- Sự trỗi dậy và mạnh mẽ của những người phụ nữ gây xôn xao, thậm chí, gây sóng gió trong dư luận thời gian qua đã một lần nữa chứng minh: Có nhiều cách để người mẹ thể hiện và dành tình yêu cho con cái. Vấn đề là chọn cách gánh áp lực ngay hôm nay hay âm thầm để thế hệ cháu con vươn xa ngày mai.
Bà mẹ nào cũng đều dành tình yêu thương vô bờ bến cho gia đình, con cái, nhưng cách mà họ thể hiện tình yêu thương thì khác nhau. |
1. Chương trình Tìm kiếm tài năng – Vietnam’s Got Talent mùa đầu tiên tiếp tục đi đến những đêm thi cuối cùng, dần bỏ lại đằng sau câu chuyện bỗng dưng bị nhuốm màu thị phi.
Nếu bà Nguyễn Thị Ngọ chấp nhận cô con gái tương đối giỏi giang của mình đang trên con đường rèn luyện, va vấp để hướng tới hành trình của tài năng vô cùng dài rộng và chông gai thì có thể bà đã không quyết liệt ăn thua đến thế. Nhưng tình cảm theo bản năng thường không có chỗ cho giả thiết “nếu… thì…”.
Người phụ nữ, chủ tịch của một tổ hợp trường học hướng ngoại, phạm một lỗi nhỏ trong bài thi của “trường đời”. Bà quên bài học vẫn được nhiều trường ở Việt Nam lấy làm câu khẩu hiệu, đó là “tiên học lễ, hậu học văn”, “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”.
Bà mải chạy theo logic tình cảm thông thường khiến lý trí bị lấn át trong quyết định liên tục xông ra bảo vệ con theo cách đối đầu. Bà không hiểu rằng đây là cuộc chơi của truyền hình và dù là chương trình mang tính giải trí thì quyền duyệt, phát sóng luôn thuộc về VTV. Và cách ồn ào đó không phải bao giờ cũng giúp tránh được những vết thương từ miệng lưỡi của những người ưa phán xét, quy kết, dù vô tình hay cố ý.
2. Bà mẹ Nguyễn Thị Liễu ở phố núi Hà Tĩnh thì khác. Cách bà tổ chức đám cưới đình đám cho con trai đã phần nào vẽ lên chân dung của bà, dù trước đó những thông tin về bà xuất hiện hết sức “nhỏ giọt”, chủ yếu là tin đồn.
Nếu bà Nguyễn Thị Ngọ chấp nhận cô con gái tương đối giỏi giang của mình đang trên con đường rèn luyện, va vấp để hướng tới hành trình của tài năng vô cùng dài rộng và chông gai thì có thể bà đã không quyết liệt ăn thua đến thế. Nhưng tình cảm theo bản năng thường không có chỗ cho giả thiết “nếu… thì…”.
Người phụ nữ, chủ tịch của một tổ hợp trường học hướng ngoại, phạm một lỗi nhỏ trong bài thi của “trường đời”. Bà quên bài học vẫn được nhiều trường ở Việt Nam lấy làm câu khẩu hiệu, đó là “tiên học lễ, hậu học văn”, “tiên trách kỷ, hậu trách nhân”.
Bà mải chạy theo logic tình cảm thông thường khiến lý trí bị lấn át trong quyết định liên tục xông ra bảo vệ con theo cách đối đầu. Bà không hiểu rằng đây là cuộc chơi của truyền hình và dù là chương trình mang tính giải trí thì quyền duyệt, phát sóng luôn thuộc về VTV. Và cách ồn ào đó không phải bao giờ cũng giúp tránh được những vết thương từ miệng lưỡi của những người ưa phán xét, quy kết, dù vô tình hay cố ý.
2. Bà mẹ Nguyễn Thị Liễu ở phố núi Hà Tĩnh thì khác. Cách bà tổ chức đám cưới đình đám cho con trai đã phần nào vẽ lên chân dung của bà, dù trước đó những thông tin về bà xuất hiện hết sức “nhỏ giọt”, chủ yếu là tin đồn.
Bà Liễu trong đám cưới con trai |
Bà nói, khi quyết định tổ chức đám cưới xa hoa và bất thường ở vùng quê cho con trai, bà đã lường trước về dư luận không hay sẽ chĩa mũi dùi về mình. Bà đã tính toán trước mọi đường đi nước bước, kể cả cách trả lời phỏng vấn “đâu ra đấy”.
Theo trả lời của nữ đại gia đang được nhiều người đồn là hành nghề buôn bán xuyên quốc gia, bà muốn “tổ chức một đám cưới thật đẹp cho các con”. Thông qua đó bù đắp sự thiếu thốn tình cảm cho con...
3. Đám cưới nhà bà Liễu vì thế vẫn mang màu sắc “nửa quê nửa tỉnh” chứ không đậm màu sắc showbiz như đám cưới của con gái bà chủ doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Bình An – Phạm Thị Diệu Hiền.
Bà Hiền vốn là nhà kinh doanh nhạy với những hoạt động quảng cáo bề nổi, quen thân giới showbiz Sài Gòn thế nên lễ thành hôn của con trai với “hot girl” 22 tuổi ở đô thị nhanh chóng đến với công chúng với hình ảnh gắn với những người nổi tiếng, và nối tiếp sau đó mới là chuyện bà nợ nhiều tỷ tiền cá của nông dân, khó vay tiền ngân hàng để trả nợ.
Bà Diệu Hiền (áo hồng) trong đám cưới con trai |
Việc cưới có thể với nữ đại gia thuỷ sản không phải là việc kinh doanh, càng không liên quan gì đến việc trả nợ, nhưng khi đã để hàng triệu con mắt nhìn vào thì vòng bánh lăn từ những chiếc “siêu xe” của con trai bà thật khó át đi những lời than vãn nợ nần.
Không đi thi tài năng như mẹ con Quỳnh Anh, nhưng trong thời kinh tế còn ốm yếu, doanh nghiệp làm ăn còn quá nhiều khốn khó như hiện nay, thì việc tính toán giữa “chi tiền” và “trả tiền” để mở rộng kinh doanh và nới rộng thanh danh, đòi hỏi bà Hiền thêm một lần nữa cần phô trương tài năng xử trí.
4. Trong khi các nữ đại gia khác vẫn đang phải đối phó với những ì xèo khen, chê từ dư luận thì một người cũng là nữ doanh nhân và cũng có thể gọi là một “hot mom” được một luồng thông tin từ bên ngoài gây áp lực. Tạp chí Forbes của Mỹ công bố bà Mai Kiều Liên, Chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Vinamilk lọt vào danh sách 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á.
Người phụ nữ được Forbes bình chọn là 1 trong 50 nữ doanh nhân quyền lực nhất châu Á |
Bà Liên có thể không xuất hiện nhiều trên báo chí hay đi dự nhiều sự kiện của làng giải trí nhiều như bà chủ Bình Anh Fish nhưng doanh nghiệp của bà chắc chắn mang tính đại chúng nhất. Khi cổ phiếu VNM đã là một trong những bluechip đầu tiên trên thị trường chứng khoán Việt Nam thì doanh nghiệp của bà Hiền, bà Liễu hay bà Ngọ chưa chọn cách lên sàn để mở rộng sự minh bạch, công khai trước công chúng.
Ít xuất hiện và phát ngôn nên không ít người e rằng bà Mai Kiều Liên là người phụ nữ quá lạnh lùng và mạnh mẽ. Nhưng hình dung đó có thể là nhầm lẫn khi nghe bà nói về mình sau khi được Forbes gọi tên.
“Ở công ty, tôi được coi là người quyền lực nhất, nhưng ở nhà, tôi chỉ là một người phụ nữ bình thường. Phụ nữ có cái lợi là không phải tham gia nhậu nhẹt nên sau 8 giờ làm việc là về nhà, chăm sóc bữa ăn cho gia đình, chăm lo con cái, quán xuyến nhà cửa”. Thế nên bà Liên - người phụ nữ có hàng ngàn nhân viên - lại không thuê người giúp việc vì bà bảo “gia đình tôi rất bình thường” và “về nhà tôi là ôsin” thì âu cũng là một sự lựa chọn cách sống.
Với người phụ nữ trong xã hội hiện đại ngày hôm nay, dù họ lựa chọn cách thể hiện ra bên ngoài và tầm nhìn ra sao thì cũng đều đứng trước nhiều áp lực. Cây càng cao thì gió càng lay, “càng cao danh vọng càng dày gian nan”, điều đó luôn đúng với cả đàn ông hay đàn bà, nhưng với người phụ nữ thì dù mạnh mẽ, quyền lực đến mấy, họ vẫn “cần sự quan tâm, động viên của gia đình” – như bà Kiều Liên tâm sự.
*********************
Áp lực và thị phi nếu có thì rồi cũng đi qua như thực tế đã chứng minh qua nghị lực và sức vươn lên trong tinh thần và khẳng định tính cách của người phụ nữ ở nơi đất nước có hình đòn gánh. Điều còn lại hẳn không chỉ là sự giàu có “mẹ truyền con nối” mà còn là tình yêu thương có bờ có bến.
Những người phụ nữ được gọi là “hot mom” kể trên đẩy mạnh làm ăn, kinh doanh vào lúc giao thời giữa bao cấp và mở cửa và sau đó là mở cửa và hội nhập với bên ngoài. Có những “hot mom” là người làm nghề buôn bán, là doanh nhân và họ đã giàu nhưng còn những người đang vươn tới độ sang. Và với một số người, sự giàu sang chỉ là một trong những thành quả vừa lớn lao, xa xôi - vừa gần gũi, giản dị.
- Danh Anh