- Tùy vào điều kiện và hoàn cảnh kinh tế của dân cư từng nơi mà mỗi trường học lại có những hình thức “tận thu” từ các loại hình dịch vụ trên danh nghĩa “tự nguyện” nhưng phụ huynh bắt buộc phải tham gia.


Những hình ảnh quảng cáo xuất hiện nhan nhản trong khuôn viên các trường học hiện nay. Ảnh chụp tại một số trường tiểu học, THCS tại Hà Nội.

Từ chuyện học

Chị Thu, nhà ở huyện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc có con chuẩn bị vào lớp 1 than thở: “Suốt mấy tháng hè cháu không được nghỉ mà phải tới trường. Các cô ở trường tiểu học yêu cầu vào lớp 1 thì phải biết ghép chữ, ghép vần. Từ “quy định” này nên phụ huynh dù không muốn cũng đành ngậm ngùi đưa con tới lớp học chữ”.

Gia đình làm nông nghiệp, 4 miệng ăn trông cả vào mấy sào ruộng nên mức thu 5.000 đồng/buổi/học sinh với vợ chồng chị Thu cũng là khoản đóng góp không hề nhỏ. Với mỗi cháu 150.000 đồng/tháng, một lớp hơn 40 cháu đã thu về 6 triệu đồng.

“Nhiều hôm đón con thấy cháu mệt, cứ tựa mặt vào mẹ mà ngủ suốt đường về phụ huynh nào cũng thương con mà không dám thắc mắc với giáo viên. Không biết vào năm học trường có đề ra những thoản thu gì khác nữa” – chị Thu tâm sự.

Trong lá thư và cuộc trò chuyện với PV, chị Thủy có con chuẩn bị lên lớp 5 một trường tiểu học tại Mai Động, Hà Nội không khỏi xót xa: “Vừa kết thúc năm học các cháu chưa kịp nghỉ hè thì con tôi, lớp 4 chọn đã phải học thêm hè ngay từ 1/6, tuần học 3 buổi, sang tháng 7 thì một tuần học 6 buổi.

Mặc dù lớp này là lớp phải học những bài học nâng cao và cần nhiều thời gian hơn các lớp trong khối nhưng chúng tôi nghĩ rằng các cháu còn là những mầm non đang ở độ tuổi lớn. Vì vậy vẫn cần thời gian cho các cháu nghỉ ngơi, để hưởng thụ tuổi thơ, được nghỉ một mùa hè bổ ích và lý thú nên không cần thiết phải học thêm quá nhiều như hiện nay”.

Với đồng lương công chức, mỗi tháng vợ chồng chị đã phải chi ra 1 triệu đồng cho con học thêm hè. Mỗi lớp “chọn” như vậy có trên dưới 50 học sinh.

Chị Minh, có con chuẩn bị vào lớp 1 tại một trường tiểu học công lập thuộc quận Thanh Xuân, Hà Nội cho biết: “Trường có mở 2 lớp tương tác. Qua tìm hiểu mình thấy mô hình lớp học này có những ưu điểm hơn lớp học thường nên đăng ký cho con học. Tuy nhiên mức tiền đóng cũng khá cao: từ mua máy chiếu, phần mềm học, bảng tương tác,…là 5 triệu đồng/cháu/5 năm. Trường yêu cầu đóng 1 lần”.

Trong khi đó, qua tìm hiểu ở Trường TH Thành Công B, quận Ba Đình chị Minh được biết mức phí này chỉ là 2.790.000 đồng/cháu/5 năm. Phụ huynh cũng được đóng làm hai đợt.

Thêm một khoản thu khác chị Minh phải đóng góp “tự nguyện” cho trường là 2 triệu đồng “cảm ơn” thầy cô vì con chị vì học trái tuyến.

Đến những khoản bắt buộc phải...tự nguyện

Với chị Thủy, con vào lớp chất lượng cao cũng đồng nghĩa với việc phải đóng nhiều tiền hơn. “Cứ vào cuối tháng 4, đầu tháng 5 hàng năm cháu lại về nhà giục bố mẹ phải đóng tiền sớm để con có sách nâng cao cho năm học mới. Sách nâng cao loại gì, của nhà xuất bản nào đều do trường tự quyết và quán triệt tới giáo viên. Như năm 2011 con mình phải đóng 400.000 đồng để mua một bộ sách như thế”.

Chị Thủy không khỏi băn khoăn: “Sách đó, tiền đó trường không thể không có ít nhiều phần trăm được đối tác trích lại cho(?)”.

Một phụ huynh có con học THPT ở quận Cầu Giấy tâm sự: “Trường cháu học hè nào cũng tổ chức học kỳ quân đội. Mỗi khóa từ 4 triệu đến 5 triệu đồng. Các cô bảo tự nguyện nhưng nói thêm “các cháu khác đều đi cả” thì ai dám nói không. Đây là hoạt động liên kết, mình nghĩ nếu không được gì thì liệu trường có làm hào hứng như vậy?”.

Một phụ huynh có con đang học lớp 3 ở một trường tiểu học khác thuộc quận Ba Đình cho biết: “Năm vừa rồi trường nói nhiều lớp thiếu điều hòa nên mỗi phụ huynh phải đóng từ 500.000 đồng đến 700.000 đồng lắp điều hòa cho con. Tiền tất nhiên trường thu thông qua hội cha mẹ học sinh để cho minh bạch”.

“Vừa rồi điều hòa hỏng vì đường dây điện quá nhỏ, quá tải trường cũng không sửa và nói “cái này phụ huynh phải lo”. Mà đây đâu phải việc của phụ huynh. Nhưng không lẽ cứ nhìn con mồ hôi nhễ nhại ngồi học trên lớp” – anh này bức xúc.

Chị Thủy bổ sung: “Đó là chưa kể mỗi lần trường phát động phong trào kế hoạch nhỏ, yêu cầu mỗi cháu học sinh phải tham gia ít nhất 3kg đến 4kg giấy vụn. Cháu nào góp nhiều sẽ được biểu dương. Vì thế nên mình nhớ có vị mang tới 30kg đến 40kg giấy tới để đóng cho con. Như vậy có còn là “kế hoạch nhỏ” và có khuyến khích tinh thần tự nguyện?”

Bài 6: Phụ huynh 'méo mặt' với phí trường tư

  • Phong Đăng

TRA CỨU ÐIỂM THI ÐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2012

1. Ðiểm thi đại học
Soạn tin: DT {Số báo danh} gửi 6524
Ðể nhận kết quả điểm thi ngay khi công bố

2. Ðiểm thi trọn gói
Soạn tin: DTG {Số báo danh} gửi 6724
Ðể nhận trọn gói điểm thi (bao gồm điểm thi, chỉ tiêu, xếp hạng)

3. Xếp hạng
Soạn tin: XH {Số báo danh} gửi 6524
Ðể biết thứ hạng của mình so với các thí sinh khác

4. Ðiểm chuẩn
Soạn tin: DC {Mã trường} {Mã khối} gửi 6724
Nhận điểm chuẩn ngay khi công bố