Các dự án phát triển trên dòng sông phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá đầy đủ về tác động đối với an ninh lương thực và an ninh con người.

TIN LIÊN QUAN

Cá heo sông Mêkông bên bờ tuyệt chủng
Đập thủy điện đặt Mekong vào ngã tư đường?
Ngoại trưởng Mỹ kêu gọi dừng xây đập trên sông Mekong

Chiều 18/10, Hội thảo bàn tròn lần thứ hai về “Sông Mekong và An ninh Con người” do Viện Hợp tác và Hòa bình Campuchia tổ chức đã diễn ra tại thủ đô Phnom Penh. Hội thảo thu hút sự tham gia của nhiều chuyên gia quốc tế, cùng các nhà ngoại giao nước ngoài tại Campuchia.

Các đại biểu dự hội thảo
Hầu hết các đại biểu đều  đánh giá, việc phát triển các dự án thủy điện trên sông Mekong sẽ gây ảnh hưởng lớn, đặc biệt ở những nước vùng hạ lưu. Do vậy, các dự án phát triển trên dòng sông phải được nghiên cứu kỹ lưỡng, đánh giá đầy đủ về tác động đối với an ninh lương thực và an ninh con người.

Hội thảo ghi nhận hiệu quả hợp tác khu vực thời gian qua trong việc chia sẻ nguồn nước và khai thác những tiềm năng kinh tế to lớn từ sông Mekong. Tuy nhiên, thực tế phát triển cũng đòi hỏi chính phủ các nước hai bên bờ sông qua phải có hành động cụ thể nhằm chứng tỏ cam kết hướng tới sự phát triển bền vững lấy con người là trung tâm.

Phát biểu tại hội thảo, Tiến sĩ Đào Trọng Tứ, thuộc Trung tâm Phát triển Bền vững Tài nguyên Nước và Thích nghi Biến đổi khí hậu của Việt Nam, khẳng định: Việc khai thác tiềm năng kinh tế, năng lượng phục vụ phát triển từ sông Mekong phải là sự phát triển bền vững, vì lợi ích chung của tất cả các nước liên quan, không gây hại cho nước khác.

Theo ông Tứ, quan điểm của Việt Nam là xây dựng các đập thủy điện ở thượng lưu tác động đến các quốc gia khác. Để đi đến quyết định cuối cùng về sự phát triển, bền vững, công bằng và không gây hại, thì phải có những nghiên cứu hết sức kỹ lưỡng.

M.H (tổng hợp)