- Hội nghị Thượng đỉnh III La Haye diễn ra trong tình hình thế giới diễn biến bất ngờ không lường trước được. Vậy nên, nếu nội dung, tôn chỉ mục đích đề ra từ các Hội nghị trước nay không thay đổi; hay mục tiêu đặt ra nhiều năm nay vẫn không chuyển hướng, thì quả là một điều còn bất ngờ hơn.
Quang cảnh Bế mạc Hội nghị Thượng đỉnh An ninh Hạt nhân III ở La Haye (Hà Lan), 26/3/2014. Theo TTXVN |
Trước hết, Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ III ở La Haye, Hà Lan diễn ra chính xác đúng hai ngày (24/3/2014-15/3/2014), chương trình nghị sự của các phiên họp toàn thể, các cuộc họp chuyên đề, các cuộc tiếp xúc tay 2, tay 3, tay ”7” (hay 8-1), v.v… cho đến việc thông qua Bản Thông cáo chung quan trọng tổng kết Hội nghị, tất cả được bảo đảm chuẩn xác như sự “sắp xếp thứ tự của cấu trúc của một hạt nhân nguyên tử vậy”.
Trong tinh thần khẩn trương và bận rộn, không chỉ với công việc của Hội nghị mà cả nhiều mối quan tâm bề bộn “năm châu bốn biển khác”, các đại biểu đến từ 53 nước; trong đó có Việt Nam do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam, vẫn tham dự và đóng góp tích cực vào tất cả nội dung thuộc chương trình nghị sự của Hội nghị, làm phong phú thêm các biện pháp tăng cường an ninh hạt nhân, giảm thiểu nguy cơ khủng bố hạt nhân trên thế giới. Đồng thời, kết hợp kiểm điểm và đánh giá tiến bộ đạt được, ghi nhận hầu hết các cam kết do các thành viên đưa ra qua các thời kỳ; kể từ Hội nghị Thượng đỉnh I (Washington, 2010), qua Hội nghị II (Seoul, 2012) và đến Hội nghị III (La Haye, 2014) hiện nay.
Một trong những sự kiện bất ngờ nhất xảy ra ngay trước khi Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân III La Haye có khả năng làm hỏng Hội nghị này chính là sự kiện Crưm (từ biểu tình, xung đột…đến trưng cầu ý kiến, bỏ phiếu tách khỏi Ukraina và cuối cùng là nhập vào nước Nga). Sự kiện này không chỉ dẫn đến mối quan hệ căng thẳng Nga – Ukraina, còn ảnh hưởng các sự kiện khác tương tự trên thế giới, và đặc biệt dẫn đến mối quan hệ giữa các nước lớn và có tiềm lực kinh tế mạnh giữa hai bờ Đại Tây Dương.
Và cũng thật bất ngờ, may mắn nữa, ngay trong tình hình này, các quốc gia thuộc Hội nghị Thượng đỉnh an ninh hạt nhân, qua tuyên bố, qua phát biểu trên diễn đàn hội nghị và qua thông báo chung được ký kết, vẫn khẳng định cam kết đối với các mục tiêu chung giải trừ vũ khí hạt nhân, không phổ biến hạt nhân và sử dụng năng lượng hạt nhân vào mục đích hòa bình; tăng cường an ninh hạt nhân, giảm thiểu nguy cơ khủng bố; đề cao trách nhiệm cơ bản của các quốc gia trong bảo đảm an ninh hạt nhân, nhấn mạnh sự cần thiết phải tăng cường và phối hợp tốt hơn nữa hoạt động hợp tác quốc tế trong lĩnh vực an ninh hạt nhân.
Đặc biệt, Thông cáo chung của Hội nghị La Haye cũng nhấn mạnh cần có một cấu trúc an ninh hạt nhân quốc tế mạnh mẽ và toàn diện hơn với vai trò trung tâm của Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA), đồng thời khẳng định các biện pháp tăng cường an ninh hạt nhân không làm ảnh hưởng đến quyền lợi của các quốc gia đang phát triển và sử dụng năng lượng hạt nhân cho các mục đích hoà bình. La Haye III quyết định hoan nghênh và trao cho Hoa Kỳ chủ trì tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh An ninh hạt nhân lần thứ IV vào năm 2016.
Rõ ràng, Hội nghị Thượng đỉnh III La Haye, dù diễn ra trong tình hình thế giới biến động và đầy mối đe dọa, vẫn diễn ra khá suôn sẻ, không chệch hướng nội dung và tôn chỉ mục đích đề ra. Hội nghị vẫn đáp ứng mong ước của các dân tộc làm phong phú thêm các biện pháp tăng cường an ninh hạt nhân, giảm thiểu nguy cơ khủng bố hạt nhân trên thế giới.
Mặc dù…, mặc dù thế giới đang đứng trước những mối nguy hiểm mới, tuy không trực tiếp liên hệ với an ninh hạt nhân thế giới. Những mối nguy hiểm tương tự với bán đáo Crưm và nước Ukraine như bang Alaska và nước Mỹ, vùng Transnistria và nước Moldova. Hoặc số phận của hiệp ước quân sự Đức – Nga, hợp đồng dầu khí (của Nga) hay khí lỏng (của Mỹ) với các nước EU v.v. và v.v.
Dẫu còn có các dư âm nói trên sinh ra trước, trong và sau La Haye III, Hội nghị Thượng đỉnh Hạt nhân ở La Haye III là một sự kết thúc khó có thể tốt đẹp hơn.
Minh Trần