- Tham gia tranh luận về câu chuyện Trường ĐH FPT đưa nội dung "trinh tiết" vào đề thi tuyển sinh, độc giả Đào Anh Dũng gửi tới ý kiến của mình. Mời độc giả quan tâm gửi thảo luận theo địa chỉ: bangiaoduc@vietnamnet.vn. Cảm ơn các bạn.
THÔNG TIN LIÊN QUAN
Không lâu sau những trao đổi quanh cảnh "bẹo véo" trong tác phẩm Chí Phèo, đời sống giáo dục lại xôn xao với đề thi tự luận mà nhiều người coi là "thoáng, sốc" của ĐH FPT. Vẫn là câu chuyện chưa có hồi kết về tâm-sinh lý học trò và "cái ngàn vàng" của phụ nữ. Có ba quan điểm phản bác lớn nhằm vào đề thi này.
Thứ nhất, theo GS Nguyễn Minh Thuyết thì ĐH FPT sai lầm khi gán những lời của Thúy Kiều và Kim Trọng cho Nguyễn Du. Nhưng ĐH FPT chỉ nói "Nguyễn Du đã viết trong Truyện Kiều...", - để cho thí sinh thấy một sự thật rằng trong Truyện Kiều có hai ý kiến về chữ "trinh". Đấy là chưa kể tới một sự thật khác là tiếng nói của nhân vật chẳng qua cũng chỉ là tiếng lòng của tác giả. Do đó, lời trách cứ của GS Thuyết là không thỏa đáng.
Cần nói thêm về tính logic rằng, lời Kim Trọng, dù phủ định chữ "trinh" là chuyện "trinh tiết" hay "quan hệ tình dục trước hôn nhân" nhưng chính sự phủ định lại là đề cập đến vấn đề ấy. Nó chỉ là sự đối đáp (nếu không muốn nói là tranh luận) với chữ "trinh" trong lời nàng Kiều trước đó mà thôi.
ĐH FPT dẫn lời Kim Trọng chứ hoàn toàn không đảo ngược hoặc đơn giản hóa thông điệp của chàng ta. Vậy rõ ràng họ chẳng có gì là "yếu kém nghiệp vụ" hay "xúc phạm văn chương" ở đây cả. Trái lại, chính những người hạn chế về tư duy logic, dựa trên định kiến sai lầm và cổ hủ của mình để phê phán họ một cách vội vàng mới là "yếu kém nghiệp vụ" và "xúc phạm văn chương".
Thứ hai, có ý kiến cho rằng đề thi quá "thô tục", không phù hợp với độ tuổi thí sinh.
Vậy đấy! Thế kỷ 21 rồi, chế độ phong kiến đã bị xóa bỏ bởi đòi hỏi bất khả kháng về sự bình đẳng, công bằng và quyền con người rồi, mà nhiều người vẫn còn đỏ mặt vì ngại ngùng hoặc phẫn nộ.
Chỉ đưa vào đề thi tự luận một thuật ngữ chính thức của môn sinh học, một từ đã được sử dụng rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, mà bộ phận ra đề bị gán cho đủ thứ tội lỗi "tày đình" nhất.
Thật khó tin vì người ta dùng "mũ ni che tai" mà lại mong đào tạo ra những thế hệ tương lai tài năng về khoa học, dám "nhìn thẳng vào sự thật" để giải quyết những vấn nạn của đất nước! Khoa học không độc đoán, không cấm cung những học trò, sắp hết tuổi vị thành niên và đã có khả năng sinh sản, một cách vô lối như thế.
Nhưng chính bởi vậy nên cũng thật dễ hiểu tại sao số ca nạo phá thai ở thanh thiếu niên không vì thế mà giảm đi, giới trẻ không vì thế mà e dè sống thử, trao tình chóng vánh. Đó là sự đấu tranh, là lời đáp trả đanh thép để khẳng định mình của cái mới tràn trề sức mạnh, khao khát tự do với cái cũ già nua, trì trệ cùng hàng loạt rào cản, định kiến, giáo điều.
Cuối cùng, còn một PGS-TS chỉ trích ĐH FPT vì đã không "giấu" được chủ kiến ở đề thi. Hết đòi "cấm" lại khuyên "giấu"!
Song, há chẳng phải đã là giáo dục thì bắt buộc phải có chủ kiến của đội ngũ làm công tác giáo dục, dù nó được tô vẽ, ngụy trang bằng "chiến lược", "định hướng", "triết lý" gì đi nữa hay sao!? Khi lược bỏ cảnh "bẹo véo" trong tác phẩm Chí Phèo, chẳng phải chính những người làm sách đã áp đặt chủ kiến của họ hay sao!?
Lại nữa, chỉ vì nêu lên hai sự thật của "ngày xưa" và "ngày nay" mà bộ phận ra đề bị gán cho một "lỗi" mà thực tế là ai cũng mắc.
Không hiểu vị PGS-TS đó lôi ở đâu ra cái logic rằng: Nhắc tới cái mới, đặt nó bên cạnh cái cũ thì tức là cổ súy cái mới, lên án cái cũ!?
Nói chung, trong lĩnh vực giáo dục, nhiều người vẫn cố níu kéo những "giá trị" cũ vốn đã và đang bị thực tế bác bỏ, đào thải gay gắt. Họ lặp đi lặp lại cái phương cách né tránh, cấm cản, dán mác "nhạy cảm" vào bất cứ điều gì họ cảm thấy "không phù hợp". Họ e ngại, lo sợ đụng chạm tới "cái ngàn vàng" của phụ nữ. Nhưng chính vì thế mà họ đã và đang làm tổn hại "cái ngàn vàng" của đất nước, đó là thế hệ trẻ!
Thưa quý vị, chính hiện thực là sống sượng chứ không phải những lời chân thành nói lên hiện thực ấy!
THÔNG TIN LIÊN QUAN
Chí Phèo: Cắt cảnh bẹo véo, tác phẩm sẽ méo
Không còn 'bài văn lạ', giáo dục sẽ thành công
Một đề thi lạ
Đưa chuyện trinh tiết vào đề thi đại học
Khi trinh tiết vẫn chà đạp định mệnh
Không còn 'bài văn lạ', giáo dục sẽ thành công
Một đề thi lạ
Đưa chuyện trinh tiết vào đề thi đại học
Khi trinh tiết vẫn chà đạp định mệnh
Trao đổi sau một giờ thi. Ảnh: Lê Anh Dũng |
Không lâu sau những trao đổi quanh cảnh "bẹo véo" trong tác phẩm Chí Phèo, đời sống giáo dục lại xôn xao với đề thi tự luận mà nhiều người coi là "thoáng, sốc" của ĐH FPT. Vẫn là câu chuyện chưa có hồi kết về tâm-sinh lý học trò và "cái ngàn vàng" của phụ nữ. Có ba quan điểm phản bác lớn nhằm vào đề thi này.
Thứ nhất, theo GS Nguyễn Minh Thuyết thì ĐH FPT sai lầm khi gán những lời của Thúy Kiều và Kim Trọng cho Nguyễn Du. Nhưng ĐH FPT chỉ nói "Nguyễn Du đã viết trong Truyện Kiều...", - để cho thí sinh thấy một sự thật rằng trong Truyện Kiều có hai ý kiến về chữ "trinh". Đấy là chưa kể tới một sự thật khác là tiếng nói của nhân vật chẳng qua cũng chỉ là tiếng lòng của tác giả. Do đó, lời trách cứ của GS Thuyết là không thỏa đáng.
Cần nói thêm về tính logic rằng, lời Kim Trọng, dù phủ định chữ "trinh" là chuyện "trinh tiết" hay "quan hệ tình dục trước hôn nhân" nhưng chính sự phủ định lại là đề cập đến vấn đề ấy. Nó chỉ là sự đối đáp (nếu không muốn nói là tranh luận) với chữ "trinh" trong lời nàng Kiều trước đó mà thôi.
ĐH FPT dẫn lời Kim Trọng chứ hoàn toàn không đảo ngược hoặc đơn giản hóa thông điệp của chàng ta. Vậy rõ ràng họ chẳng có gì là "yếu kém nghiệp vụ" hay "xúc phạm văn chương" ở đây cả. Trái lại, chính những người hạn chế về tư duy logic, dựa trên định kiến sai lầm và cổ hủ của mình để phê phán họ một cách vội vàng mới là "yếu kém nghiệp vụ" và "xúc phạm văn chương".
Thứ hai, có ý kiến cho rằng đề thi quá "thô tục", không phù hợp với độ tuổi thí sinh.
Vậy đấy! Thế kỷ 21 rồi, chế độ phong kiến đã bị xóa bỏ bởi đòi hỏi bất khả kháng về sự bình đẳng, công bằng và quyền con người rồi, mà nhiều người vẫn còn đỏ mặt vì ngại ngùng hoặc phẫn nộ.
Chỉ đưa vào đề thi tự luận một thuật ngữ chính thức của môn sinh học, một từ đã được sử dụng rộng rãi trên các phương tiện truyền thông, mà bộ phận ra đề bị gán cho đủ thứ tội lỗi "tày đình" nhất.
Thật khó tin vì người ta dùng "mũ ni che tai" mà lại mong đào tạo ra những thế hệ tương lai tài năng về khoa học, dám "nhìn thẳng vào sự thật" để giải quyết những vấn nạn của đất nước! Khoa học không độc đoán, không cấm cung những học trò, sắp hết tuổi vị thành niên và đã có khả năng sinh sản, một cách vô lối như thế.
Nhưng chính bởi vậy nên cũng thật dễ hiểu tại sao số ca nạo phá thai ở thanh thiếu niên không vì thế mà giảm đi, giới trẻ không vì thế mà e dè sống thử, trao tình chóng vánh. Đó là sự đấu tranh, là lời đáp trả đanh thép để khẳng định mình của cái mới tràn trề sức mạnh, khao khát tự do với cái cũ già nua, trì trệ cùng hàng loạt rào cản, định kiến, giáo điều.
Cuối cùng, còn một PGS-TS chỉ trích ĐH FPT vì đã không "giấu" được chủ kiến ở đề thi. Hết đòi "cấm" lại khuyên "giấu"!
Song, há chẳng phải đã là giáo dục thì bắt buộc phải có chủ kiến của đội ngũ làm công tác giáo dục, dù nó được tô vẽ, ngụy trang bằng "chiến lược", "định hướng", "triết lý" gì đi nữa hay sao!? Khi lược bỏ cảnh "bẹo véo" trong tác phẩm Chí Phèo, chẳng phải chính những người làm sách đã áp đặt chủ kiến của họ hay sao!?
Lại nữa, chỉ vì nêu lên hai sự thật của "ngày xưa" và "ngày nay" mà bộ phận ra đề bị gán cho một "lỗi" mà thực tế là ai cũng mắc.
Không hiểu vị PGS-TS đó lôi ở đâu ra cái logic rằng: Nhắc tới cái mới, đặt nó bên cạnh cái cũ thì tức là cổ súy cái mới, lên án cái cũ!?
Nói chung, trong lĩnh vực giáo dục, nhiều người vẫn cố níu kéo những "giá trị" cũ vốn đã và đang bị thực tế bác bỏ, đào thải gay gắt. Họ lặp đi lặp lại cái phương cách né tránh, cấm cản, dán mác "nhạy cảm" vào bất cứ điều gì họ cảm thấy "không phù hợp". Họ e ngại, lo sợ đụng chạm tới "cái ngàn vàng" của phụ nữ. Nhưng chính vì thế mà họ đã và đang làm tổn hại "cái ngàn vàng" của đất nước, đó là thế hệ trẻ!
Thưa quý vị, chính hiện thực là sống sượng chứ không phải những lời chân thành nói lên hiện thực ấy!
- Độc giả Đào Anh Dũng