Theo trang Al-Jazeera của Nga, Nhật Bản đã đề nghị Nga gửi gấp cho họ Nhà máy nổi xử lý phóng xạ bằng cách làm đông rắn chất lỏng bị nhiễm xạ từ Nhà máy điện hạt nhân đang gặp sự cố nghiêm trọng.

TIN LIÊN QUAN

Chưa biết chính xác nguồn rò rỉ phóng xạ

Vẫn chưa biết chính xác nguồn rò rỉ phóng xạ.

Sau khi đã kêu gọi sự trợ giúp từ Pháp và Mỹ, nay Nhật đã đề nghị Nga gửi gấp cho họ nhà máy nổi xử lý phóng xạ mang tên Suzuran, đã từng được dùng để giải quyết hậu quả vụ nổ tàu ngầm nguyên tử Nga tại Vladivostok. Suzuran, là một trong những nhà máy lớn nhất thế giới xử lý chất lỏng nhiễm xạ bằng hoá chất và trữ trong các bể xi măng. Nó có thể xử lý 35 mét khối chất thỏi lỏng mỗi ngày và 7.000 mét khối/năm.

Công ty điện lực Tokyo (TEPCO), cơ quan vận hành nhà máy hạt nhân đã bắt đầu phải đổ 11.500 tấn nước biển hàm lượng chất phóng xạ thấp dùng để làm lạnh những thanh nhiên liệu bị nóng lên để giải phóng cho các bể chứa cần dùng để lưu trữ nước bị nhiễm xạ ở mức cao hơn.

Các kỹ sư cũng có kế hoạch chế tạo hai tấm màn che ngoài biển bằng vải polyeste để ngăn nước nhiễm xạ cao hơn từ nhà máy chảy ra.  3 tuần trôi qua kể từ trận động đất 9 độ Richter và sóng thần lớn tràn vào phía đông bắc nước Nhật làm hư hại nhà máy, các kỹ sư gặp khó khăn trong việc kiểm soát tình hình và ngặn chặn sự rò rỉ phóng xạ.

Một thảm họa gây thiệt hại lớn nhất

Phòng kiểm soát lò phản ứng số 2 do TEPCO cung cấp hôm 26/3. Ảnh: AFP/TTXVN.

TEPCO hôm thứ ba nói, họ bắt đầu phải trả “tiền chia buồn” tới chính quyền địa phương để trợ giúp những người phải sơ tán ra khỏi vùng ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng phóng xạ.

Công ty đang đối mặt với khoản tiền đền bù khổng lồ nhưng trước hết phải chi vào việc ngăn ngừa các tổn thất đang ngày một tăng lên.

Các nhà phân tích của Ngân hàng Mỹ dự kiến tiến đền bù sẽ lên đến 130 tỷ đôla nếu cuộc khủng hoảng kéo dài trong nhiều năm và TEPCO cùng với chính phủ phải đứng ra giải quyết.

Đây là thảm hoạ thiên nhiên “đắt giá” nhất thế giới gây ra những thiệt hại có tính dây chuyền, đe doạ quá trình phát triển kinh tế của Nhật Bản và đồng yen, cũng như hoạt động của những tập đoàn xuyên quốc gia của Nhật, từ chế tạo linh kiện bán dẫn đến đóng tàu.
Trận động đất và sóng thần đã để lại 28.000 người chết và mất tích, hàng nghìn người mất nhà cửa và toàn bộ tài sản tại vung đông bắc.

Một quan chức của TEPCO đã khóc khi chia buồn với mọi người: “Chúng tôi vô cùng xin lỗi từng người dân sống trong vùng vì những gì đã xảy ra”. Cổ phiếu của TEPCO đã giảm đến mức kỷ lục là 376 yên và đây là một tai nạn hạt nhân tồi tệ nhất từ sau vụ Trecnobưn năm 1986.

Bảo Châu