Theo một báo cáo mới nhất của Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu (IPCC), các dạng năng lượng tái tạo như năng lượng Mặt trời, gió và thủy điện có thể đáp ứng được 80% nhu cầu tiêu thụ năng lượng trên thế giới vào năm 2050.
TIN LIÊN QUAN
Tờ Daily Mail trích dẫn báo cáo mới nhất của IPCC ước tính: “Gần 80% nhu cầu tiêu thụ năng lượng trên thế giới có thể được đáp ứng bằng năng lượng tái tạo vào giữa thế kỷ này nếu các chính phủ áp dụng hiệu quả những chính sách khuyến khích sử dụng năng lượng sạch”.
Báo cáo của IPCC cũng cho biết, việc chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng sạch sẽ giúp giảm đáng kể lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính – một trong những nguyên nhân hàng đầu làm biến đổi khí hậu, dẫn tới sự gia tăng lũ lụt, hạn hán và mực nước biển dâng cao.
Sven Teske, một thành viên của Tổ chức hòa bình xanh và là một trong những tác giả của bản báo cáo trên, nhấn mạnh: “Đây sẽ là một tiêu chuẩn để chúng ta phát triển năng lượng tái tạo”.
Trong khi đó, ông Ottmar Edenhofer, người đứng đầu nhóm soạn thảo báo cáo nhận định: “Việc phát triển năng lượng tái tạo đang gặp phải những thách thức về công nghệ và chính sách”.
Trong năm 2008, năng lượng tái tạo đã đáp ứng được 12,9% nhu cầu tiêu thụ năng lượng toàn cầu. Các dạng năng lượng tái tạo được sử dụng nhiều nhất là năng lượng sinh hoc, tiếp đến là hyđrô, sức gió, địa nhiệt, sóng biển và năng lượng Mặt trời.
TIN LIÊN QUAN
Đan Mạch đi đầu sản xuất năng lượng sạch
Nhật quyết không từ bỏ năng lượng nguyên tử
Ứng xử thế nào với năng lượng hạt nhân?
Thiết bị thu năng lượng gió từ tàu hỏa
ĐNA: Sức gió là năng lượng tái tạo quan trọng nhất
Năng lượng xanh từ thủy triều
Nhật quyết không từ bỏ năng lượng nguyên tử
Ứng xử thế nào với năng lượng hạt nhân?
Thiết bị thu năng lượng gió từ tàu hỏa
ĐNA: Sức gió là năng lượng tái tạo quan trọng nhất
Năng lượng xanh từ thủy triều
Một trong những dạng năng lượng tái tạo được sử dụng nhiều nhất là sức gió. Ảnh: Alamy |
Báo cáo của IPCC cũng cho biết, việc chuyển sang sử dụng các nguồn năng lượng sạch sẽ giúp giảm đáng kể lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính – một trong những nguyên nhân hàng đầu làm biến đổi khí hậu, dẫn tới sự gia tăng lũ lụt, hạn hán và mực nước biển dâng cao.
Sven Teske, một thành viên của Tổ chức hòa bình xanh và là một trong những tác giả của bản báo cáo trên, nhấn mạnh: “Đây sẽ là một tiêu chuẩn để chúng ta phát triển năng lượng tái tạo”.
Trong khi đó, ông Ottmar Edenhofer, người đứng đầu nhóm soạn thảo báo cáo nhận định: “Việc phát triển năng lượng tái tạo đang gặp phải những thách thức về công nghệ và chính sách”.
Trong năm 2008, năng lượng tái tạo đã đáp ứng được 12,9% nhu cầu tiêu thụ năng lượng toàn cầu. Các dạng năng lượng tái tạo được sử dụng nhiều nhất là năng lượng sinh hoc, tiếp đến là hyđrô, sức gió, địa nhiệt, sóng biển và năng lượng Mặt trời.
- Hà Hương