- Trong sự việc thầy phạt bằng đòn roi ở Thái Nguyên, khi cách nhìn nhận của các chuyên gia giáo dục và cơ quan quản lý luôn coi phụ huynh, học sinh là nạn nhân của phương pháp phản giáo dục thì chính bản thân họ laị một mực cho rằng mình nhận được nhiều lợi ích…

TIN LIÊN QUAN:
'Có những học sinh cũng cần phải đánh'

Vụ thầy đánh trò, phụ huynh đã nhầm lẫn

Clip: Thầy giáo đánh dã man nhiều học sinh

Phụ huynh Thái Nguyên đồng tình cách dạy 'yêu cho roi...'


Lý thuyết và thực tế vênh nhau?

Trong mắt các chuyên gia và cơ quan quản lý giáo dục, phương pháp phạt bằng đòn roi gây nên những hậu quả khó lường, cần loại bỏ thẳng ra khỏi học đường. Tuy nhiên, dù đưa ra cách giải thích hay giải pháp nào, chuyên gia và nhà quản lý đều vấp phải sự phản đối của độc giả.

Bạn đọc Hoàng Lê Thanh gửi phản hồi khi nghe đến một phương pháp kỷ luật tích cực: “Muốn biết tác dụng của "phương pháp kỷ luật tích cực", của "phương pháp giáo dục hiện đại" xin nhìn thẳng vào thực tế của giới trẻ trong xã hội hiện nay. Đừng có nhìn theo nền giáo dục của các nước phát triển để áp dụng một cách cứng nhắc vào nước ta.. Vì tư duy, tự nhận thức, dân trí, xã hội của họ phát triển hơn ta rất nhiều.. Vì vậy xin đừng lý thuyết suông nữa mà hãy nhìn nhận kết quả thực tế của các phương pháp giáo dục.”

Còn bạn đọc Phạm Bình Nguyên chỉ ra một thực tế: “Trách phạt trong trường học là phải "trách phạt tích cực" Nhưng đó là học sinh nó biết nhận thức, học sinh nó còn có ý thức trong nó. Còn học sinh mà không một chút nhận thức, không một chút lòng tự trọng, thì giáo dục bằng "mắt". Nói thì hay, làm được việc đó nói thật ít người làm được, mà người làm được thì cũng chỉ có thành công với ít học sinh.”

Những người có kinh nghiệm trực tiếp đứng lớp cũng đưa ra cách nhìn nhận khác với đòn roi. Độc giả tên Lan bày tỏ: “Tôi vừa là một phụ huynh, vừa là một người đã có nhiều năm trong nghề dạy học; Bàn về việc dùng roi dạy học sinh, tôi xin khẳng định- việc dùng roi để dạy phải là hình thức cuối cùng sau khi đã áp dụng các phương pháp khác. Việc dùng roi hợp lý (đánh vào mông, tay) có rất nhiều kết quả tích cực. Đánh mà thương như cha mẹ đánh con, đánh mà bản thân đứa trẻ phải nhận thức được nó bị đánh là đúng thì nên đánh.”

Trong khi đó, những người đang bị xem xét, định tội vì dùng đòn roi trong giáo dục học sinh thì lại được chính những “nạn nhân” lên tiếng ủng hộ và bảo vệ.

Bạn Lê Ngọc Diệp (Thái Nguyên), nhận mình là học sinh cũ của trung tâm ông Phạm Minh Tuấn nhận xét: “Chú là người rất có tâm với nghề, trước kia khi dạy chúng tôi chú xưng là chú với các con, quan tâm đến hoàn cảnh gia đình từng bạn, ai khó khăn chú cũng giúp đỡ, bạn nào học mãi không hiểu chú giữ lại nhà để kèm cặp thêm. Có học sinh đến học để chú bồi dưỡng kiến thức, có bạn kiến thức tốt nhưng cẩu thả cũng đến học vì chú rèn cho cả cách trình bày bài phải cẩn thận. Dù là ai, khi không còn học ở đây nữa chúng tôi vẫn rất kính trọng và yêu quý chú, vẫn coi chú là nhà giáo lớn trong đời. Bạn bè trong lớp tôi hồi đó cũng đã vào đại học, tốt nghiệp và có công việc tốt, không có ai "bị ảnh hưởng xấu tới nhân cách" như nhiều người lo ngại”.

Chuyên gia và nhà quản lý khăn khăng theo chủ trương không roi vọt của ngành giáo dục, trong khi đó, giáo viên, học sinh và phụ huynh, những người trong cuộc, những “bị cáo” và “nạn nhân” lại bảo vệ cho nhau. Sự mâu thuẫn thể hiện một lẫn nữa ngành giáo dục “trên bảo dưới không nghe” hay là hiện tượng cho thấy nếu đòn roi làm học sinh tiến bộ cả về nhận thức lẫn học tập, khiến học sinh tâm phục khẩu phục vì phải xem xét công bằng hơn với phương pháp này?

Trên một góc nhìn khác, cách dạy dỗ bằng roi này đã có gốc từ trong văn hóa giáo dục xưa, đã từng không chỉ được chấp nhận mà còn được biết ơn nên, đến ngày nay, vẫn còn những người tiếp nhận được nó mà không đau đầu xem xét đến những tác động này khác. Bởi vì, xét đến cùng, một phương pháp giáo dục thành hay bại phụ thuộc vào nhận thức của người tiếp nhận.

Cân nhắc và giới hạn

Ngày nay, khi xã hội chuyển mình làm xuất hiện những đối tượng giáo dục mới mẻ, nhạy cảm hơn và biết phản biện hơn, phương pháp “đòn roi” bắt đầu phải thay đổi theo. Đặc biệt, khi tâm lý học phát triển, người ta muốn tìm một hướng giáo dục, hướng phát triển tối ưu nhất cho trẻ em.

Một chuyên gia tâm lý giáo dục kể lại câu chuyện chị “hỏi thẳng” thầy mình về phương pháp giáo dục bằng đòn roi mà chị đã được nghe trong suốt một buổi hội thảo: “Thưa thầy, từ đầu đến cuối buổi hội thảo, tất cả các giáo sư, tiến sỹ đều nói rằng không được dùng roi vọt để giáo dục học sinh. Vậy em hỏi thật nhé, khi dạy học sinh và con cái, thầy có đánh chúng không?”

Vị giáo sư trả lời ngay: “Đánh chứ, sao lại không đánh!” và nhìn thẳng vào khuôn mặt đang căng ra vì ngạc nhiên của sinh viên. Ông giải thích: “Nhưng quan trọng là cái đánh đó như thế nào. Người thầy phải biết cân nhắc và giới hạn. Với những học trò đang tuổi ăn tuổi lớn, muốn phạt chúng bằng roi là cả một nghệ thuật và lương tâm.”

Như vậy, đòn roi bây giờ không còn đơn thuần theo kiểu “viết xấu là đánh cho sưng tay”, nói chuyện trong lớp là vụt thước kẻ..v.v.. Người thầy bắt đầu phải suy nghĩ, đánh như thế nào?

Nhưng một điều nữa cũng có thể thấy, giữa những trao đổi chính thức, công khai với những gì tự bản thân người giáo viên thấy là cần thiết để giáo dục học sinh của mình đã có sự vênh nhau. Vì vậy, mỗi khi một vụ việc phạt đòn bị “vỡ lở”, dư luận dễ sốc và theo đó, người quản lý sẽ hướng đến việc xử phạt.

Ngành giáo dục chủ trương không dùng đòn roi trong nhà trường. Nhưng nhiều giáo viên vẫn thừa nhận rằng, nếu không dùng hình phạt này, nhiều thầy cô phải bó tay trước những học sinh khó cảm hóa, “khó trị”. PGS.TS Nguyễn Thị Thanh Bình, ĐHSP Hà Nội còn cho rằng, hầu như ở đâu có giáo dục thì ở đó khó tránh khỏi có hiện tượng phải dùng đòn roi để giáo dục học sinh.

Khi các chuyên gia giáo dục học và tâm lý học chưa cải thiện được chất lượng giáo sinh cũng như chưa phổ biến đến đội ngũ giáo viên những phương pháp sư phạm hiệu quả hơn thì khó có thể đòi hỏi nhà trường giáo dục được những học sinh đặc biệt mà không phạt đòn?

  • Nguyễn Hường
     
TRA CỨU ÐIỂM THI ÐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2012

1. Ðiểm thi đại học
Soạn tin: DT {Số báo danh} gửi 6524
Ðể nhận kết quả điểm thi ngay khi công bố

2. Ðiểm thi trọn gói
Soạn tin: DTG {Số báo danh} gửi 6724
Ðể nhận trọn gói điểm thi (bao gồm điểm thi, chỉ tiêu, xếp hạng)

3. Xếp hạng
Soạn tin: XH {Số báo danh} gửi 6524
Ðể biết thứ hạng của mình so với các thí sinh khác

4. Ðiểm chuẩn
Soạn tin: DC {Mã trường} {Mã khối} gửi 6724
Nhận điểm chuẩn ngay khi công bố