- Cuộc thi ĐH, CĐ 2012 đã qua. Dư âm mà đề thi môn Văn để lại là hết sức tốtđẹp. Bên cạnh một số ý kiến tốt, có thể phát biểu của TS Nguyễn Quang Trung(NQT) trên VietNamNet về bài viết"Đề văn: Chúng ta có dám đột phá?"- đã bộc lộ khá nhiều lỗi về kiến thức và nhận thức, nên bổ khuyết.

1. Cái mà TS NQT gọi là "chế bản" kì thực là "thế bản". TS nên đọc lại khái niệm này trong các bài viết của GS Trần Đình Sử. Nếu dùng khái niệm của GS Sử thì TS đã nhớ nhầm. Còn nếu đây là chữ do NQT chế ra, thì e rằng chệch. Bởi gọi những bài nghiên cứu phê bình nghiêm túc công phu về các văn bản văn học của các chuyên gia văn chương là “chế bản” với giọng giễu nhại thì làm phiền lòng những tác giả vốn đáng kính trọng, đồng thời làm ngơ ngác những người chuyên phụ trách khâu chế bản trong ngành in ấn.

2. Câu chuyện thí sinh hỏi nhau về Hoàng và Độ khi thi về Đôi mắt của Nam Cao là một dẫn chứng sinh động cho chuyện “chế bản” của TS NQT. Tiếc rằng, đó chỉ là câu chuyện chế ra để làm quà của TS Trung chứ không phải chuyện thực tế thi cử hiện nay, vì Đôi mắt đã loại khỏi chương trình chính thức, nên không thi nhiều năm nay rồi.

3. NQT đã không hiểu việc làm đáp án, hoặc đã nhầm đáp án với dàn ý khi đòi hỏi đáp án về đề nghị luận xã hội phải có yêu cầu về dẫn chứng cụ thể. Dàn ý là phương án triển khai của riêng mỗi thí sinh. Còn đáp án là yêu cầu chung đối với mọi thí sinh. Khi lập dàn ý, cần xác định cả dẫn chứng thì mới đủ chất liệu mà viết thành bài. Trong thực tế, khi gà bài cho học trò mình, các thầy luyện thi thường bày sẵn cho chúng cụ thể đến cả từng dẫn chứng để chúng cứ thế mà viết. Còn Đáp án bao giờ cũng chỉ nêu yêu cầu chung về ý. Dùng dẫn chứng nào là tùy thuộc vốn hiểu biết của từng em, miễn là làm sáng tỏ được ý ấy. Đáp án mà đòi hỏi đến dẫn chứng cụ thể thì tất thí sinh sẽ mất điểm nếu không có dẫn chứng đúng như thế. Đòi hỏi này càng đi ngược đối với loại đáp án mở.

4. Mặc nhiên cho câu 3a của cả đề C và D là kiểu đề so sánh là nhận thức lầm lẫn. Đề không ra về “so sánh”, mà chỉ ra “cảm nhận” về hai kết thúc (và hai đoạn thơ). Đáp án thì phải khớp với đề. Bởi thế, đáp án không thể yêu cầu thí sinh trình bày theo dạng đề so sánh một cách bắt buộc. Mà chỉ có thể nêu một yêu cầu nhỏ là “cảm nhận về những tương đồng và khác biệt” giữa chúng. Do đó, điểm phần này cũng cần phải phù hợp với mức độ của ý hỏi thôi.

5. Dường như NQT khá lơ mơ về thể loại truyện ngắn. Trong truyện ngắn, nhân vật không phải là hạt nhân. Hạt nhân là tình huống truyện. Nhân vật mờ, truyện ngắn vẫn sống, nhưng thiếu tình huống truyện, thì truyện ngắn lập tức chết ngay. Chi tiết nhỏ có thể làm nên nhà văn lớn, đó là qui luật của văn chương, trong truyện ngắn, vai trò của chi tiết càng lớn.

Để hiểu kĩ chi tiết, đôi khi phải nắm được toàn tác phẩm. Nên qua chi tiết cóthể kiểm tra về việc nắm toàn tác phẩm của thí sinh. Hai cái kết thúc ChíPhèo Vợ Nhặt thuộc loại này. Vả lại, đề D ra về chi tiết (ChíPhèo và Vợ Nhặt), đề C ra về nhân vật (Rừng xà nu) vậy là đề năm nay đã có quan tâm toàn diện cả chi tiết và nhân vật đối với thể loại truyện ngắn, chứ đâu có lệch như NQT nói.

6. Bài “tập làm văn” của học trò không phải là “sáng tác văn chương” của nhàvăn chuyên nghiệp. Nên vận dụng ý của Phạm Văn Đồng đối với giới sáng tác chuyên nghiệp để đánh giá bài thi văn của học trò là khập khiễng đến mức hoang tưởng. Mà ý Phạm Văn Đồng nói đối với tác phẩm nghệ thuật là phải 100% nội dung và 100% nghệ thuật chứ không phải 50% nọ với 50% kia như NQT nhớ nhầm.

Vài góp ý nhỏ, hy vọng TS Nguyễn Quang Trung xem lại để việc phát biểu có thểchuẩn hơn.

  • Văn Hữu

TRA CỨU ÐIỂM THI ÐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2012

1. Ðiểm thi đại học
Soạn tin: DT {Số báo danh} gửi 6524
Ðể nhận kết quả điểm thi ngay khi công bố

2. Ðiểm thi trọn gói
Soạn tin: DTG {Số báo danh} gửi 6724
Ðể nhận trọn gói điểm thi (bao gồm điểm thi, chỉ tiêu, xếp hạng)

3. Xếp hạng
Soạn tin: XH {Số báo danh} gửi 6524
Ðể biết thứ hạng của mình so với các thí sinh khác

4. Ðiểm chuẩn
Soạn tin: DC {Mã trường} {Mã khối} gửi 6724
Nhận điểm chuẩn ngay khi công bố