- Sau đợt công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư cuối cùng theo quyết định 174, sắp tới đây công việc này có giao hoàn toàn về các trường đại học?

Quá độ: Cần hội đồng công tâm và có năng lực thẩm định

PGS. TSKH. Phạm Đức Chính, Viện Cơ học, Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam, cho rằng "trước sau gì chúng ta cũng phải tiếp cận dần cách làm của thế giới".

Tuy nhiên, không phải nước nào cũng để các trường đại học tự chủ việc này. Ví dụ như Pháp cũng có Hội đồng cấp Nhà nước thông qua.

Sau mỗi lần "rộ" lên thông tin về mặt trái của việc công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư, chuyện "trả" lại hoàn toàn cho các trường lại được đề cập tới như một giải pháp mạnh mẽ.

Nhìn tổng thể, theo PGS Chính, trong bối cảnh của Việt Nam, nếu đưa việc xét duyệt về các trường ngay thì "sẽ có vấn đề".

“Cái dở của chính sách hiện nay là lại khuyến khích bổ nhiệm quan chức có bằng giáo sư, tiến sĩ. Nếu giao về các trường, người nọ người kia sẽ dùng cái danh đó để leo lên chức này chức kia trong chính quyền".

Nếu muốn giao tự chủ hoàn toàn cho các trường, trước hết môi trường đại học phải đảm bảo tính khoa học thuần túy, không đưa tiêu chuẩn bằng cấp trong việc bổ nhiệm chốn quan trường.

Quy trình hiện tại

Hội đồng chức danh giáo sư cấp cơ sở: Xét duyệt ở cấp trường

Hội đồng chức danh cấp ngành: Xét duyệt bước 2

Hội đồng chức danh cấp nhà nước: Xét duyệt cuối cùng và công nhận đạt chuẩn.

Các khâu này đều có thủ tục "bỏ phiếu kín"

Bổ nhiệm: Các trường đại học sẽ bổ nhiệm các giáo sư, phó giáo sư đã được Nhà nước công nhận

 

 Không chỉ PGS Chính, nhiều người trong giới nhìn nhận việc tiếp tục duy trì hội đồng nhà nước vẫn đang cần thiết.

Dự thảo công nhận chức danh giáo sư, phó giáo sư để thay thế cho quyết định 174 đã đưa ra một số tiêu chuẩn mới cho các chức danh này. Đây là những tiêu chuẩn được đánh giá là chặt chẽ hơn và đi vào thực chất hơn.

Với hệ thống xét duyệt chức danh GS, PGS thông qua các Hội đồng như hiện tại, theo ông Chính, có 2 yếu tố quan trọng nhất cần thay đổi.

Thứ nhất, GS, PGS phải có công bố quốc tế và phải là tác giả chính của công bố quốc tế đó, chứ không phải “ghé tên”. “Nghiên cứu sinh ghé tên với các thầy thì còn có thể chấp nhận được. Đã là GS, PGS thì hiển nhiên phải là tác giả chính. Đó là điều quan trọng”.

Thứ hai, quan trọng hơn là cần thay đổi các hội đồng ngành và Hội đồng Nhà nước.

“Những người ngồi hội đồng phải là những người có công bố quốc tế tốt, là tác giả chính của công bố quốc tế, là những người xuất sắc hơn người khác thì mới có năng lực thẩm định”. "Việc này có những cơ sở làm rất tốt, nhưng có những cơ sở tương đối dễ dãi, vàng thau lẫn lộn" – PGS. Chính nhận xét.

Ông cho rằng, với những ngành không có công bố quốc tế thì "đành chịu", nhưng với những ngành đã có nhiều công bố quốc tế tốt thì việc để người ngồi hội đồng có công bố “đuối” là không chấp nhận được.

Theo ông, hội đồng phải đảm bảo cả 2 yếu tố công tâm và có năng lực thẩm định.

“Thực ra, những người đã có công bố tốt thì họ có điều kiện để công tâm hơn. Hội đồng là yếu tố quan trọng để đảm bảo chất lượng” – ông khẳng định.

Tuy nhiên, PGS. Chính cũng cho rằng mỗi ngành lại có một đặc thù khác nhau, nếu khắt khe quá thì cũng khó, vì thế cần làm từng bước và tùy từng ngành. Năng lực thẩm định của hội đồng cũng thể hiện ở sự linh hoạt, và hội đồng giỏi mới có thể linh hoạt được.

Ông lấy ví dụ về một trường hợp bị đáng tiếc Trường ĐH Bách khoa Hà Nội. Ứng viên đã có hàng trăm công bố quốc tế nhưng chỉ vì thiếu tiêu chuẩn viết sách mà bị loại. “Với những người giỏi hơn hẳn các tiêu chí này kia thì có thể linh hoạt. Hội đồng giỏi mới có thể linh hoạt được. Với những người như thế thì họ thừa sức viết những loại sách mà tiêu chí yêu cầu, chỉ là thiếu thời gian”.

"Mọi tiêu chí chỉ là cái khung mang tính tương đối. Hội đồng đánh giá phải là những người có năng lực nếu muốn hội nhập quốc tế. Hội đồng cũng cần phải mở rộng, PGS cũng có thể ngồi hội đồng, chỉ cần công bố quốc tế tốt" - ông nhấn mạnh.

GS Ngôn ngữ Nguyễn Đức Dân (TP.HCM) bày tỏ: "Đã từng có hiện tượng những người xứng đáng nhưng thiếu điều kiện cần là tiềm lực tài chính nên trượt là đương nhiên. Đây là tệ nạn của xã hội vì vậy rất cần sự công tâm của hội đồng, những người cầm cần nảy mực".

Một giảng viên có gần 30 bài báo đăng trên các tạp chí quốc tế thuộc hệ thống ISI, Scopus, hiện đang công tác ở một trường đại học công lập chia sẻ:

“Tôi và một số đồng nghiệp hiện đang làm những công việc giống như các trường đại học trên thế giới đang làm. Và chúng tôi cũng chẳng quan tâm đến chuyện chức danh kia nữa".

Theo anh, nếu có một môi trường chính sách đồng bộ thì việc xét duyệt thông qua các hội đồng chức danh hay giao về các trường sẽ đều tốt cả.

“Như hiện tại, nếu giao về trường, không cẩn thận thì câu chuyện vẫn sẽ như cũ. Những trường như ĐH Tôn Đức Thắng, ĐH Duy Tân…, cần những người làm thật, có bài báo thật để nâng đẳng cấp quốc tế về nghiên cứu. Họ sẵn sàng đầu tư cho nghiên cứu. Nhiều trường công lập không làm được điều đó. Người ta phải cân bằng số tiền đó cho các loại đề tài".

Anh cũng nhìn nhận những tiêu chuẩn mới được cho là cao hơn, thực chất hơn như dự thảo thay thế cho quyết định 174 là những điểm tiến bộ. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện tại và với cung cách không thay đổi như hiện nay... thì những người muốn đều có thể "đáp ứng" những tiêu chí này.

Nói một cách ngắn gọn, “chừng nào lên được PGS là tăng lương thêm 6 triệu đồng thì còn những chuyện đó. Còn nếu lên PGS không được tăng lương, mà là muốn cống hiến bằng sản phẩm đẳng cấp quốc tế, câu chuyện sẽ khác”.

Giáo sư cũng như... thợ bậc 7, nên bỏ "giáo sư nhà nước"

PGS Nguyễn Văn Sen, Hiệu trưởng Trường ĐH Khoa học xã hội và Nhân văn, ĐHQG TP.HCM là một trong 85 người đạt tiêu chuẩn GS đợt này. Khi đặt câu hỏi “ông nghĩ gì khi đi cùng “chuyến tàu 174"?”, ông Sen nói: “Tôi làm quản lý nên không có nhiều thời gian cho nghiên cứu khoa học, vì vậy phải tích lũy dần, nay mới đủ chuẩn nên nộp hồ sơ”.

Ông Sen nhìn nhận: “Nếu chuyển cho các trường tự quyết định, trường nhỏ sẽ lệ thuộc vào trường lớn, nêu đốt cháy giai đoạn thực hiện như thế giới là chưa được ngay. Tuy nhiên, trong tương lại việc này phải điều chỉnh để theo thông lệ quốc tế".

Theo ông, những tiêu chuẩn mới đã chú ý đến hội nhập quốc tế. Đối với ngành khoa học tự nhiên, việc này “dễ thở”, nhưng với ngành khoa học xã hội nhân văn, 1 - 2 bài báo quốc tế không đơn giản. “Đây cũng là lý do mà 1/3 trong số 1.266 ứng viên đạt chuẩn GS, PGS năm nay không có công bố quốc tế. Hội nhập quốc tế là một quá trình, chứ không phải ngày một, ngày hai”.

Từ năm 2015, Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) gây chú ý với ý định tự công nhận và bổ nhiệm chức danh giáo sư. Đến nay, nhà trường đang sử dụng khái niệm "giáo sư" cho các chức vụ chuyên môn, gồm: giáo sư trợ lý, giáo sư dự bị và giáo sư thực thụ. Khi được bổ nhiệm các chức vụ này, số lương sẽ tăng lên đáng kể. Sau một số năm nhất định không có sản phẩm khoa học theo chuẩn, nhân sự sẽ bị miễn nhiệm, trở về giảng viên bình thường.

Đã có nhiều người trong giới nêu ý kiến cần phải xem giáo sư, phó giáo sư là những bậc cao nhất trong các thang bậc nghề nghiệp ở đại học. Như vậy, đó là các vị trí công việc, tương tự như thợ bậc 7 trong thang bậc thợ nghề. Cách "định vị" này sẽ giúp các chức danh giáo sư, phó giáo sư trở lại đúng thực chất, không còn là thứ "danh hiệu" để ban tặng cho những người muốn "làm sang" ngoài xã hội. Khi đó, nó là câu chuyện tự chủ, "tự bơi" cuả các trường đại học.

Khi soạn thảo luật Giáo dục Đại học, đã có đề xuất cần phải định nghĩa giáo sư là chức danh của giảng viên đại học. Tuy nhiên điều này chưa được ngã ngũ.

Ông Lê Trường Tùng, Chủ tịch Hội đồng quản trị Trường ĐH FPT nhìn nhận việc đưa giáo sư lên “thượng tầng kiến trúc” với chức danh mang tính quốc gia như hiện nay là không hợp lý, lẽ ra chỉ nên ở mức “hạ tầng kỹ thuật” của các trường đại học là phù hợp.

Do đó, "nên bỏ giáo sư nhà nước. Việc công nhận/bổ nhiệm giáo sư là của các trường đại học, và giáo sư là giáo sư của một trường cụ thể".

Theo GS Nguyễn Đức Dân, về lâu dài việc công nhận/bổ nhiệm giáo sư, phó giáo sư nên để các trường đại học tự quyết định như Trường ĐH Tôn Đức Thắng hiện nay. “Trước sau gì thì cũng phải đi theo xu hướng chung của thế giới chứ không thể đi một đường riêng như hiện này. Khi thực hiện như vậy sẽ có những người sẽ không xứng đáng nhưng đây là sự cạnh tranh của trường”.

Ông Võ Văn Sen, 1 trong 85 tân giáo sư năm 2017:

 

Tôi không buồn khi xã hội bày tỏ nghi hoặc về chất lượng ứng viên đạt chuẩn vì đây là ý kiến cá nhân. Chất lượng của 1.226 giáo sư, phó giáo sư năm 2017 sẽ dựa vào cách làm việc của hội đồng chức danh xét duyệt có nghiêm túc hay không, còn bản thân người nộp hồ sơ thì phải tin tưởng ở hội đồng. Chân lý là cụ thể chứ không chung chung, làm tổn thương những cá nhân xứng đáng”. 

 

 Nguyễn Thảo - Lê Na

Tăng đột biến giáo sư, phó giáo sư: Các trường nói gì?

Tăng đột biến giáo sư, phó giáo sư: Các trường nói gì?

Lãnh đạo một số trường đại học cho biết có tâm lý lo ngại, cấp tập ở các ứng viên trong đợt xét tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017.

"Bùng nổ" thạc sĩ, tăng đột biến phó giáo sư

"Bùng nổ" thạc sĩ, tăng đột biến phó giáo sư

Dự kiến hay đổi quy định xác định chỉ tiêu tuyển sinh, số lượng giáo sư, phó giáo sư tăng đột biến, bùng nổ các cơ sở đào tạo bậc thạc sĩ... là những tin tức giáo dục nổi bật tuần qua.  

Tân giáo sư, phó giáo sư nào có nhiều bài báo khoa học nhất?

Tân giáo sư, phó giáo sư nào có nhiều bài báo khoa học nhất?

Trong 1.226 người đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2017 có 1 người đạt chuẩn giáo sư và 3 người đạt chuẩn phó giáo sư có nhiều bài báo quốc tế ISI/ Scopus, có chỉ số ảnh hưởng cao.  

Ngành nào có nhiều giáo sư nhất năm 2017?

Ngành nào có nhiều giáo sư nhất năm 2017?

Trong 85 ứng viên đạt chuẩn giáo sư năm 2017 được Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước công bố có nhiều thông tin đáng chú ý.  

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đạt chuẩn giáo sư năm 2017

Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến đạt chuẩn giáo sư năm 2017

Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đạt chuẩn giáo sư năm 2017 - theo danh sách công bố những người đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư do Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước công bố.

Tân giáo sư trẻ nhất năm 2017 từng là phó giáo sư trẻ nhất năm 2011

Tân giáo sư trẻ nhất năm 2017 từng là phó giáo sư trẻ nhất năm 2011

Hội đồng chức danh giáo sư Nhà nước vừa công bố ứng viên đạt chuẩn giáo sư, phó giáo sư năm 2017. Trong những người được công nhận đạt chuẩn, tân giáo sư trẻ nhất năm 2017 sinh năm 1982, năm nay tròn 36 tuổi. 

Số lượng phó giáo sư tăng đột biến: Có phải "chạy vét"?

Số lượng phó giáo sư tăng đột biến: Có phải "chạy vét"?

Ứng viên đạt tiêu chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2017 tăng gần 60% so với năm trước.