Soi việc Nam Định nói không với dân lập dưới ý kiến của lãnh đạo ngành giáo dục và Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội thì có thể thấy, không ít người đang nhắn nhủ Nam Định không nên cảm tính và vơ đũa cả nắm. Tuy nhiên, các trường dân lập được khuyến khích: “Tiên trách kỷ, hậu trách nhân.”
Tuyển dụng hiện đại không đánh đồng
Từ ngành giáo dục, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga thận trọng:
“Trong số các trường ngoài công lập có những trường đào tạo có chất lượng tốt không thua kém trường công lập và ngày càng có nhiều nỗ lực để nâng cao chất lượng đào tạo.”
Mặt khác, “dụng nhân như dụng mộc”, xu hướng tuyển dụng ngày càng hiện đại hóa khi soi sáng từng cá nhân trong tiêu chí của các vị trí tuyển dụng.
Nói với Tuổi Trẻ, Thứ trưởng Ga nhận xét: “Sinh viên tốt nghiệp không thể chỉ đánh giá qua tấm bằng tốt nghiệp mà cần phải thể hiện bằng những kiến thức, kỹ năng cụ thể. Để phát hiện, đánh giá được chính xác, cần có những hình thức kiểm tra, phân loại phù hợp đối với từng mục đích tuyển dụng.”
“Không thể chấp nhận” là quan điểm của ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.
Ông phân tích rõ hơn khi trả lời một số báo:
“Khi chọn những con người cụ thể để làm việc thì không thể đánh đồng tất cả những sinh viên tốt nghiệp các trường NCL là kém hơn sinh viên công lập. Tôi cho rằng, hành động này của Nam Định chắc chắn sẽ bỏ lọt người tài vì các trường NCL có thể không nhiều nhưng vẫn có những sinh viên giỏi. Thực tế đã chứng minh điều đó.”
Ông Thi nhận xét, cách tuyển dụng công chức lâu nay hình thức nhiều quá mà rất ít các yêu cầu để đánh giá năng lực chuyên môn.
“Tôi cho rằng, nếu chỉ nhìn vào bằng cấp rồi cho thi tuyển như hiện nay, có khả năng tới quá nửa kết quả tuyển dụng sai”- ông nói thêm.
Hơn nữa, cửa ngõ về xã mà cán bộ lãnh đạo tỉnh Nam Định nói là mở ra cho người tốt nghiệp dân lập, tại chức được nhà cải cách hành chính Diệp Văn Sơn chỉ rõ mâu thuẫn:
“Nói vậy là đi ngược lại quan điểm là đầu tư mạnh cho cơ sở, hướng về cơ sở, không thể kém là ném về cấp xã. Suy cho cùng, cán bộ công chức huyện, tỉnh là ai: là cấp xã lên hết!”
Bức xúc của người sử dụng lao động
Tuy nhiên, nhìn ở vấn đề ở “cự ly gần”, các cán bộ quản lý cũng phải thừa nhận: Cách làm của Nam Định có thể xuất phát từ bức xúc của người sử dụng lao động.
Ông Diệp Văn Sơn, chuyên gia cải cách hành chính nói trên Sài Gòn Tiếp Thị:
“Bức xúc có thật này nằm ở cái gốc là chất lượng giáo dục, không chỉ hệ ngoài công lập mà hệ công lập cũng có vấn đề, đặc biệt là hệ tại chức mình mở tràn lan, không có sự kiểm soát, kiểm tra... rồi đầu vào, đầu ra không có chuẩn... chính vấn đề này làm cho người sử dụng, tuyển chọn cán bộ công chức bức xúc”.
Quan điểm “tiên trách kỷ, hậu trách nhân” cũng được GS.TS Nguyễn Minh Thuyết lưu ý: “Về khách quan mà nói, những sự việc như vậy là tín hiệu cảnh báo cho các trường ngoài công lập phải xem lại mình”.
Vậy là, trong khi chờ đợi một kết quả minh bạch từ kiểm định chất lượng ĐH, những chuẩn đánh giá đầu vào, đầu ra tiến bộ hơn, yêu cầu các trường dân lập phải “hữu xạ tự nhiên hương” đang trở nên quan trọng.
Nguyễn Hường – Kiều Oanh
Tuyển dụng hiện đại không đánh đồng
Từ ngành giáo dục, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Bùi Văn Ga thận trọng:
“Trong số các trường ngoài công lập có những trường đào tạo có chất lượng tốt không thua kém trường công lập và ngày càng có nhiều nỗ lực để nâng cao chất lượng đào tạo.”
Mặt khác, “dụng nhân như dụng mộc”, xu hướng tuyển dụng ngày càng hiện đại hóa khi soi sáng từng cá nhân trong tiêu chí của các vị trí tuyển dụng.
Nói với Tuổi Trẻ, Thứ trưởng Ga nhận xét: “Sinh viên tốt nghiệp không thể chỉ đánh giá qua tấm bằng tốt nghiệp mà cần phải thể hiện bằng những kiến thức, kỹ năng cụ thể. Để phát hiện, đánh giá được chính xác, cần có những hình thức kiểm tra, phân loại phù hợp đối với từng mục đích tuyển dụng.”
“Không thể chấp nhận” là quan điểm của ông Đào Trọng Thi, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội.
Ông phân tích rõ hơn khi trả lời một số báo:
“Khi chọn những con người cụ thể để làm việc thì không thể đánh đồng tất cả những sinh viên tốt nghiệp các trường NCL là kém hơn sinh viên công lập. Tôi cho rằng, hành động này của Nam Định chắc chắn sẽ bỏ lọt người tài vì các trường NCL có thể không nhiều nhưng vẫn có những sinh viên giỏi. Thực tế đã chứng minh điều đó.”
Ông Thi nhận xét, cách tuyển dụng công chức lâu nay hình thức nhiều quá mà rất ít các yêu cầu để đánh giá năng lực chuyên môn.
“Tôi cho rằng, nếu chỉ nhìn vào bằng cấp rồi cho thi tuyển như hiện nay, có khả năng tới quá nửa kết quả tuyển dụng sai”- ông nói thêm.
Hơn nữa, cửa ngõ về xã mà cán bộ lãnh đạo tỉnh Nam Định nói là mở ra cho người tốt nghiệp dân lập, tại chức được nhà cải cách hành chính Diệp Văn Sơn chỉ rõ mâu thuẫn:
“Nói vậy là đi ngược lại quan điểm là đầu tư mạnh cho cơ sở, hướng về cơ sở, không thể kém là ném về cấp xã. Suy cho cùng, cán bộ công chức huyện, tỉnh là ai: là cấp xã lên hết!”
Bức xúc của người sử dụng lao động
Tuy nhiên, nhìn ở vấn đề ở “cự ly gần”, các cán bộ quản lý cũng phải thừa nhận: Cách làm của Nam Định có thể xuất phát từ bức xúc của người sử dụng lao động.
Ông Diệp Văn Sơn, chuyên gia cải cách hành chính nói trên Sài Gòn Tiếp Thị:
“Bức xúc có thật này nằm ở cái gốc là chất lượng giáo dục, không chỉ hệ ngoài công lập mà hệ công lập cũng có vấn đề, đặc biệt là hệ tại chức mình mở tràn lan, không có sự kiểm soát, kiểm tra... rồi đầu vào, đầu ra không có chuẩn... chính vấn đề này làm cho người sử dụng, tuyển chọn cán bộ công chức bức xúc”.
Quan điểm “tiên trách kỷ, hậu trách nhân” cũng được GS.TS Nguyễn Minh Thuyết lưu ý: “Về khách quan mà nói, những sự việc như vậy là tín hiệu cảnh báo cho các trường ngoài công lập phải xem lại mình”.
Vậy là, trong khi chờ đợi một kết quả minh bạch từ kiểm định chất lượng ĐH, những chuẩn đánh giá đầu vào, đầu ra tiến bộ hơn, yêu cầu các trường dân lập phải “hữu xạ tự nhiên hương” đang trở nên quan trọng.
Ông Nguyễn Xuân Phong, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH FPT: Càng chứng minh cho chuyện sính bằng cấp
Việc phân biệt công - tư như vậy là không hợp lí. Tuy nhiên, khi xã hội
đã có tiếng nói thì cũng là một lựa chọn. Có nơi còn đặt mục tiêu chỉ
tuyển sinh viên trường A, trường B... , buộc các trường phải nhìn nhận
lại mình để cạnh tranh. Với trường tôi, sinh viên tốt nghiệp không
thích chui vào công chức nhà nước để làm việc nên mình không lo ngại.
Để khôi phục lại hình ảnh trường dân lập trong xã hội thì các trường phải nỗ lực trong việc nâng cao chất lượng.
Việt Nam đang bị đánh giá coi trọng bằng cấp thì việc làm của những địa phương như Đà Nẵng, Nam Định, Hải Dương… càng chứng minh cho chuyện sính bằng cấp. Nên thay đổi cách nhìn nhận trong tuyển dụng như nhiều nước đã làm.
Ông Trần Hữu Nghị, Hiệu trưởng Trường ĐH dân lập Hải Phòng: Xem lại “tội” của quản lý nhà nước
Các trường qua đây cũng cần xem xét để khẳng định thương hiệu của mình.
Cá nhân tôi quan niệm, mình cứ phấn đấu hết mình để sản phẩm đào tạo
tốt.
Cũng cần xem lại chủ trương xã hội hóa giáo dục. Trong thời gian ngắn mà
cho mở hàng trăm trường thì tội đó phải xem xét trách nhiệm của quản lý
Nhà nước. Khi mở trường tràn lan thì xã hội sẽ nghi ngờ chất lượng. Mà
sự nghi ngờ thường nghiêng về trường ngoài công lập.
Bà Hoàng Thị Lan Phương, phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục ĐH (Bộ GD-ĐT): Không cần thiết
Luật Giáo dục không phân biệt trường công - tư. Luật Giáo dục ĐH sắp tới
cũng không phân biệt. Trong quá trình soạn thảo Luật Giáo dục ĐH, cũng
có ý kiến đề xuất cần có chương riêng cho giáo dục ngoài công lập nhưng
chúng tôi thấy không cần thiết.
Còn ý kiến cụ thể về chủ trương của Nam Định là việc của vụ khác chứ
không phải việc của Vụ Giáo dục ĐH. Tuy nhiên, cá nhân tôi cho rằng nếu
đưa lý do không tuyển dân lập vì chất lượng hệ dân lập không bằng công
lập là chưa chính xác.
|
Nguyễn Hường – Kiều Oanh