Nhờ sự tiến bộ của phương pháp siêu âm, các bác sĩ thú y đã khám phá được cơ chế sinh lý độc đáo trong quá trình mang thai kéo dài tới 22 tháng của voi. Nghiên cứu được đăng trên trên tạp chí y khoa Proceedings of the Royal Society B.

Voi là động vật có vú dễ gần gũi với mức độ thông minh cao tương đương loài khỉ hay cá heo. Chúng có quá trính mang thai dài nhất trong thế giới động vật sống trên cạn, lên tới 22 tháng. Voi con được sinh ra với bộ não đã phát triển ở mức cao để chúng nhận biết hệ thống xã hội phức tạp trong đàn và tự kiếm ăn được với cái vòi rất khéo léo.

Voi có quá trình mang thai dài nhất trong số các động vật trên cạn

Các nhà nghiên cứu, phần lớn đến từ Viện Leibniz Institute (Đức) đã tiến hành phân tích quá trình sinh sản của 17 chú voi châu Phi và châu Á tại các vườn thú ở Anh, Mỹ, Canada, Úc và Đức. Kết quả cho thấy, các chú voi này có một cơ chế sản sinh hormone kỳ lạ chưa từng được mô tả ở bất kỳ loài vật nào.

Tiến sĩ Dennis Schmitt, thuộc Trung tâm bảo tồn voi, cho biết trên BBC: “Voi không chỉ có quá trình mang thai kéo dài lên đến 22 tháng, mà chu kỳ sinh đẻ cũng phải mất 4 đến 5 năm, cùng với khoảng cách giữa các thế hệ trong đàn trung bình hơn 20 năm”.

Quá trình rụng trứng được kích thích bởi sự gia tăng sản sinh hormone LH. Trong khi, quá trình mang thai lại được duy trì bởi hormone tiết ra từ nhiều hoàng thể. Thông thường, sau khi phóng noãn, phần vỏ nang còn lại trên buồng trứng sẽ biến thành một thể màu vàng gọi là hoàng thể. Hoàng thể tạo ra hormone progesterone, nội tiết tố hoài thai, dùng để duy trì sự sống của thai nhi trong giai đoạn đầu của thai kỳ.

Tuy nhiên, cơ chế hoạt động này khác nhau ở mỗi loài vật có vú. Ở người, chu kỳ kinh nguyệt là khoảng 4 tuần và mỗi em bé chỉ có một hoàng thể. Khi thai dần lớn lên, progesterone sẽ được tạo ra từ nhau thai, và hoàng thể từ từ teo dần rồi rụng.

Ở loài voi, chu kỳ kinh nguyệt kéo dài từ 12 đến 16 tuần. Trong quá trình mang thai, ngoài hoàng thể chính cho voi con thì còn có nhiều hoàng thể phụ trong buồng trứng của voi mẹ. Do không có nhau thai, những hoàng thể này tiếp tục cung cấp progesterone để duy trì lớp nội mạc tử cung trong suốt giai đoạn mang thai kéo dài của voi.

Theo tiến sĩ Imke Lueders, thuộc Trung tâm nghiên cứu đời sống hoang dã (Đức): “Việc nghiên cứu quá trình sinh sản của voi rất quan trọng. Những kiến thức mà chúng tôi có được thông qua nghiên cứu này có thể giúp ích cho việc sinh sản của voi trong tương lai.”

Phúc Nguyễn

Phát hiện hóa thạch rùa đang giao phối
Các nhà khoa học người Đức đã lần tiên phát hiện hóa thạch của một loài động vật có xương sống - bao gồm cả loài người - trong tư thể đang làm ‘chuyện ấy’.
 
Tìm thấy viên ngọc trai hơn 7.000 năm tuổi
Các nhà khoa học người Pháp đã khai quật được viên ngọc trai tự nhiên lâu đời nhất thế giới tại một khu khảo cổ thuộc thời kỳ đồ đá mới ở Ả-rập.
 
Những ông bố ‘diệt dục’, nhịn ăn vì con
Ở một số loài, con đực luôn chứng tỏ chúng là những ông bố có trách nhiệm với đàn con, chẳng hạn khỉ đuôi sóc chấp nhận “diệt dục”, chim cánh cụt nhịn ăn hàng tuần để ấp trứng, v.v…