Các nhà nghiên cứu Anh vừa tìm ra một hợp chất mới, có thể sử dụng làm thuốc điều trị bệnh sốt rét, căn bệnh đang giết hại gần nửa triệu người trên khắp thế giới mỗi năm, với một liều duy nhất.


{keywords}

Muỗi Anopheles là trung gian truyền ký sinh trùng sốt rét cho người. Ảnh: Getty Images

Khám phá trên có được khi các nhà dược học đến từ Đại học Dundee (Anh) nỗ lực nhận diện những cách chữa trị tiềm năng mới đối với bệnh sốt rét, căn bệnh do ký sinh trùng gây ra, đang giết hại gần nửa triệu người trên khắp thế giới mỗi năm.

Ban đầu, nhóm nghiên cứu đã tiến hành thử nghiệm với gần 4.700 hợp chất để xem liệu có bất kỳ hợp chất nào trong số đó có thể tiêu diệt ký sinh trùng sốt rét hay không. Một hợp chất có tên gọi DDD498 được phát hiện hoạt động theo cách hoàn toàn khác so với tất cả các loại thuốc chống sốt rét hiện có trên thị trường hoặc đang được phát triển lâm sàng.

Theo các chuyên gia, DDD498 dường như phát huy hiệu quả điều trị ở nhiều giai đoạn khác nhau trong vòng đời của ký sinh trùng sốt rét.

Giáo sư Ian Gilbert, người đứng đầu nghiên cứu, cho biết: "Chúng tôi đã phát hiện một hợp chất mới thú vị. DDD107498 có tiềm năng điều trị bệnh sốt rét chỉ với một liều duy nhất, ngăn chặn sự lây lan của ký sinh trùng sốt rét từ người nhiễm và bảo vệ mọi người khỏi việc phát triển bệnh ngay từ đầu. Hiện vẫn còn một số thứ phải hoàn thành trước khi hợp chất này có thể đến tay các bệnh nhân. Tuy nhiên, chúng tôi vô cùng phấn khởi trước bước tiến đã đạt được".

Tổ chức Y tế thế giới (WHO) thống kê, có 200 triệu ca mắc bệnh sốt rét vào năm 2013 và 584.000 trường hợp trong số này đã tử vong vì bệnh. Hầu hết các ca tử vong này là trẻ em dưới 5 tuổi và phụ nữ mang thai.

Trước thực tế rằng, bệnh sốt rét tiếp tục đe dọa hàng triệu người trên khắp toàn cầu, nhóm nghiên cứu Anh đã hợp tác cùng một hãng dược phẩm để phát triển DDD107498 và đang cho thuốc trải qua một cuộc kiểm tra an toàn kỹ lưỡng hơn. Nhóm sáng chế hy vọng, loại thuốc mới có thể được phép thử nghiệm lâm sàng trên người vào năm tới.

Tuấn Anh (Theo Daily Mail)