Với bài viết có tựa đề "tìm lời giải cho thực quyền của giáo sư Việt Nam trong bối cảnh hội nhập", PGS Ngô Tử Thành phân tích một số nội dung mà ông cho rằng bất cập với hy vọng các GS, PGS tương lai nhanh chóng được hưởng quyển lợi từ đề án đơn giản hóa thủ tục hành chính của Chính phủ (Đề án 30).
Để rộng đường dư luận, VietNamNet đăng tải ý kiến này và mong nhận được chia sẻ quan điểm của độc giả, bằng cách gửi email về: bangiaoduc@vietnamnet.vn. Xin trân trọng cảm ơn.
PHẦN 2: Quy định mới về giáo sư đã khoa học chưa?
Trước hết cần làm rõ danh từ “bổ nhiệm” là gì? Theo từ điển tiếng Việt, “bổ nhiệm” là giao phó quyền hạn cho một ai đó giữ trọng trách một công việc cụ thể nào đó.
Còn “bổ nhiệm” chức vụ là đặt ai đó vào một vị trí lãnh đạo để thực hiện nhiệm vụ quản lý. “Bổ nhiệm” phải đi kèm với “miễn nhiệm”, “bổ nhiệm” và “miễn nhiệm” là 2 cặp phạm trù đi liền nhau, không tách rời nhau, nếu không miễn nhiệm sẽ không tồn tại bổ nhiệm.
Nếu không miễn nhiệm mà vẫn bổ nhiệm thì việc bổ nhiệm mang tính hình thức.
Ví dụ: Chỉ khi Quốc hội miễn nhiệm chức Bộ trưởng Bộ GD-ĐT của ông Nguyễn Thiện Nhân thì việc bổ nhiệm ông Phạm Vũ Luận vào chức Bộ trưởng bộ giáo dục & đào tạo mới thực sự có ý nghĩa.
Theo Quyết đinh số1954/QĐ-BGDĐT và số 1955/QĐ-BGDĐT, ngày 17/5/2010, Bộ GD-ĐT đã bổ nhiệm 670 GS/PGS, kèm theo quyết định này không miễn nhiệm ai (từ năm 1975 đến nay chỉ mới tước bỏ chức danh 1 PGS).
Như vậy cách bổ nhiệm GS/PGS của Việt Nam không giống ai trên thế giới. Do có quyết định bổ nhiệm nên về hình thức cách phong GS/PGS của Việt Nam giống cách làm của một số nước, coi GS/PGS là chức vụ khoa học nhưng lại không miễn nhiệm (vinh danh suốt đời) nên phải xếp GS/PGS của Việt Nam là chức danh, một danh hiệu.
Sau khi "bổ nhiệm" GS/PGS theo Quyết đinh số1954/QĐ-BGDĐT và số 1955/QĐ-BGDĐT, người được bổ nhiệm cũng chẳng quản lý được ai, vì không ai giao quyền quản lý cho GS/PGS nếu vị đó không phải là người lãnh đạo. Trừ một số ít chuyển sang làm quản lý còn phần lớn GS/PGS được bổ nhiệm năm 2010 chẳng có nhiệm vụ gì mới.
Những tân GS/PGS sau bổ nhiệm vẫn làm chuyện mình đã và đang làm.
Do đó, việc "bổ nhiệm" GS/PGS chức vụ chỉ mang tính hình thức, vừa không đúng với bản chất của công việc vừa gây nhiều thủ tục hành chính, mất thời gian và tốn kém. Vì GS/PGS không có quyền, không có nhiệm vụ mới, không có hệ số lương mới nên cho dù có dùng rất nhiều danh từ mỹ miều gán tặng cho GS/PGS chức vụ thì thực chất GS/PGS của Việt Nam cũng chỉ là danh.
Tính đến 20/11/2010 Việt Nam có 9.000 GS/PGS nhưng gần 2/3 đã nghỉ hưu, đã chết hoặc chuyển sang công việc không liên quan đến giảng dạy, chỉ còn hơn 1/3 GS/PGS đang trực tiếp dạy học, và như thế tạo ra cảnh nhiều GS/PGS lại không còn là thầy, hay nói khôi hài "sư" nhưng lại không ở chùa.
PHẦN 4: GS Việt Nam: Hệ thống nào phù hợp?
Để rộng đường dư luận, VietNamNet đăng tải ý kiến này và mong nhận được chia sẻ quan điểm của độc giả, bằng cách gửi email về: bangiaoduc@vietnamnet.vn. Xin trân trọng cảm ơn.
PHẦN 2: Quy định mới về giáo sư đã khoa học chưa?
Trước hết cần làm rõ danh từ “bổ nhiệm” là gì? Theo từ điển tiếng Việt, “bổ nhiệm” là giao phó quyền hạn cho một ai đó giữ trọng trách một công việc cụ thể nào đó.
Còn “bổ nhiệm” chức vụ là đặt ai đó vào một vị trí lãnh đạo để thực hiện nhiệm vụ quản lý. “Bổ nhiệm” phải đi kèm với “miễn nhiệm”, “bổ nhiệm” và “miễn nhiệm” là 2 cặp phạm trù đi liền nhau, không tách rời nhau, nếu không miễn nhiệm sẽ không tồn tại bổ nhiệm.
Nếu không miễn nhiệm mà vẫn bổ nhiệm thì việc bổ nhiệm mang tính hình thức.
Ví dụ: Chỉ khi Quốc hội miễn nhiệm chức Bộ trưởng Bộ GD-ĐT của ông Nguyễn Thiện Nhân thì việc bổ nhiệm ông Phạm Vũ Luận vào chức Bộ trưởng bộ giáo dục & đào tạo mới thực sự có ý nghĩa.
Theo Quyết đinh số1954/QĐ-BGDĐT và số 1955/QĐ-BGDĐT, ngày 17/5/2010, Bộ GD-ĐT đã bổ nhiệm 670 GS/PGS, kèm theo quyết định này không miễn nhiệm ai (từ năm 1975 đến nay chỉ mới tước bỏ chức danh 1 PGS).
Như vậy cách bổ nhiệm GS/PGS của Việt Nam không giống ai trên thế giới. Do có quyết định bổ nhiệm nên về hình thức cách phong GS/PGS của Việt Nam giống cách làm của một số nước, coi GS/PGS là chức vụ khoa học nhưng lại không miễn nhiệm (vinh danh suốt đời) nên phải xếp GS/PGS của Việt Nam là chức danh, một danh hiệu.
Sau khi "bổ nhiệm" GS/PGS theo Quyết đinh số1954/QĐ-BGDĐT và số 1955/QĐ-BGDĐT, người được bổ nhiệm cũng chẳng quản lý được ai, vì không ai giao quyền quản lý cho GS/PGS nếu vị đó không phải là người lãnh đạo. Trừ một số ít chuyển sang làm quản lý còn phần lớn GS/PGS được bổ nhiệm năm 2010 chẳng có nhiệm vụ gì mới.
Những tân GS/PGS sau bổ nhiệm vẫn làm chuyện mình đã và đang làm.
Do đó, việc "bổ nhiệm" GS/PGS chức vụ chỉ mang tính hình thức, vừa không đúng với bản chất của công việc vừa gây nhiều thủ tục hành chính, mất thời gian và tốn kém. Vì GS/PGS không có quyền, không có nhiệm vụ mới, không có hệ số lương mới nên cho dù có dùng rất nhiều danh từ mỹ miều gán tặng cho GS/PGS chức vụ thì thực chất GS/PGS của Việt Nam cũng chỉ là danh.
Tính đến 20/11/2010 Việt Nam có 9.000 GS/PGS nhưng gần 2/3 đã nghỉ hưu, đã chết hoặc chuyển sang công việc không liên quan đến giảng dạy, chỉ còn hơn 1/3 GS/PGS đang trực tiếp dạy học, và như thế tạo ra cảnh nhiều GS/PGS lại không còn là thầy, hay nói khôi hài "sư" nhưng lại không ở chùa.
PHẦN 4: GS Việt Nam: Hệ thống nào phù hợp?
- PGS Ngô Tử Thành (Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông)