- Khẩu hiệu trong các trường học thời Xô viết được đánh giá là không kém hơn nhiều về hiệu quả giáo dục so với các bài hát thiếu nhi kinh điển. Nhưng nhiều khẩu hiệu Xô viết nặng về hô hào đến hôm nay đã chỉ thuộc về lưu trữ…

TIN BÀI LIÊN QUAN:

Liên Xô: Khẩu hiệu đi sâu vào nhu cầu hàng ngày

Các khẩu hiệu của nước Nga thì đi sâu vào nhu cầu hàng ngày, thiết thực, cụ thể, trình bày đẹp, kỹ thuật in ấn hiện đại.

Các khẩu hiệu cho thiếu nhi có sức sống, sức thuyết phục là các tác phẩm của những năm 50, thuộc về một vài tác giả thường là nữ. Phương châm sáng tác của các hoạ sĩ là “lý trí, thân thiện, vĩnh cửu (разумное, доброе, вечное). Dưới đây là những khẩu hiệu đến hôm nay vẫn còn ý nghĩa.

“Giáo viên vừa là bạn, vừa là thầy của thiếu nhi” của tác giả: Nina Vatolina (1956). Người giáo viên Liên Xô không chỉ cung cấp kiến thức, mà còn dạy dỗ trẻ em, hướng dẫn các em bước vào cuộc sống với hướng đích đúng đắn. Chữ trên bảng: “(Trẻ em) không cần chiến tranh”.

“Bà để cháu tự làm” của Ttác giả Sofia Nizovaya (1956). Trẻ em (và phụ huynh) cần lưu tâm rèn tính tự lập, khả năng tự học và trách nhiệm cá nhân đối với lao động từ khi còn nhỏ.

“Không được!” của tác giả Sofia Nizovaya (1955). Đội viên thiếu niên tiền phong tích cực tham gia thực hiện nghĩa vụ “công dân trẻ”, giữ gìn trật tự trị an, giáo dục thiếu niên chậm tiến…

“Không bắt chước gương xấu” của tác giả Evgeny Pozdnev (1957). Khẩu hiệu của thiếu niên xô viết là “thông minh, danh dự, lương tâm”, thẳng thắn phê bình các hành vi xấu (quay cóp, không giúp đỡ người cao tuổi, lôi thôi mất vệ sinh, nghịch dại).

“Hãy giữ gìn đôi mắt trẻ thơ, hãy tổ chức hợp lý việc nghỉ ngơi cho các em” của tác giả Leonid Aristov (1958).

“Hãy yêu lao động” của tác giả Sofia Nizovaya (1954). “Học thầy không tày học bạn”, các lứa tuổi noi gương nhau trong học tập và lao động.

Liên Bang Nga: Không nhiều khẩu hiệu

Ở nước Nga mới hiện nay, khẩu hiệu được sáng tác cho trường học không nhiều, thường xuất hiện vào một dịp nhất định. Dưới đây là khẩu hiệu cho lớp 1, vào ngày khai trường: “Chào trường học”.

Hôm nay khẩu hiệu cho học sinh thường có dạng các bảng biểu bằng các tông để trong cặp học sinh. Đó đồng thời là các bảng cửu chương, thời thể của động từ tiếng Anh… mà trẻ em hàng ngày cần đến trong quá trình học ở trường và ở nhà.

Các hướng dẫn cụ thể về cư xử, chẳng hạn khi tham gia giao thông được bé mang theo mình.

Không lảng tránh các biến đổi tiêu cực của xã hội, còn có các khẩu hiệu cảnh báo các tệ nạn nghiện rượu, hút thuốc, tiêm chích ma tuý… sâu sát hơn với đời sống học đường hôm nay.

“Đừng dụi tắt đời mình”

  • Lê Đỗ Huy (tổng hợp)

TRA CỨU ÐIỂM THI ÐẠI HỌC, CAO ĐẲNG NĂM 2012

1. Ðiểm thi đại học
Soạn tin: DT {Số báo danh} gửi 6524
Ðể nhận kết quả điểm thi ngay khi công bố

2. Ðiểm thi trọn gói
Soạn tin: DTG {Số báo danh} gửi 6724
Ðể nhận trọn gói điểm thi (bao gồm điểm thi, chỉ tiêu, xếp hạng)

3. Xếp hạng
Soạn tin: XH {Số báo danh} gửi 6524
Ðể biết thứ hạng của mình so với các thí sinh khác

4. Ðiểm chuẩn
Soạn tin: DC {Mã trường} {Mã khối} gửi 6724
Nhận điểm chuẩn ngay khi công bố