương trình quốc tế bắt đầu áp dụng đến nay được 4 năm", bà Hiền cho biết. Chương trình này trường triển khai theo chỉ đạo của Sở GD-ĐT Hà Nội. Toàn bộ giáo viên và giáo trình giảng dạy do Tập đoàn giáo dục của Cambridge có được bản quyền dạy chương trình này đảm nhận. Trên cơ sở quy định của tập đoàn đã được Sở thẩm định - nhà trường thực thi.
"Do đó phản ánh của phụ huynh về giá sách giáo khoa tiếng Anh tiểu học quốc tế là 3 triệu đồng (4 quyển) là chính xác", bà Hiền xác nhận.
Riêng tiền học phí theo học chương trình quốc tế đối với lớp 1 và lớp 2 là 150 USD/ tháng/ học sinh; lớp 3 là 200 USD/ tháng và lớp 4 năm học đầu tiên này trường mức học phí là 160 USD/ tháng. Khoản phí này chưa tính đến tiền sách giáo khoa và các khoản khác (ăn, đi lại....) - bà Hiền cho biết. Ngoài tiếng Anh học sinh còn học các môn Toán, Khoa học, Tin học theo chương trình quốc tế. Học hết lớp 5 học sinh được nhận chứng chỉ và có thể theo học chương trình lớp 6 của Anh, Mỹ.
Còn với chương trình tiểu học bình thường các khoản phí cho năm học này tăng từ 15-20%/ học sinh/ tháng. Vị chi 1 tháng phụ huynh phải nộp là 5 triệu đồng, tăng 1 triệu so với năm 2010.
"Đối với những học sinh theo học chương trình tiểu học quốc tế hoàn toàn trên cơ sở phụ huynh tự nguyện và các khoản thu nhà trường cũng công khai để phụ huynh chuẩn bị tâm thế, nếu không kham nổi có thể cho con học chương trình thường của trường hoặc chuyển trường khác" - bà Hiền nói.
Bà Hiền nhìn nhận, phụ huynh có con học trường dân lập có ý kiến này, ý kiến nọ là việc không tránh khỏi hàng năm. Chính vậy nên các khoản thu nhà trường đều xin ý kiến của phụ huynh, thậm chí từng khoản đều có chữ ký xác nhận của phụ huynh.
Còn một số phụ huynh than thở, việc chuyển lớp, chuyển trường cho con là giải pháp "bất đắc dĩ". Phải chăng vì vậy mà nhiều phụ huynh ký các khoản tự nguyện mà lòng không được vui
Giáo viên nước ngoài dạy học ngoại ngữ và kỹ năng mềm cho học sinh tại Trường tiểu học Ngôi sao Hà Nội (Nguồn BĐVN) |
4 quyển sách, 3 triệu đồng
Một phụ huynh có con học lớp 1 quốc tế Trường dân lập Đoàn Thị Điểm phản hồi về báo VietNamNet: "Tôi vừa nhận được 4 quyển sách tiếng Anh (2 quyển sách và 2 quyển bài tập), độ dầy của 4 quyển xếp lên nhau bằng độ dầy của 2 quyển sách tiếng Việt lớp 1. Tất nhiên là sách Tây nhưng giá 3 triệu cho 4 quyển sách đấy 1 đĩa CD thì thực sự là sốc nhưng bắt buộc phải mua".
Cũng trên địa bàn Hà Nội, học sinh lớp 2 Trường tiểu học Ngọc Lâm thì lại học giáo trình Magic Time. Mức học phí 6 triệu/năm. Riêng tiền sách giáo khoa là 200.000 đồng /kỳ.
Trường tiểu học Bình Minh (Hà Nội) thì đưa giáo trình Les't go với mức học phí 100.000 đồng/ tháng. Học sinh lớp 5 sẽ học 3 tiết/ tuần.
Trường Tiểu học Hoàng Diệu, quận Ba Đình, Hà Nội phối hợp với một trung tâm ngoại ngữ ở bên ngoài để dạy tiếng Anh cho học sinh ngay từ lớp 1. Những lớp có dạy học tiếng Anh được nhà trường gọi là “lớp chất lượng cao”. Chính vì gắn mác "chất lượng cao" mà nhiều phụ huynh phải nộp thêm tới hơn 300 USD/năm học, chưa kể những khoản tiền đầu tư cơ sở vật chất thu một lần ngay từ đầu năm học.
Trường Tiểu học Lý Thường Kiệt, quận Hoàn Kiếm (Hà Nội) cũng tổ chức dạy tiếng Anh từ lớp 1 với thời lượng 2 tiết/tuần. Mức học phí mà mỗi phụ huynh phải nộp thêm là 100.000 đồng/tháng.
Đến nay, ở Hà Nội có khoảng 200 trường đã đưa môn tiếng Anh vào dạy như một môn học tự nguyện và thu tiền học theo thỏa thuận với phụ huynh. Còn ở TP.HCM ngoài hàng loạt chương trình tiếng Anh tiểu học khác nhau đang triển khai trong các trường tiểu học, từ tháng 3/2010, Sở GD& ĐT đưa thêm chương trình tiếng Anh Cambridge tổ chức dạy thí điểm tại một số trường tiểu học.
Tại Trường tiểu học Kỳ Đồng (Q.3, TP.HCM) thông báo đến bốn chương trình tiếng Anh cho học sinh lớp 1 gồm: tự chọn, tăng cường, Cambridge, DynEd. Các phụ huynh đang loay hoay không biết nên chọn chương trình nào cho con.
“Tôi dự định cho con học chương trình tiếng Anh tự chọn nhưng thấy chương trình này nhẹ quá, song chọn tiếng Anh Cambridge lại sợ không kham nổi học phí (150 USD/tháng), còn chọn tiếng Anh tăng cường thì lo con không theo kịp trình độ các bạn ở chương trình Cambridge”.... một phụ huyn chia sẻ trên báo Tuổi trẻ.
Còn ở Trường tiểu học Đuốc Sống, quận 1, TP.HCM đang tổ chức giảng dạy 18 lớp tiếng Anh tăng cường cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5, học giáo trình Family and Friends (American English) của Nhà xuất bản Oxford, thời lượng tám tiết/tuần và chương trình tiếng Anh tự chọn, thời lượng hai tiết/tuần.
Đắt có xắt ra miếng?
Có nhiều chương trình tiếng Anh ở cùng bậc học giúp phụ huynh có nhiều lựa chọn. Tuy nhiên, nhiều phụ huynh được hỏi đều bày tỏ sự không tin tưởng về chất lượng dạy tiếng Anh.
Trao đổi với VietNamNet chiều 13/9, Hiệu trưởng Trường Tiểu học dân lập Đoàn Thị Điểm Nguyễn Thị Hiền không ngần ngại khi xác nhận "với học sinh theo học chương trình tiểu học quốc tế của trường sẽ đóng mức học phí cao hơn chương trình bình thường". Và chương trình quốc tế nên giá sách cũng theo quy định của quốc tế.
Theo bà Hiền thì với chương trình bình thường nhà trường đưa môn tiếng Anh vào dạy từ lớp 1 đã triển khai từ nhiều năm nay. Sách giáo khoa áp dụng cho học sinh từ lớp 1 đến lớp 5 là giáo trình Kid's Box thuộc Cambridge University Press.
"Còn tiếng Anh theo chương trình quốc tế bắt đầu áp dụng đến nay được 4 năm", bà Hiền cho biết. Chương trình này trường triển khai theo chỉ đạo của Sở GD-ĐT Hà Nội. Toàn bộ giáo viên và giáo trình giảng dạy do Tập đoàn giáo dục của Cambridge có được bản quyền dạy chương trình này đảm nhận. Trên cơ sở quy định của tập đoàn đã được Sở thẩm định - nhà trường thực thi.
"Do đó phản ánh của phụ huynh về giá sách giáo khoa tiếng Anh tiểu học quốc tế là 3 triệu đồng (4 quyển) là chính xác", bà Hiền xác nhận.
Riêng tiền học phí theo học chương trình quốc tế đối với lớp 1 và lớp 2 là 150 USD/ tháng/ học sinh; lớp 3 là 200 USD/ tháng và lớp 4 năm học đầu tiên này trường mức học phí là 160 USD/ tháng. Khoản phí này chưa tính đến tiền sách giáo khoa và các khoản khác (ăn, đi lại....) - bà Hiền cho biết. Ngoài tiếng Anh học sinh còn học các môn Toán, Khoa học, Tin học theo chương trình quốc tế. Học hết lớp 5 học sinh được nhận chứng chỉ và có thể theo học chương trình lớp 6 của Anh, Mỹ.
Còn với chương trình tiểu học bình thường các khoản phí cho năm học này tăng từ 15-20%/ học sinh/ tháng. Vị chi 1 tháng phụ huynh phải nộp là 5 triệu đồng, tăng 1 triệu so với năm 2010.
"Đối với những học sinh theo học chương trình tiểu học quốc tế hoàn toàn trên cơ sở phụ huynh tự nguyện và các khoản thu nhà trường cũng công khai để phụ huynh chuẩn bị tâm thế, nếu không kham nổi có thể cho con học chương trình thường của trường hoặc chuyển trường khác" - bà Hiền nói.
Bà Hiền nhìn nhận, phụ huynh có con học trường dân lập có ý kiến này, ý kiến nọ là việc không tránh khỏi hàng năm. Chính vậy nên các khoản thu nhà trường đều xin ý kiến của phụ huynh, thậm chí từng khoản đều có chữ ký xác nhận của phụ huynh.
Còn một số phụ huynh than thở, việc chuyển lớp, chuyển trường cho con là giải pháp "bất đắc dĩ". Phải chăng vì vậy mà nhiều phụ huynh ký các khoản tự nguyện mà lòng không được vui
- Kiều Oanh
Phụ huynh suýt ngất vì tiền trường
Dù đã chuẩn bị sẵn tinh thần phải đóng tiền đầu năm, nhưng không ít phụ
huynh có con học trường ngoài công lập vẫn choáng với “kịch bản” phí do
các trường đưa ra.
Loạn như thu tiền trường
Các khoản thu đầu năm đang khiến phụ huynh nhiều nơi bức xúc: thêm nhiều hạng
mục đóng góp, các khoản đều tăng chóng mặt, chồng chéo nhau và thiếu sự giải
thích rõ ràng, đặc biệt tại các trường tư thục.
|