Các công nhân thuộc Tập đoàn điện lực Tokyo (TEPCO) tham gia những nỗ lực bình ổn tình hình tại nhà máy điện hạt nhân gặp sự cố Fukushima số 1 của Nhật hiện đang đối mặt với nguy cơ suy nhược cơ thể hoặc chết vì làm việc quá sức, một bác sĩ mới thăm khám cho họ nhận định.
TIN BÀI LIÊN QUAN
Hãng thông tấn Kyodo của Nhật dẫn lời bác sĩ Takeshi Tanigawa cho biết, các công nhân làm nhiệm vụ tại Fukushima không chỉ đang thực hiện những công việc nguy hiểm trong các điều kiện khắc nghiệt mà còn cảm thấy áp lực trách nhiệm khi là nhân viên của tập đoàn điều hành nhà máy điện hạt nhân gặp sự cố.
Ông Tanigawa - một giáo sư thuộc Trường Y, Đại học Ehime - đã trở thành bác sĩ điều trị bán thời gian cho các nhân viên thuộc hai nhà máy điện hạt nhân của Nhật ở Fukushima từ năm 1991. Theo ông, nhiều công nhân đang đối mặt với vô số căng thẳng khi một vài trong số họ may mắn thoát chết qua "thảm họa kép" động đất - sóng thần ngày 11/3 và hàng loạt vụ nổ khí hydro tại các lò phản ứng của nhà máy tiếp sau đó, trong lúc số khác đã mất hết nhà cửa hoặc phải chứng kiến người thân hoặc bạn bè tử nạn.
"Nhiều công nhân than phiền về việc khó ngủ. Các nguy cơ về áp lực và tử vong vì làm việc lao lực sẽ tăng hơn nữa nếu tình trạng này tiếp diễn", bác sĩ Tanigawa cho hay sau khi thăm khám cho khoảng 90 công nhân của TEPCO tại nhà máy Fukushima số 2 lân cận. Ông nói thêm rằng, một số công nhân cũng đang rất lo lắng về việc nhiễm phóng xạ và những ảnh hưởng lâu dài của việc đó đối với sức khỏe của họ.
Ông Tanigawa kể, vào cuối mỗi ngày, các công nhân làm việc tại nhà máy gặp sự cố Fukushima số 1 luôn được khử độc và đưa tới nhà máy Fukushima số 2, nằm cách đó 10km về phía nam, để ngủ trên sàn một phòng tập thể dục. Họ được trang bị túi ngủ, chăn và cả chiếu tatami để chống chọi với cái lạnh.
Trong số các công nhân có một người được giao làm nhiệm vụ 24/24 giờ và không được ra ngoài.
Các công nhân cũng có một chế độ ăn uống nghèo nàn, tập trung vào các loại thực phẩm đóng hộp và đóng gói, mặc dù họ hiện có thể được dùng ba bữa một ngày, tăng so với một bữa mỗi ngày lúc ban đầu. Họ thường làm việc theo ca với 4 ngày làm và 2 ngày nghỉ, nhưng thậm chí không thể tắm trong 4 ngày thực hiện nhiệm vụ dù đổ mồ hôi rất nhiều trong các bộ đồ bảo hộ chống bức xạ, không thấm nước.
"Không thể cảm thấy sạch sẽ, họ không chỉ dễ bị mắc các bệnh khác nhau và biến chứng về da mà còn có thể phạm sai sót trong công việc của mình", ông Tanigawa cảnh báo. Thông qua việc trò chuyện với khoảng 30 công nhân, vị bác sĩ này nhận thấy họ bị căng thẳng nặng nề, không chỉ vì áp lực của nhiệm vụ mà còn vì lời cầu khẩn không nên đi làm nữa của các thành viên gia đình.
Một công nhân mất nhà trong thảm họa "kép" thậm chí cảm thấy bản thân đang tiếp xúc với những nhận thức tiêu cực tại nơi tạm trú dành các nhân viên nghỉ ca.
Bác sĩ Tanigawa bày tỏ thêm rằng: "Hơn 80% công nhân đang làm nhiệm vụ có nhà trong vòng bán kính 20km kể từ nhà máy hạt nhân và một vài trong số họ đã bị mất các thành viên trong gia đình. Những lo lắng về nhà cửa và mạng sống dường như sẽ tiếp tục vắt kiệt sức của họ. Đối với một số công nhân, việc không thể xác thực sự an toàn của gia đình trong một tuần làm việc kéo dài cũng gây ra căng thẳng. Mặt khác, họ có xu hướng cảm thấy mắc nợ khi làm việc cho một công ty gây sự cố và vì vậy không thể cất lên tiếng nói của mình".
Theo ông Tanigawa, khoảng 50 công nhân đã được chẩn đoán mắc các bệnh như cao huyết áp và cảm lạnh, kể cả một người mà ông đề nghị TEPCO thay thế do sốt cao.
Vị bác sĩ này cho rằng, khi cuộc khủng hoảng hạt nhân còn tiếp diễn và TEPCO đang nhắm tới ổn định các lò phản ứng bị hư hại trong khoảng 6 - 9 tháng tới theo một lộ trình công bố hôm 17/4 vừa qua, đơn vị quản lý cần phải cho phép những công nhân tham gia sứ mệnh kiểm soát khủng hoảng tới thời điểm hiện tại được nghỉ ngơi bằng cách điều động tất cả nhân viên và yêu cầu các công ty điện lực khác cử công nhân tới hỗ trợ nếu lực lượng lao động của mình không đủ.
TIN BÀI LIÊN QUAN
Nhật phát hiện phóng xạ trong sữa mẹ
Nhật chế chất bột loại bỏ phóng xạ
Nhật: Ngân hàng máu cho công nhân Fukushima
Nhật tăng báo động hạt nhân lên cấp cao nhất
Nhật thất bại trong việc chống rò rỉ ở Fukushima I
Hiểu đúng về sự cố hạt nhân Nhật Bản
Nhật chế chất bột loại bỏ phóng xạ
Nhật: Ngân hàng máu cho công nhân Fukushima
Nhật tăng báo động hạt nhân lên cấp cao nhất
Nhật thất bại trong việc chống rò rỉ ở Fukushima I
Hiểu đúng về sự cố hạt nhân Nhật Bản
Bác sĩ Takeshi Tanigawa đã tham gia khám chữa bệnh cho các nhân viên của hai nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima từ năm 1991. Ảnh: Kyodo. |
Ông Tanigawa - một giáo sư thuộc Trường Y, Đại học Ehime - đã trở thành bác sĩ điều trị bán thời gian cho các nhân viên thuộc hai nhà máy điện hạt nhân của Nhật ở Fukushima từ năm 1991. Theo ông, nhiều công nhân đang đối mặt với vô số căng thẳng khi một vài trong số họ may mắn thoát chết qua "thảm họa kép" động đất - sóng thần ngày 11/3 và hàng loạt vụ nổ khí hydro tại các lò phản ứng của nhà máy tiếp sau đó, trong lúc số khác đã mất hết nhà cửa hoặc phải chứng kiến người thân hoặc bạn bè tử nạn.
"Nhiều công nhân than phiền về việc khó ngủ. Các nguy cơ về áp lực và tử vong vì làm việc lao lực sẽ tăng hơn nữa nếu tình trạng này tiếp diễn", bác sĩ Tanigawa cho hay sau khi thăm khám cho khoảng 90 công nhân của TEPCO tại nhà máy Fukushima số 2 lân cận. Ông nói thêm rằng, một số công nhân cũng đang rất lo lắng về việc nhiễm phóng xạ và những ảnh hưởng lâu dài của việc đó đối với sức khỏe của họ.
Ông Tanigawa kể, vào cuối mỗi ngày, các công nhân làm việc tại nhà máy gặp sự cố Fukushima số 1 luôn được khử độc và đưa tới nhà máy Fukushima số 2, nằm cách đó 10km về phía nam, để ngủ trên sàn một phòng tập thể dục. Họ được trang bị túi ngủ, chăn và cả chiếu tatami để chống chọi với cái lạnh.
Trong số các công nhân có một người được giao làm nhiệm vụ 24/24 giờ và không được ra ngoài.
Các công nhân TEPCO tham gia sứ mệnh kiểm soát thảm họa tại nhà máy điện hạt nhân gặp sự cố Fukushima số 1 đang nghỉ ngơi tại một phòng tập thể dục của nhà máy điện Fukushima số 2 cách đó 10km về phía nam. Ảnh: Kyodo. |
"Không thể cảm thấy sạch sẽ, họ không chỉ dễ bị mắc các bệnh khác nhau và biến chứng về da mà còn có thể phạm sai sót trong công việc của mình", ông Tanigawa cảnh báo. Thông qua việc trò chuyện với khoảng 30 công nhân, vị bác sĩ này nhận thấy họ bị căng thẳng nặng nề, không chỉ vì áp lực của nhiệm vụ mà còn vì lời cầu khẩn không nên đi làm nữa của các thành viên gia đình.
Một công nhân mất nhà trong thảm họa "kép" thậm chí cảm thấy bản thân đang tiếp xúc với những nhận thức tiêu cực tại nơi tạm trú dành các nhân viên nghỉ ca.
Bác sĩ Tanigawa bày tỏ thêm rằng: "Hơn 80% công nhân đang làm nhiệm vụ có nhà trong vòng bán kính 20km kể từ nhà máy hạt nhân và một vài trong số họ đã bị mất các thành viên trong gia đình. Những lo lắng về nhà cửa và mạng sống dường như sẽ tiếp tục vắt kiệt sức của họ. Đối với một số công nhân, việc không thể xác thực sự an toàn của gia đình trong một tuần làm việc kéo dài cũng gây ra căng thẳng. Mặt khác, họ có xu hướng cảm thấy mắc nợ khi làm việc cho một công ty gây sự cố và vì vậy không thể cất lên tiếng nói của mình".
Theo ông Tanigawa, khoảng 50 công nhân đã được chẩn đoán mắc các bệnh như cao huyết áp và cảm lạnh, kể cả một người mà ông đề nghị TEPCO thay thế do sốt cao.
Vị bác sĩ này cho rằng, khi cuộc khủng hoảng hạt nhân còn tiếp diễn và TEPCO đang nhắm tới ổn định các lò phản ứng bị hư hại trong khoảng 6 - 9 tháng tới theo một lộ trình công bố hôm 17/4 vừa qua, đơn vị quản lý cần phải cho phép những công nhân tham gia sứ mệnh kiểm soát khủng hoảng tới thời điểm hiện tại được nghỉ ngơi bằng cách điều động tất cả nhân viên và yêu cầu các công ty điện lực khác cử công nhân tới hỗ trợ nếu lực lượng lao động của mình không đủ.
- Thanh Bình