Tuy mục đích chính là nghiên cứu khoa học, song kể từ khi được phóng lên vũ trụ vào năm 2010, tàu quan sát Solar Dynamics Observatory (SDO) của Nasa đã gửi về Trái đất rất nhiều hình ảnh ngoạn mục đến nín thở về Mặt trời.
Theo DailyMail, sử dụng những công nghệ ống kính và bộ cảm biến Ảnh từ tối tân, con tàu bán tự động này đã cho phép các nhà khoa học NASA quan sát trái tim của Thái dương hệ gần như liên tục và gần gũi hết mức có thể.

Dưới đây là những hình ảnh chụp bằng nhiều bước sóng khác nhau, với màu sắc rực rỡ và sống động vừa được SDO gửi về cuối tuần qua.


Quyển sắc, khu vực Chuyển tiếp của mặt trời.

Hình ảnh này được chụp bằng dụng cụ Lắp ráp Hình ảnh Khí quyển (AIA) của tàu SDO với chiều dài bước sóng 171 angstrom. Nó cho thấy tình trạng hiện tại của tán mặt trời và vùng chuyển tiếp thượng tầng.

Hình ảnh tổng hợp do AIA cung cấp với các chiều dài bước sóng 171, 211 và 193 angstrom.

Hình ảnh do AIA chụp ở chiều dài bước sóng 94

Hình ảnh này do AIA chụp ở chiều dài bước sóng 4500, nhờ vậy mặt trời trông “thật” hơn. Theo các nhà khoa học, mắt người chỉ nhạy cảm với những chiều dài bước sóng từ 4000 – 7000 angstrom.

Y Lam

Chắn mặt trời để làm mát Trái đất?
Các nhà khoa học vừa đề xuất một kế hoạch hoàn toàn mới, đầy tham vọng và táo bạo về việc làm mát Trái đất ngay từ vũ trụ.
 
Các vệ tinh cũ rơi là do Mặt trời?
Những hoạt động của Mặt trời trong những năm gần đây làm cho những vệ tinh cũ mà người ta phóng lên vì những mục đích khác nhau bị hư hại nặng nề và rơi ngược trở lại Trái đất.
 
Cận cảnh sao chổi lao vào Mặt trời
Lần đầu tiên trên thế giới, tàu thăm dò Mặt trời Dynamics của Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) đã ghi lại được khoảnh khắc một sao chổi lao vào Mặt trời.
"Bão lửa" từ mặt trời đe dọa trái đất
Các hình ảnh mà Cơ quan vũ trụ Mỹ (NASA) mới thu được cho thấy, sự bùng nổ dữ dội của một cơn "bão lửa" từ mặt trời có thể đe dọa hủy hoại các vệ tinh viễn thông cũng như các nguồn cung cấp điện trên trái đất.