Việc giao tiếp, đối với đàn ông và phụ nữ, cũng giống như việc thực hiện một chuyến đi dài, mỗi bên chọn một con đường khác nhau nhưng cuối cùng đều đến chung một đích.
TIN BÀI LIÊN QUAN
Theo các phân tích trên tạp chí Discovery, cách giao tiếp của phụ nữ thiên về thảo luận. Họ thích chia sẻ với nhau những bí mật, thảo luận về kinh nghiệm, khó khăn, cảm xúc của bản thân. Trái lại, đàn ông lại thiên về hành động, nói ít làm nhiều.
Giao tiếp phi ngôn ngữ
Bạn đã bao giờ quan sát một người có những hành động như gõ ngón tay xuống mặt bàn, mắt liếc ngang liếc dọc, ngồi bắt chéo chân, hay gật gật đầu…Dù không được diễn đạt thành lời nhưng tất cả những hành động đó đều có ý nghĩa biểu lộ một cảm xúc hoặc trạng thái tâm trạng riêng của nó.
Giao tiếp phi ngôn ngữ biểu hiện nhiều mức độ cảm xúc và trạng thái của cơ thể. Đối với phụ nữ, loại hình giao tiếp này được tận dụng tối đa. Phụ nữ thường biểu lộ cảm xúc qua các chuyển động trên khuôn mặt, cử chỉ của tay…. Ngược lại, đàn ông thường không để lộ nhiều tín hiệu cảm xúc ra bên ngoài, tuy nhiên họ cũng không thể che dấu hoàn toàn được nội tâm của mình mà biểu lộ một phần qua dáng ngồi: nằm ườn ra uể oải, ngồi thoải duỗi thẳng tay chân và cơ thể,...
Như vậy giao tiếp phi ngôn ngữ có ý nghĩa và mục đích gì trong giao tiếp giữa nam và nữ? Những cử chỉ, hành động của phụ nữ hướng tới mục đích duy trì mối quan hệ: biểu hiện sự quan tâm và động viên đối phương. Còn đối với đàn ông, cơ thể sẽ tùy thuộc vào mục đích giao tiếp: nếu muốn dấn thân vào cuộc thảo luận họ sẽ ngôn ngữ cơ thể để tạo nên và kiểm soát không gian giao tiếp; còn nếu muốn lãng tránh tranh luận và tránh cho cảm xúc leo thang họ sẽ giữ một khuôn trầm tĩnh và không tỏ thái độ gì rõ ràng.
Phương hướng của cơ thể
Giờ giải lao trong 1 phòng làm việc. Ở một phía, một nhóm phụ nữ ngồi túm tụm xoay mặt vào với nhau buôn chuyện, và trong lúc trò chuyện họ luôn nhìn nhau. Ở một phía khác của căn phòng, một nhóm đàn ông cũng đang ngồi nói chuyện. Nhưng họ không túm tụm vào nhau mà ngồi tản ra. Trong lúc nói chuyện với nhau họ để mắt nhìn lung tung khắp phòng, thỉnh thoảng mới quay nhìn nhau. Tuy biểu hiện có khác nhau nhưng cả 2 nhóm trên đều đang say sưa truyện trò theo cách riêng ưa thích của mình. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra khi thành viên của 2 nhóm nói chuyện với nhau nhưng vẫn theo cách riêng của mình? Điều này sẽ gây rắc rối!
Một khía cạnh khác khá đặc trưng của giao tiếp phi ngôn ngữ chính là phương hướng của cơ thể lúc giao tiếp. Khi nói chuyện với phụ nữ, nếu người đàn ông không đối diện và không nhìn vào mắt họ thì phụ nữ sẽ cho rằng anh ta không tập trung và không hứng thú trò chuyện với cô ấy. Lúc này anh lại bực mình vì cho rằng nỗ lực trò chuyện của mình đã không được cô đánh giá đúng mức, bởi vì với anh ấy, một tư thế thoải mái mới thực sự giúp anh tập trung. Chính sự khác biệt lớn về phong thái này đã khiến cho việc giao tiếp giữa đàn ông và phụ nữ khó hòa hợp.
Khi bất đồng ý kiến
Phụ nữ thường thích đặt câu hỏi khi có bất đồng ý kiến. Đó là cách họ bày tỏ sự phản đối. Đàn ông thường có cách tranh cãi đơn giản và thẳng thắng hơn nhiều. Ví dụ như mẫu đối thoại sau đây:
Hai người cùng đi ăn tối.
Phụ nữ: “Sao mình lại chọn nhà hàng này nhỉ?”
Đàn ông: “Vì nó tiện đường”.
Phụ nữ: “Gần đây không có nhà hàng nào yên tĩnh hơn sao anh?”
Đàn ông: “Gần đây thì không có”.
Phụ nữ: “Không biết thức ăn ở đây có ngon không nhỉ?”
Đàn ông: “Mình vào thôi em”.
Mẫu đối thoại trên là một điển hình trong cách đưa ra ý kiến phản đối của 2 giới. Phụ nữ thường đi đường vòng qua vô số câu hỏi “bóng gió” để ngụ ý sự bất đồng ý kiến của mình. Còn đàn ông thì đơn giản và thẳng thắng; chính vì vậy mà nhiều khi họ vô tâm chẳng nhận ra giữa họ đang có mâu thuẫn và đối phương đang không đồng quan điểm với họ.
Ngay cả khi nhận ra đang có sự bất đồng, đàn ông cũng chỉ quan tâm đến tính đúng sai của tình huống chứ chẳng thèm quan tâm đến cảm xúc hay tâm tư của đối phương. Chính sự vô tâm này khiến phái nữ buồn phiền. Đàn ông không thích các câu hỏi, đối với họ chúng giống như những lời khiển trách hay phê bình và họ phản ứng lại bằng cách che đậy bớt cảm xúc của mình. Rồi vì vậy mà phụ nữ lại cảm thấy nghi ngờ và bất an.
Xin lỗi
Sau mỗi cuộc tranh cãi thường sẽ là màn xin lỗi.
“Em xin lỗi vì đã quan trọng hóa chuyện chọn nhà hàng để ăn tối”.
“Ừm”.
“Chuyện đó thật sự chẳng có gì quan trọng”.
“Ừm”.
“Thật ra thì chúng ta chỉ cần chỗ nào có đồ ăn ngon là được”.
“Ừm”.
“Tối nay anh tự nấu cơm lấy mà ăn nhé?!"
"Hả?”
Quan điểm về việc xin lỗi của 2 phái cũng không giống nhau. Phụ nữ xin lỗi là để cố gắng duy trì mối quan hệ. Đàn ông, trái lại, nghĩ rằng việc xin lỗi là hạ mình, và họ không muốn làm như vậy.
Sau mỗi cuộc tranh cãi giữa chàng và nàng, sự khác biệt trên có thể khiến những cảm xúc xấu kéo dài dai dẳng. Nếu đấng mày râu không chịu xin lỗi vì sợ mất uy tín, thì phụ nữ sẽ cho rằng anh ta vô tâm và cứng đầu, rồi cô ấy cảm thấy mình bị tổn thương ghê gớm và bực mình. Vì vậy mà tranh cãi lại cứ thế tiếp tục.
Khen ngợi
Từ bé, các cô gái đã biết cách trao tặng lời khen; nó gần như là một phản xạ. Khen tặng là cách để họ làm quen, tiếp cận và kết bạn với nhau. Đàn ông thường thích đưa ra nhận xét, đánh giá hơn là khen tặng. Cũng vì vậy mà họ không trông chờ lời khen tặng bởi họ không thích bản thân bị đánh giá hay phán xét.
Sự khác biệt này sẽ làm cho giao tiếp giữa 2 phái bị lệch pha. Nếu một phụ nữ đưa ra một câu hỏi với hy vọng sẽ nhận lại được một lời khen, thì người đàn ông được hỏi lại nghĩ rằng cô ấy đang cần xin lời khuyên. Việc đưa ra lời khuyên khiến cho đàn ông cảm thấy vị thế của mình được nâng tầm lên,và họ sẽ thừa cơ hội đó để chứng tỏ sự hiểu biết của mình mà không biết rằng đối phương đang thất vọng tràn trề.
Giải quyết khó khăn
Khi có khó khăn xảy ra, đàn ông lập tức hành động để tìm kiếm giải pháp cho vấn đề. Trong khi đó phụ nữ lại thích nói về khó khăn đó hơn là hành động, họ sẽ tâm sự họ cảm thấy như thế nào trong tình huống đó và mong muốn tìm được sự đồng cảm.
Vì thế đàn ông thường không thể hiểu nỗi tại sao phụ nữ có thể ngồi yên mà không làm một cái gì đó để xử lý tình huống, tại sao họ không xắn tay áo lên và làm cái gì đó ngay đi. Còn phụ nữ lại cảm thấy bị tổn thương khi tâm tư của mình không được đoái hoài đến.
Thuyết phục
"Kỳ nghỉ này mình nên đi đâu anh?"
"Anh thích đi biển".
"Vậy hả? Còn miền núi thì sao ta? Mùa này ở đó đẹp lắm thì phải?"
"Ừm. Nhưng anh thích đi câu và lướt sóng".
"Anh cũng thích đi bộ nữa mà đúng không? Hay mình đi núi và làm vài cuốc xe đạp leo núi đi anh?"
"Ừ, sao cũng được, tùy em!"
Để đạt được điều mình muốn, đàn ông và phụ nữ có những cách rất khác nhau để thuyết phục đối phương. Một lần nữa, phụ nữ thích đi đường vòng bằng nhiều câu hỏi. Họ cố gắng làm cho đối phương chấp thuận ý kiến của họ thông qua những câu hỏi “có/không” mà đối phương không còn "lối thoát” nào khác ngoài lựa chọn “có”. Đối với đàn ông, đây là một “thủ đoạn” khôn khéo và họ thường không cách nào khác ngoài việc đồng ý.
Phái mạnh thích đưa ra ý kiến bằng những câu khẳng định chứ không đưa ra gợi ý. Họ muốn đạt mục đích một cách nhanh chóng và trực tiếp. Nếu không đạt được mục đích, họ sẽ chấm dứt thảo luận; và hệ quả tiếp sau đó là cảm thấy bực bội hoặc đơn giản là không còn mấy hứng thú với đề tài đó và không muốn bàn đến nó nữa. Nhưng nếu họ không đả động gì đến nó thì phe kia lại cho rằng họ hời hợt và sơ sài. Điều này rất dễ dẫn đến cãi vã – một hệ quả nằm ngoài mong muốn ban đầu của cả hai.
Ai nhiều chuyện hơn?
Nếu xét đến mọi tương tác xã hội trong một ngày của 2 phái, nhiều người vẫn nghĩ rằng phụ nữ nói nhiều nam giới. Tuy nhiên sự “quy chụp” này là thiếu cơ sở và không chính xác. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng không có sự khác biệt đáng kể giữa số lượng từ được nói ra giữa 2 phe, mặc dù lúc thật sự đi sâu vào thảo luận thì đàn ông thường nói câu dài và dùng nhiều từ vựng cùng lúc hơn.
Sở dĩ phụ nữ thường bị “mang tiếng” nhiều chuyện hơn là vì họ thích nói chuyện phiếm, chia sẻ tâm sự hay những lời động viên với gia đình, bạn bè. Còn đàn ông thường nói nhiều ở nơi làm việc hoặc ở những bối cảnh xã hội nghiêm túc hơn; và mục tiêu giao tiếp của họ là để trao đổi thông tin.
Ở nhà, phụ nữ thật sự nói nhiều hơn, họ muốn thắt chặt tình cảm thông qua việc nói chuyện, nhưng oái ăm thay đàn ông thường cảm thấy như vậy là phiền toái bởi họ chỉ mở miệng khi có mục đích cụ thể, chẳng hạn như để đưa ra quyết định hay giải quyết một vấn đề nào đó.
Ngắt lời
Chẳng ai muốn bị ngắt lời khi đang nói, nhưng ai cũng đã từng ngắt lời người khác hay bị người khác ngắt lời một vài lần. Phụ nữ ngắt lời vì muốn bày tỏ sự quan tâm hay tỏ ra hứng thú với chủ đề đang được nghe, nhưng họ lại nghĩ đàn ông ngắt lời là để thay đổi chủ đề. Họ đã đúng. Đàn ông thường ngắt lời vì muốn kiểm soát hướng đi cuộc trò chuyện, và họ còn cho rằng những thán từ mà phụ nữ thường dùng với mục đích khuyến khích như “Vậy hả.” “Rồi sao nữa.” là những sự ngắt lời khá bực mình.
Việc giao tiếp, dù bằng ngôn ngữ hay cử chỉ cũng cho đối phương nhiều cách tiếp nhận và hiểu khác nhau. Việc hiểu được sự khác biệt giữa 2 giới có thể tránh cho bạn nhiều hiểu lầm lẫn nhau, từ đó giúp cho việc giao tiếp mang lại hiệu quả tích cực hơn.
TIN BÀI LIÊN QUAN
Phụ nữ ngáy nhiều hơn nam giới
Phần nào của phụ nữ hấp dẫn đàn ông nhất?
Bạn đời chung thủy giúp đàn ông sống lâu hơn
Đàn ông muốn nhanh, phụ nữ thích chậm
Nhìn cũng có “giới tính”?
Có thể phát hiện người khác phái bằng mũi
Phần nào của phụ nữ hấp dẫn đàn ông nhất?
Bạn đời chung thủy giúp đàn ông sống lâu hơn
Đàn ông muốn nhanh, phụ nữ thích chậm
Nhìn cũng có “giới tính”?
Có thể phát hiện người khác phái bằng mũi
Theo các phân tích trên tạp chí Discovery, cách giao tiếp của phụ nữ thiên về thảo luận. Họ thích chia sẻ với nhau những bí mật, thảo luận về kinh nghiệm, khó khăn, cảm xúc của bản thân. Trái lại, đàn ông lại thiên về hành động, nói ít làm nhiều.
Giao tiếp phi ngôn ngữ
Bạn đã bao giờ quan sát một người có những hành động như gõ ngón tay xuống mặt bàn, mắt liếc ngang liếc dọc, ngồi bắt chéo chân, hay gật gật đầu…Dù không được diễn đạt thành lời nhưng tất cả những hành động đó đều có ý nghĩa biểu lộ một cảm xúc hoặc trạng thái tâm trạng riêng của nó.
Giao tiếp phi ngôn ngữ biểu hiện nhiều mức độ cảm xúc và trạng thái của cơ thể. Đối với phụ nữ, loại hình giao tiếp này được tận dụng tối đa. Phụ nữ thường biểu lộ cảm xúc qua các chuyển động trên khuôn mặt, cử chỉ của tay…. Ngược lại, đàn ông thường không để lộ nhiều tín hiệu cảm xúc ra bên ngoài, tuy nhiên họ cũng không thể che dấu hoàn toàn được nội tâm của mình mà biểu lộ một phần qua dáng ngồi: nằm ườn ra uể oải, ngồi thoải duỗi thẳng tay chân và cơ thể,...
Như vậy giao tiếp phi ngôn ngữ có ý nghĩa và mục đích gì trong giao tiếp giữa nam và nữ? Những cử chỉ, hành động của phụ nữ hướng tới mục đích duy trì mối quan hệ: biểu hiện sự quan tâm và động viên đối phương. Còn đối với đàn ông, cơ thể sẽ tùy thuộc vào mục đích giao tiếp: nếu muốn dấn thân vào cuộc thảo luận họ sẽ ngôn ngữ cơ thể để tạo nên và kiểm soát không gian giao tiếp; còn nếu muốn lãng tránh tranh luận và tránh cho cảm xúc leo thang họ sẽ giữ một khuôn trầm tĩnh và không tỏ thái độ gì rõ ràng.
Phương hướng của cơ thể
Giờ giải lao trong 1 phòng làm việc. Ở một phía, một nhóm phụ nữ ngồi túm tụm xoay mặt vào với nhau buôn chuyện, và trong lúc trò chuyện họ luôn nhìn nhau. Ở một phía khác của căn phòng, một nhóm đàn ông cũng đang ngồi nói chuyện. Nhưng họ không túm tụm vào nhau mà ngồi tản ra. Trong lúc nói chuyện với nhau họ để mắt nhìn lung tung khắp phòng, thỉnh thoảng mới quay nhìn nhau. Tuy biểu hiện có khác nhau nhưng cả 2 nhóm trên đều đang say sưa truyện trò theo cách riêng ưa thích của mình. Nhưng chuyện gì sẽ xảy ra khi thành viên của 2 nhóm nói chuyện với nhau nhưng vẫn theo cách riêng của mình? Điều này sẽ gây rắc rối!
Một khía cạnh khác khá đặc trưng của giao tiếp phi ngôn ngữ chính là phương hướng của cơ thể lúc giao tiếp. Khi nói chuyện với phụ nữ, nếu người đàn ông không đối diện và không nhìn vào mắt họ thì phụ nữ sẽ cho rằng anh ta không tập trung và không hứng thú trò chuyện với cô ấy. Lúc này anh lại bực mình vì cho rằng nỗ lực trò chuyện của mình đã không được cô đánh giá đúng mức, bởi vì với anh ấy, một tư thế thoải mái mới thực sự giúp anh tập trung. Chính sự khác biệt lớn về phong thái này đã khiến cho việc giao tiếp giữa đàn ông và phụ nữ khó hòa hợp.
Khi bất đồng ý kiến
Phụ nữ thường thích đặt câu hỏi khi có bất đồng ý kiến. Đó là cách họ bày tỏ sự phản đối. Đàn ông thường có cách tranh cãi đơn giản và thẳng thắng hơn nhiều. Ví dụ như mẫu đối thoại sau đây:
Hai người cùng đi ăn tối.
Phụ nữ: “Sao mình lại chọn nhà hàng này nhỉ?”
Đàn ông: “Vì nó tiện đường”.
Phụ nữ: “Gần đây không có nhà hàng nào yên tĩnh hơn sao anh?”
Đàn ông: “Gần đây thì không có”.
Phụ nữ: “Không biết thức ăn ở đây có ngon không nhỉ?”
Đàn ông: “Mình vào thôi em”.
Mẫu đối thoại trên là một điển hình trong cách đưa ra ý kiến phản đối của 2 giới. Phụ nữ thường đi đường vòng qua vô số câu hỏi “bóng gió” để ngụ ý sự bất đồng ý kiến của mình. Còn đàn ông thì đơn giản và thẳng thắng; chính vì vậy mà nhiều khi họ vô tâm chẳng nhận ra giữa họ đang có mâu thuẫn và đối phương đang không đồng quan điểm với họ.
Ngay cả khi nhận ra đang có sự bất đồng, đàn ông cũng chỉ quan tâm đến tính đúng sai của tình huống chứ chẳng thèm quan tâm đến cảm xúc hay tâm tư của đối phương. Chính sự vô tâm này khiến phái nữ buồn phiền. Đàn ông không thích các câu hỏi, đối với họ chúng giống như những lời khiển trách hay phê bình và họ phản ứng lại bằng cách che đậy bớt cảm xúc của mình. Rồi vì vậy mà phụ nữ lại cảm thấy nghi ngờ và bất an.
Xin lỗi
Sau mỗi cuộc tranh cãi thường sẽ là màn xin lỗi.
“Em xin lỗi vì đã quan trọng hóa chuyện chọn nhà hàng để ăn tối”.
“Ừm”.
“Chuyện đó thật sự chẳng có gì quan trọng”.
“Ừm”.
“Thật ra thì chúng ta chỉ cần chỗ nào có đồ ăn ngon là được”.
“Ừm”.
“Tối nay anh tự nấu cơm lấy mà ăn nhé?!"
"Hả?”
Quan điểm về việc xin lỗi của 2 phái cũng không giống nhau. Phụ nữ xin lỗi là để cố gắng duy trì mối quan hệ. Đàn ông, trái lại, nghĩ rằng việc xin lỗi là hạ mình, và họ không muốn làm như vậy.
Sau mỗi cuộc tranh cãi giữa chàng và nàng, sự khác biệt trên có thể khiến những cảm xúc xấu kéo dài dai dẳng. Nếu đấng mày râu không chịu xin lỗi vì sợ mất uy tín, thì phụ nữ sẽ cho rằng anh ta vô tâm và cứng đầu, rồi cô ấy cảm thấy mình bị tổn thương ghê gớm và bực mình. Vì vậy mà tranh cãi lại cứ thế tiếp tục.
Khen ngợi
Từ bé, các cô gái đã biết cách trao tặng lời khen; nó gần như là một phản xạ. Khen tặng là cách để họ làm quen, tiếp cận và kết bạn với nhau. Đàn ông thường thích đưa ra nhận xét, đánh giá hơn là khen tặng. Cũng vì vậy mà họ không trông chờ lời khen tặng bởi họ không thích bản thân bị đánh giá hay phán xét.
Sự khác biệt này sẽ làm cho giao tiếp giữa 2 phái bị lệch pha. Nếu một phụ nữ đưa ra một câu hỏi với hy vọng sẽ nhận lại được một lời khen, thì người đàn ông được hỏi lại nghĩ rằng cô ấy đang cần xin lời khuyên. Việc đưa ra lời khuyên khiến cho đàn ông cảm thấy vị thế của mình được nâng tầm lên,và họ sẽ thừa cơ hội đó để chứng tỏ sự hiểu biết của mình mà không biết rằng đối phương đang thất vọng tràn trề.
Giải quyết khó khăn
Khi có khó khăn xảy ra, đàn ông lập tức hành động để tìm kiếm giải pháp cho vấn đề. Trong khi đó phụ nữ lại thích nói về khó khăn đó hơn là hành động, họ sẽ tâm sự họ cảm thấy như thế nào trong tình huống đó và mong muốn tìm được sự đồng cảm.
Vì thế đàn ông thường không thể hiểu nỗi tại sao phụ nữ có thể ngồi yên mà không làm một cái gì đó để xử lý tình huống, tại sao họ không xắn tay áo lên và làm cái gì đó ngay đi. Còn phụ nữ lại cảm thấy bị tổn thương khi tâm tư của mình không được đoái hoài đến.
Thuyết phục
"Kỳ nghỉ này mình nên đi đâu anh?"
"Anh thích đi biển".
"Vậy hả? Còn miền núi thì sao ta? Mùa này ở đó đẹp lắm thì phải?"
"Ừm. Nhưng anh thích đi câu và lướt sóng".
"Anh cũng thích đi bộ nữa mà đúng không? Hay mình đi núi và làm vài cuốc xe đạp leo núi đi anh?"
"Ừ, sao cũng được, tùy em!"
Để đạt được điều mình muốn, đàn ông và phụ nữ có những cách rất khác nhau để thuyết phục đối phương. Một lần nữa, phụ nữ thích đi đường vòng bằng nhiều câu hỏi. Họ cố gắng làm cho đối phương chấp thuận ý kiến của họ thông qua những câu hỏi “có/không” mà đối phương không còn "lối thoát” nào khác ngoài lựa chọn “có”. Đối với đàn ông, đây là một “thủ đoạn” khôn khéo và họ thường không cách nào khác ngoài việc đồng ý.
Phái mạnh thích đưa ra ý kiến bằng những câu khẳng định chứ không đưa ra gợi ý. Họ muốn đạt mục đích một cách nhanh chóng và trực tiếp. Nếu không đạt được mục đích, họ sẽ chấm dứt thảo luận; và hệ quả tiếp sau đó là cảm thấy bực bội hoặc đơn giản là không còn mấy hứng thú với đề tài đó và không muốn bàn đến nó nữa. Nhưng nếu họ không đả động gì đến nó thì phe kia lại cho rằng họ hời hợt và sơ sài. Điều này rất dễ dẫn đến cãi vã – một hệ quả nằm ngoài mong muốn ban đầu của cả hai.
Ai nhiều chuyện hơn?
Nếu xét đến mọi tương tác xã hội trong một ngày của 2 phái, nhiều người vẫn nghĩ rằng phụ nữ nói nhiều nam giới. Tuy nhiên sự “quy chụp” này là thiếu cơ sở và không chính xác. Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng không có sự khác biệt đáng kể giữa số lượng từ được nói ra giữa 2 phe, mặc dù lúc thật sự đi sâu vào thảo luận thì đàn ông thường nói câu dài và dùng nhiều từ vựng cùng lúc hơn.
Sở dĩ phụ nữ thường bị “mang tiếng” nhiều chuyện hơn là vì họ thích nói chuyện phiếm, chia sẻ tâm sự hay những lời động viên với gia đình, bạn bè. Còn đàn ông thường nói nhiều ở nơi làm việc hoặc ở những bối cảnh xã hội nghiêm túc hơn; và mục tiêu giao tiếp của họ là để trao đổi thông tin.
Ở nhà, phụ nữ thật sự nói nhiều hơn, họ muốn thắt chặt tình cảm thông qua việc nói chuyện, nhưng oái ăm thay đàn ông thường cảm thấy như vậy là phiền toái bởi họ chỉ mở miệng khi có mục đích cụ thể, chẳng hạn như để đưa ra quyết định hay giải quyết một vấn đề nào đó.
Ngắt lời
Chẳng ai muốn bị ngắt lời khi đang nói, nhưng ai cũng đã từng ngắt lời người khác hay bị người khác ngắt lời một vài lần. Phụ nữ ngắt lời vì muốn bày tỏ sự quan tâm hay tỏ ra hứng thú với chủ đề đang được nghe, nhưng họ lại nghĩ đàn ông ngắt lời là để thay đổi chủ đề. Họ đã đúng. Đàn ông thường ngắt lời vì muốn kiểm soát hướng đi cuộc trò chuyện, và họ còn cho rằng những thán từ mà phụ nữ thường dùng với mục đích khuyến khích như “Vậy hả.” “Rồi sao nữa.” là những sự ngắt lời khá bực mình.
Việc giao tiếp, dù bằng ngôn ngữ hay cử chỉ cũng cho đối phương nhiều cách tiếp nhận và hiểu khác nhau. Việc hiểu được sự khác biệt giữa 2 giới có thể tránh cho bạn nhiều hiểu lầm lẫn nhau, từ đó giúp cho việc giao tiếp mang lại hiệu quả tích cực hơn.
- Cao Nguyên