Việc rò rỉ phóng xạ từ các thanh nhiên liệu tại một nhà máy điện hạt nhân ở thành phố Tsuruga thuộc tỉnh Fukui trên hòn đảo Honshu của Nhật tình nghi là nguyên nhân dẫn đến sự tăng đột biến nồng độ các chất độc hại được phát hiện trong nước làm mát lò phản ứng tại đây, nhà chức trách địa phương tuyên bố mới đây.
TIN BÀI LIÊN QUAN
Tân Hoa xã đưa tin, Công ty điện hạt nhân Nhật (JAPC) - chủ sở hữu và vận hành nhà máy hạt nhân có nguy cơ gặp sự cố tại Tsuruga - đã lên tiếng khẳng định sẽ cố gắng cho ngừng hoạt động lò phản ứng số 2 của nhà máy một cách thủ công nhằm kiểm soát sự rò rỉ và tiến hành kiểm tra sâu rộng hơn vào các hệ thống làm mát quan trọng của nó.
Lò phản ứng số 2 tại nhà máy điện hạt nhân Tsuruga có công suất 1.160 megawatt. Công ty JAPC đã trích dẫn "các trở ngại kỹ thuật" tại lò phản ứng này và xác nhận khả năng đã xảy ra việc rò rỉ chất phóng xạ iốt từ các bộ phận tổng hợp nhiên liệu hạt nhân của lò phản ứng vào hệ thống làm mát. Tiết lộ này dường như đã tạo ra thêm kịch tính cho cuộc khủng hoảng hạt nhân vẫn chưa kết thúc tại đất nước mặt trời mọc.
Theo nhật báo Mainichi của Nhật, nồng độ đồng vị phóng xạ iốt-133 đã lên tới 4,2 becquerel và nồng độ khí xenon đạt 3.900 becquerel trong mỗi xen-ti-mét khối nước làm mát tại nhà máy điện hạt nhân Tsuruga ngày 2/5 trong khí các con số đo được một tuần trước đó lần lượt là 2,1 và 5,2 becquerel. Công ty JAPC nhận định có thể đã có một lỗ thủng nhỏ trong lớp hợp kim ziriconi bọc ngoài các thanh nhiên liệu.
Tuy nhiên, chính quyền địa phương bác bỏ khả năng sự cố rò rỉ chất phóng xạ trên có thể ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.
Trong khi cuộc điều tra chuyên sâu đang được tiến hành, các chuyên gia đã chỉ ra những điểm tương đồng của sự cố mới với việc rò rỉ phóng xạ tiếp sau sự tan chảy một phần các thanh nhiên liệu hạt nhân tại nhà máy điện Fukushima bị hư hại do thảm họa kép động đất và sóng thần gây ra ngày 11/3 vừa qua.
Trong số các đô thị ven biển của Nhật, Tsuruga là thành phố gần Thái Bình Dương nhất và nổi tiếng về thương mại thủy sản. Tuy nhiên, khu vực ven biển này từng bị chấn động bởi các vấn đề hạt nhân, kể cả sự cố xảy ra tháng 12/1995 khi một vụ rò rỉ natri gây hỏa hoạn lớn và buộc nhà chức trách địa phương phải ra lệnh phong tỏa khẩn cấp.
Dẫu vậy, Tân Hoa xã dẫn các nguồn tin chính thức quả quyết, chi tiết về vụ việc trên đã bị giấu nhẹm trước công chúng. Các báo cáo bị giả mạo, đoạn băng ghi hình bị lấy đi sau đó kèm theo một lệnh cấm tiết lộ về tai nạn đối với các nhân viên của nhà máy.
Tsuruga, nơi dung chứa 15 lò phản ứng hạt nhân, được biết đến ở Nhật như Genpatsu Ginza (khu Ginza hạt nhân) do số lượng các cơ sở hạt nhân dọc theo hành lang vịnh Wakasa của thành phố. Tên gọi này xuất phát từ quận mua sắm cao cấp của Tokyo, vốn nổi tiếng với nhiều cửa hàng lớn nằm chen chúc trong một khu vực tương đối nhỏ.
TIN BÀI LIÊN QUAN
Nhà máy điện hạt nhân Tsuruga ở thành phố Tsuruga, tỉnh Fukui, Nhật. Ảnh: Mainichi. |
Lò phản ứng số 2 tại nhà máy điện hạt nhân Tsuruga có công suất 1.160 megawatt. Công ty JAPC đã trích dẫn "các trở ngại kỹ thuật" tại lò phản ứng này và xác nhận khả năng đã xảy ra việc rò rỉ chất phóng xạ iốt từ các bộ phận tổng hợp nhiên liệu hạt nhân của lò phản ứng vào hệ thống làm mát. Tiết lộ này dường như đã tạo ra thêm kịch tính cho cuộc khủng hoảng hạt nhân vẫn chưa kết thúc tại đất nước mặt trời mọc.
Theo nhật báo Mainichi của Nhật, nồng độ đồng vị phóng xạ iốt-133 đã lên tới 4,2 becquerel và nồng độ khí xenon đạt 3.900 becquerel trong mỗi xen-ti-mét khối nước làm mát tại nhà máy điện hạt nhân Tsuruga ngày 2/5 trong khí các con số đo được một tuần trước đó lần lượt là 2,1 và 5,2 becquerel. Công ty JAPC nhận định có thể đã có một lỗ thủng nhỏ trong lớp hợp kim ziriconi bọc ngoài các thanh nhiên liệu.
Tuy nhiên, chính quyền địa phương bác bỏ khả năng sự cố rò rỉ chất phóng xạ trên có thể ảnh hưởng tới môi trường xung quanh.
Trong khi cuộc điều tra chuyên sâu đang được tiến hành, các chuyên gia đã chỉ ra những điểm tương đồng của sự cố mới với việc rò rỉ phóng xạ tiếp sau sự tan chảy một phần các thanh nhiên liệu hạt nhân tại nhà máy điện Fukushima bị hư hại do thảm họa kép động đất và sóng thần gây ra ngày 11/3 vừa qua.
Trong số các đô thị ven biển của Nhật, Tsuruga là thành phố gần Thái Bình Dương nhất và nổi tiếng về thương mại thủy sản. Tuy nhiên, khu vực ven biển này từng bị chấn động bởi các vấn đề hạt nhân, kể cả sự cố xảy ra tháng 12/1995 khi một vụ rò rỉ natri gây hỏa hoạn lớn và buộc nhà chức trách địa phương phải ra lệnh phong tỏa khẩn cấp.
Dẫu vậy, Tân Hoa xã dẫn các nguồn tin chính thức quả quyết, chi tiết về vụ việc trên đã bị giấu nhẹm trước công chúng. Các báo cáo bị giả mạo, đoạn băng ghi hình bị lấy đi sau đó kèm theo một lệnh cấm tiết lộ về tai nạn đối với các nhân viên của nhà máy.
Tsuruga, nơi dung chứa 15 lò phản ứng hạt nhân, được biết đến ở Nhật như Genpatsu Ginza (khu Ginza hạt nhân) do số lượng các cơ sở hạt nhân dọc theo hành lang vịnh Wakasa của thành phố. Tên gọi này xuất phát từ quận mua sắm cao cấp của Tokyo, vốn nổi tiếng với nhiều cửa hàng lớn nằm chen chúc trong một khu vực tương đối nhỏ.
- Thanh Bình