Bộ trưởng Bộ Công thương Vũ Huy Hoàng khẳng định, Việt Nam sẽ chỉ xây dựng nhà máy điện hạt nhân khi đảm bảo an toàn cho môi trường và cuộc sống người dân.
TIN LIÊN QUAN
Những sự cố liên tiếp tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I của Nhật Bản do động đất và sóng thần gây ra khiến không ít người dân lo ngại về vấn đề an toàn của nhà máy điện hạt nhân đầu tiên mà Việt Nam có kế hoạch xây dựng tại Ninh Thuận vào năm 2014. Tuy nhiên, lãnh đạo các cơ quan chức năng và các nhà khoa học đều khẳng định nhà máy điện hạt nhân được xây dựng tại Việt Nam sẽ an toàn hơn.
Trong bài trả lời báo SGTT, PGS.TS Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử, cho biết, công nghệ nhà máy điện hạt nhân Fukushima I của Nhật được xây dựng vào thập niên 70, thuộc thế hệ thứ 2, vẫn là sử dụng nguyên lý an toàn chủ động (active safety features), tức là hệ thống làm nguội lò phản ứng sử dụng nguồn năng lượng điện từ máy phát diezel trong trường hợp khẩn cấp. Chính vì vậy, khi mất điện, hệ thống làm mát khẩn cấp đã không hoạt động được dẫn đến sự cố mất nước, làm tăng nhiệt độ và áp suất vùng hoạt động lò phản ứng, gây ra cháy nổ…
Ở Việt Nam, theo Bộ trưởng Bộ Công thương, Vũ Huy Hoàng thì Nghị quyết của Quốc hội đã khẳng định, nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận phải sử dụng lò phản ứng hiện đại thuộc thế hệ thứ 3 hoặc 3+, hoạt động theo nguyên lý an toàn thụ động. Vì vậy, nếu xảy ra sự cố như ở nhà máy Fukushima I thì nhà máy sẽ tự động xử lý, không cần tác động của con người cũng như không cần sử dụng nguồn điện bổ sung, đảm bảo độ an toàn và kinh tế.
Thông tin này cũng đã được Ban Chuẩn bị đầu tư dự án Điện hạt nhân và Năng lượng Nguyên tử phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận tổ chức buổi giải thích, cung cấp thông tin cho người dân địa phương trong hai ngày 17 và 18/3 vừa qua.
Ngoài ra, trong bài trả lời phỏng vấn đăng trên báo Công thương, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng cho biết, bên cạnh việc lựa chọn công nghệ, địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân của Việt Nam cũng đã được tính toán mức độ an toàn rất kỹ dựa trên rất nhiều tiêu chí, trong đó, tiêu chí an toàn cho con người và môi trường sẽ được đặt lên hàng đầu.
Bộ trưởng khẳng định trong quá trình xây dựng báo cáo khả thi, việc khảo sát độ an toàn không chỉ đánh giá nền đất, địa chất, khả năng xảy ra động đất mà còn quan tâm cả tới khả năng bị ảnh hưởng bởi chấn động từ các khu vực xung quanh. Từ nay đến năm 2014 là thời gian các đơn vị nghiên cứu hoàn thành báo cáo khả thi. Việc dự án có tiếp tục triển khai hay không sẽ phụ thuộc vào những kết quả nghiên cứu ở báo cáo khả thi. Nếu phát hiện có những yếu tố chưa đảm bảo an toàn cho người dân thì sẽ không triển khai.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng khẳng định điện hạt nhân là một hướng đi tất yếu trong điều kiện nguồn năng lượng truyền thống đang ngày càng cạn kiệt, các nguồn năng lượng tái tạo như thủy điện thì hiệu quả kinh tế lại không cao. Trong khi đó, năng lượng hạt nhân lại hoàn toàn sạch (trong khía cạnh khai thác và sử dụng), đã và đang được nhiều nước trên thế giới sử dụng rất hiệu quả. Những ảnh hưởng do sự cố như động đất, sóng thần thì hoàn toàn có thể giảm thiểu và phòng tránh nếu thiết kế theo đúng công nghệ hiện đại hiện nay. Mục tiêu của Việt Nam là sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình và phải đảm bảo an toàn tối đa.
Lê Văn (Tổng hợp)
TIN LIÊN QUAN
Những sự cố liên tiếp tại nhà máy điện hạt nhân Fukushima I của Nhật Bản do động đất và sóng thần gây ra khiến không ít người dân lo ngại về vấn đề an toàn của nhà máy điện hạt nhân đầu tiên mà Việt Nam có kế hoạch xây dựng tại Ninh Thuận vào năm 2014. Tuy nhiên, lãnh đạo các cơ quan chức năng và các nhà khoa học đều khẳng định nhà máy điện hạt nhân được xây dựng tại Việt Nam sẽ an toàn hơn.
Nhà máy điện hạt nhân Việt Nam sẽ an toàn hơn. |
Trong bài trả lời báo SGTT, PGS.TS Vương Hữu Tấn, Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử, cho biết, công nghệ nhà máy điện hạt nhân Fukushima I của Nhật được xây dựng vào thập niên 70, thuộc thế hệ thứ 2, vẫn là sử dụng nguyên lý an toàn chủ động (active safety features), tức là hệ thống làm nguội lò phản ứng sử dụng nguồn năng lượng điện từ máy phát diezel trong trường hợp khẩn cấp. Chính vì vậy, khi mất điện, hệ thống làm mát khẩn cấp đã không hoạt động được dẫn đến sự cố mất nước, làm tăng nhiệt độ và áp suất vùng hoạt động lò phản ứng, gây ra cháy nổ…
Ở Việt Nam, theo Bộ trưởng Bộ Công thương, Vũ Huy Hoàng thì Nghị quyết của Quốc hội đã khẳng định, nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận phải sử dụng lò phản ứng hiện đại thuộc thế hệ thứ 3 hoặc 3+, hoạt động theo nguyên lý an toàn thụ động. Vì vậy, nếu xảy ra sự cố như ở nhà máy Fukushima I thì nhà máy sẽ tự động xử lý, không cần tác động của con người cũng như không cần sử dụng nguồn điện bổ sung, đảm bảo độ an toàn và kinh tế.
Thông tin này cũng đã được Ban Chuẩn bị đầu tư dự án Điện hạt nhân và Năng lượng Nguyên tử phối hợp với Hội Nông dân tỉnh Ninh Thuận tổ chức buổi giải thích, cung cấp thông tin cho người dân địa phương trong hai ngày 17 và 18/3 vừa qua.
Ngoài ra, trong bài trả lời phỏng vấn đăng trên báo Công thương, Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng cho biết, bên cạnh việc lựa chọn công nghệ, địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân của Việt Nam cũng đã được tính toán mức độ an toàn rất kỹ dựa trên rất nhiều tiêu chí, trong đó, tiêu chí an toàn cho con người và môi trường sẽ được đặt lên hàng đầu.
Bộ trưởng khẳng định trong quá trình xây dựng báo cáo khả thi, việc khảo sát độ an toàn không chỉ đánh giá nền đất, địa chất, khả năng xảy ra động đất mà còn quan tâm cả tới khả năng bị ảnh hưởng bởi chấn động từ các khu vực xung quanh. Từ nay đến năm 2014 là thời gian các đơn vị nghiên cứu hoàn thành báo cáo khả thi. Việc dự án có tiếp tục triển khai hay không sẽ phụ thuộc vào những kết quả nghiên cứu ở báo cáo khả thi. Nếu phát hiện có những yếu tố chưa đảm bảo an toàn cho người dân thì sẽ không triển khai.
Bộ trưởng Vũ Huy Hoàng cũng khẳng định điện hạt nhân là một hướng đi tất yếu trong điều kiện nguồn năng lượng truyền thống đang ngày càng cạn kiệt, các nguồn năng lượng tái tạo như thủy điện thì hiệu quả kinh tế lại không cao. Trong khi đó, năng lượng hạt nhân lại hoàn toàn sạch (trong khía cạnh khai thác và sử dụng), đã và đang được nhiều nước trên thế giới sử dụng rất hiệu quả. Những ảnh hưởng do sự cố như động đất, sóng thần thì hoàn toàn có thể giảm thiểu và phòng tránh nếu thiết kế theo đúng công nghệ hiện đại hiện nay. Mục tiêu của Việt Nam là sử dụng năng lượng nguyên tử vì mục đích hòa bình và phải đảm bảo an toàn tối đa.
Lê Văn (Tổng hợp)