Hãy tưởng tượng một thế giới, nơi khủng long không bị tuyệt chủng, Đức chiến thắng Chiến tranh thế giới lần thứ 2 và bạn sinh ra ở một đất nước hoàn toàn khác. Những thế giới như thế này hiện có thể đang tồn tại trong các thiên hà song song, liên tục tương tác với nhau, theo một nhóm nhà nghiên cứu Mỹ và Australia.


{keywords}

Giả thuyết mới trên nghe có vẻ giống chuyện khoa học viễn tưởng, nhưng nó có thể giải quyết một số tính không theo quy luật trong cơ học lượng tử, khiến các nhà khoa học bối rối suốt nhiều thế kỷ qua.

Nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Griffiths (Australia) và Đại học California (Mỹ) cho rằng, thay vì tiến hóa một cách độc lập, các thế giới lân cận tác động lẫn nhau thông qua một lực đẩy nhẹ. Theo họ, sự tương tác như vậy có thể lý giải mọi thứ kỳ lạ về cách các hạt hoạt động ở phạm vi vi mô.

Cơ học lượng tử nổi tiếng là khó nắm bắt, với những hiện tượng kỳ lạ dường như vi phạm các quy luật nhân - quả. Howard Wiseman, giáo sư vật lý tại Đại học Griffith, giải thích: "Ý tưởng về các thiên hà song song trong cơ học lượng tử đã ra đời khoảng từ năm 1957.

Trong thuyết 'Làm sáng tỏ sự tồn tại của nhiều thế giới' nổi tiếng, mỗi thiên hà phân nhánh thành một cụm thiên hà mới mỗi lần xảy ra một phép đo lượng tử. Tất cả các khả năng do đó được thừa nhận, chẳng hạn như ở một số thiên hà, thiên thạch xóa sổ khủng long đã không va chạm với Trái đất. Ở những thiên hà khác, Australia có thể là thuộc địa của người Bồ Đào Nha.

Tuy nhiên, một số người hoài nghi thực tại của những thiên hà khác này, vì chúng rốt cuộc không ảnh hưởng đến thiên hà của chúng ta. Để giải quyết điều này, thuyết 'Nhiều thế giới tương tác; của chúng tôi đã ra đời, hoàn toàn khác".

Thuyết Nhiều thế giới do Hugh Everett nêu ra lần đầu tiên, trong đó ông nhận định, khả năng các hạt lượng tử chiếm giữ 2 trạng thái dường như cùng lúc có thể được giải thích bằng cả 2 trạng thái cùng tồn tại trong các thiên hà khác nhau. Thay vì xảy ra sự sụp đổ (các hạt lượng tử "chọn" chiếm giữ trạng thái này hay trạng thái khác), chúng thực tế chiếm giữ cả 2, một cách đồng thời.

Giống như ông Everett, giáo sư Wiseman và các đồng nghiệp đề xuất, thiên hà chúng ta đang trải nghiệm chỉ là một trong vô số thiên hà đang tồn tại. Họ tin rằng, một vài trong số chúng gần như giống hệt thiên hà của chúng ta, trong khi đa phần còn lại rất khác.

Tất cả những thiên hà này đều có thực, tồn tại liên tục theo thời gian và sở hữu các đặc điểm xác định. Nhóm nghiên cứu nhận định, các hiện tượng lượng tử bắt nguồn từ một lực đẩy phổ quát giữa các thiên hà láng giềng, có xu hướng khiến chúng khác biệt hơn.

Tiến sĩ Michael Hall thuộc Đại học Griffith nói thêm rằng, thuyết "Nhiều thế giới tương tác" thậm chí có thể tạo ra khả năng đặc biệt nhằm kiểm nghiệm sự tồn tại của các thế giới khác. Khả năng phỏng đoán sự tiến hóa lượng tử nhờ sử dụng số hữu hạn các thiên hà cũng có thể tạo ra nhiều phân nhánh quan trọng trong cơ học phân tử, rất quan trọng cho sự hiểu biết các phản ứng hóa học và hoạt động của dược chất.

Tuấn Anh (Theo Daily Mail)