Phó tổng giám đốc Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Thế giới (IAEA), ông Mikhail Chudakov đã kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới xem xét năng lượng hạt nhân như là một thành phần quan trọng đối với năng lượng bền vững tương lai của loài người.
Phó Tổng Giám đốc IAEA Mikhail Chudakov phát biểu ở một cuộc họp bên lề Hội nghị Thượng đỉnh COP21. Ảnh: IAEA. |
Đồng hành với Hội nghị Thượng đỉnh là một Diễn đàn được đồng tổ chức bởi sự hỗ trợ của Tổ chức Phát triển Công nghiệp của Liên Hợp Quốc, Ủy ban Kinh tế của Liên Hợp Quốc về châu Âu, Cơ quan năng lượng Nguyên tử IAEA và Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc.
Ở diễn đàn bên lề quan trọng này, các đại diện cấp cao từ một số thành viên Liên Hợp Quốc và các tổ chức khác đã tham gia thảo luận sôi nổi về cách làm thế nào để phát triển ngành năng lượng với giá cả phải chăng và hiện đại nhằm phát triển bền vững toàn cầu.
Trên diễn đàn mang tên "Con đường đi đến một nguồn năng lượng hiện đại, bền vững cho một thế giới thân thiện với khí hậu" này, trong ngày đầu tuần cuối cùng của Hội nghị Thượng đỉnh COP21 ở Paris, ông Chudakov đã đưa ra bài phát biểu đại diện cho tổ chức quốc tế quan trọng IAEA. Ông nói: Hạt nhân trong tư cách là một nguồn năng lượng hiện đại, giá cả phải chăng, đáng tin cậy và sạch cần phải được xem xét trong số các phương án cac-bon thấp được lựa chọn.
Ông Chudakov nói: "Năng lượng hạt nhân có lượng khí thải khí nhà kính vòng đời thấp và đầy tiềm năng, với công nghệ tiên tiến, sẽ phục vụ nhân loại một cách hiệu quả trong thời gian rất dài". Ông nhấn mạnh thêm: "Khi xem xét trong bối cảnh rộng lớn hơn của sự phát triển bền vững, năng lượng hạt nhân đang tăng cường an ninh năng lượng, giảm thiệt hại cho các hệ sinh thái và giảm tác động xấu đến sức khỏe con người".
Đồ thị mô tả tổng sản lượng điện hạt nhân trên thế giới từ năm 1971 đến năm
2012. Nguồn tài liệu từ VARANS. |
Cùng với ông Chudakov, các diễn giả đã tỏ ra nhất trí về tính cấp bách của việc làm biến đổi cần thiết trong mô hình kinh doanh, công nghệ và thói quen tiêu dùng để di chuyển đến một tương lai cac-bon thấp. Họ đồng tình với nhau, rằng cải tiến "quyết liệt" hiệu quả năng lượng và nâng cấp nhanh chóng các công nghệ các-bon thấp, bao gồm cả hạt nhân và năng lượng tái tạo sẽ là cần thiết để hạn chế sự gia tăng của nhiệt độ trung bình toàn cầu dưới 2 độ C.
Lúc trả lời cho một câu hỏi, Chudakov cho biết: rằng để sử dụng hiệu quả hơn năng lượng hạt nhân cần phải sử dụng công nghệ thích hợp, chẳng hạn sử dụng các lò phản ứng nhỏ và vừa để hỗ trợ các nước đang phát triển như ở châu Phi. Các loại lò phản ứng như vậy sẽ "bảo đảm, an toàn và bền vững", ông nói.
Hội nghị Thượng đỉnh COP lần thứ 21 của các Bên tham gia Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu diễn ra từ ngày 30 Tháng Mười Một đến 11 tháng 12 năm 2015 với mục tiêu đưa ra được một văn bản thỏa thuận thay đổi khí hậu phổ quát mới dẫn đến một tương lai bền vững cac-bon thấp giữ sự gia tăng nhiệt độ toàn cầu dưới 2 độ C so với mức tiền công nghiệp.
Bài phát biểu của vị đại diện của Tổ chức Năng lượng Hạt nhân Quốc tế IAEA nhằm đóng góp vào mục tiêu to lớn nói trên của COP21 ở Paris sắp đến hồi kết thúc.
Trần Minh (theo WNN)
Nhật đã tái khởi động nhà máy điện hạt nhân đầu tiên
Việt Nam, Nga ký kết nhà máy điện hạt nhân đầu tiên
Năm 2015: Điện hạt nhân toàn cầu tiếp tục mở rộng