Thời gian gần đây, không ít cán bộ hải quan biến chất, trực tiếp buôn lậu hoặc tiếp tay cho các đối tượng buôn lậu.

Hải quan trong vụ  buôn lậu hàng hiệu 

Liên quan đến vụ “nhập lậu hàng hiệu Gucci với giá bèo”, mới đây, Viện KSND TP.HCM đã hoàn tất cáo trạng, chuyển hồ sơ sang tòa án cùng cấp truy tố Nguyễn Văn Sáng (47 tuổi, ngụ quận 11) và Nguyễn Bửu Quí (52 tuổi, ngụ quận Gò Vấp), hai nhân viên hải quan thuộc Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Sài Gòn - khu vực 4 về tội “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

{keywords}

Lô hàng hiệu buôn lậu bị lực lượng chức năng phát hiện

Hai cán bộ hải quan này đã có nhiều sai sót trong việc kiểm hoá hàng như: không ghi nhận cụ thể mặt hàng đã kiểm tra, không xác định tỷ lệ hàng hoá, làm ngơ cho đại gia “Tuấn @” nhập hàng hiệu về Việt Nam với “mác” là hàng Trung Quốc, nhằm mục đích trốn thuế. Tổng cộng, cơ quan công an đã thu giữ 1.253 sản phẩm mang các nhãn hiệu nổi tiếng Gucci và Dolce&Gabbana có xuất xứ từ Ý qua đường buôn lậu tuồn vào trong nước, tổng giá trị 32,7 tỷ đồng.

Nguyên đội trưởng hải quan cùng vợ buôn lậu xăng dầu

Ngày 3/11, Cơ quan ANĐT Bộ Công an tống đạt quyết định khởi tố bị can, khám xét và bắt tạm giam đối với nguyên 3 cán bộ hải quan Quảng Ninh để điều tra về hành vi “Buôn lậu” và “Lợi dụng chức vụ quyền hạn trong thi hành công vụ”. Các bị can gồm: Phạm Văn Khương (SN 1970), nguyên Đội trưởng Chi cục Hải quan Cẩm Phả; Trần Mạnh Hùng (SN 1974), nguyên cán bộ Chi cục Hải quan Cái Lân; Đinh Văn Long (SN 1970), nguyên cán bộ Chi cục Hải quan Vạn Gia.

{keywords}

Lượng dầu buôn lậu bị bắt giữ (Hình minh họa).

Ba bị can trên liên quan tới vụ án buôn lậu dầu xảy ra tại Cty TNHH MTV dầu khí Đồng Tháp. CQĐT xác định, Khương đã cùng vợ bàn bạc về việc mua bán dầu tạm nhập tái xuất với Nguyễn Thế Dũng - Tổng giám đốc Công ty Đồng Tháp. Còn hai cựu cán bộ hải quan được phân công thực hiện giám sát việc sang mạn dầu song lại qua loa, đại khái, tiến hành kẹp chì hải quan, lập, ký biên bản niêm phong, giả chữ ký ở phần đại diện doanh nghiệp cho đủ thủ tục, tạo kẽ hở để các đối tượng buôn lậu...

An Giang: Cả loạt cán bộ thuế, hải quan tiếp tay buôn lậu

Cơ quan ANĐT vừa bắt 8 cán bộ của Cục Thuế và Cục Hải quan An Giang vì có hành vi cố ý làm trái, tạo điều kiện cho Phạm Thanh Dũng, Lê Thị Chi và đồng bọn làm thủ tục hoàn thuế, chiếm đoạt số tiền lớn từ ngân sách Nhà nước.

{keywords}

Các đối tượng gồm: Trần Thanh Tâm, Lê Thị Kim Oanh, Mai Anh Tuấn, là các cán bộ Cục thuế tỉnh An Giang; Lê Khương Toàn, Trần Đắc Chiến, Nguyễn Văn Sơn, Hồ Văn Sỹ, Nguyễn Văn Thanh - là các cán bộ Cục Hải quan An Giang. Các đối tượng này bị bắt để điều tra về tội “Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ”.

3 cán bộ hải quan dính đường dây buôn lậu lớn

Công an TP.HCM tháng 11 đã tống đạt quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam Nguyễn Tiến Lộc (SN 1962, Công chức kiểm hóa Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực IV TP.HCM) về tội "Nhận hối lộ"; Lê Hà (SN 1958, Công chức Chi cục Hải quan cảng Sài Gòn khu vực IV TP.HCM), Nguyễn Thanh Lâm (SN 1969, Công chức Hải quan cửa khẩu Tịnh Biên, tỉnh An Giang) cùng về tội "Lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thi hành công vụ".

{keywords}

Nguyễn Tiến Lộc (bìa trái) và các đối tượng trong vụ án.

Dù hàng hóa xuất khẩu trong các container của Công ty TPCN Sài Gòn là trấu và mì ký nhưng trong tờ khai công ty này ghi là thuốc lá điếu hiệu Craven “A” để được hoàn thuế GTGT. 

Lộc đã giúp công ty trong việc không thực hiện đúng nhiệm vụ được giao kiểm hóa các lô hàng theo các tờ khai hải quan. Còn Hà và Lâm đã cố ý giải quyết hồ sơ xuất khẩu thuốc lá theo các tờ khai hải quan xuất khẩu hàng hóa của Công ty không đúng quy định. 

2 cán bộ hải quan cấu kết buôn lậu

Tháng 6, Công an TP.HCM đã khởi tố bị can và thực hiện lệnh bắt tạm giam 4 đối tượng gồm: Nguyễn Phước Tường (SN 1969, nhân viên hải quan KV3 TP. HCM), Bùi Anh Tuấn (SN 1977, nhân viên Cục Hải quan TP. HCM), Châu Thanh Nhàn (SN 1959, đại diện Công ty Tân Nhật Huy Vĩnh Đạt) và Tạ Quang Trình (hành nghề tự do). Các cán bộ hải quan đã cấu kết với doanh nghiệp buôn lậu, nhập về 10 lô hàng có giá trị cực lớn.

{keywords}

Bùi Anh Tuấn làm việc với cơ quan công an

Cơ quan công an xác định Tuấn và Trình không thực hiện kiểm hóa được phân công. Tường đã móc nối từ trước với các đối tượng làm thủ tục nhập khẩu để không kiểm hóa, ký hồ sơ hợp thức hóa giả tạo. Tuấn đã bỏ mặc cho Tường thực hiện trót lọt hành vi phạm tội.

Cán bộ hải quan tiếp tay buôn lậu siêu xe

Tháng 3 vừa qua, Công an tỉnh Đồng Tháp kết luận điều tra chuyên án buôn lậu ôtô và môtô qua biên giới, chuyển hồ sơ sang VKSND cùng cấp đề nghị truy tố 4 bị can gồm: Nguyễn Tất Linh (38 tuổi, ngụ TP Cao Lãnh, Đồng Tháp) về hành vi “Buôn lậu”; Lý Vĩnh Hoà, Nguyễn Minh Thiện, cùng là cán bộ Hải quan Cửa khẩu Quốc tế Dinh Bà, về hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng” và Nguyễn Ngọc Thanh (57 tuổi, công chứng viên) về hành vi “Tiêu thụ tài sản do người khác phạm tội mà có”.

{keywords}

Bị can Nguyễn Tất Linh

Lợi dụng chính sách cho Việt kiều hồi hương về nước định cư được nhập khẩu ôtô theo dạng tài sản di chuyển, Linh móc nối, cấu kết với các cán bộ hải quan, công chứng viên hợp thức hóa hồ sơ hải quan, hợp đồng mua bán, buôn lậu nhiều xe ô tô từ Campuchia về Việt Nam tiêu thụ, gây thiệt hại tiền thuế nhập khẩu và thuế VAT trên 8 tỷ đồng.

Hàng loạt cán bộ hải quan hầu tòa vì buôn lậu gỗ

Sáng 30/10, TAND TP. Đà Nẵng mở phiên xét xử sơ thẩm vụ án buôn lậu hơn 600m3 gỗ trắc qua cửa khẩu Cảng Tiên Sa (Đà Nẵng) có liên quan đến một loạt cán bộ hải quan các cửa khẩu Lao Bảo, Cửa Việt (Quảng Trị), Cảng Tiên Sa (Đà Nẵng).

{keywords}

Các bị cáo tại tòa

Cụ thể, các bị cáo Đỗ Lý Nhi (SN 1972), nguyên cán bộ Chi cục Hải quan cửa khẩu cảng Cửa Việt, Lê Xuân Thành (SN 1962), nguyên cán bộ Chi cục HQ khu thương mại Lao Bảo, Đỗ Danh Thắng (SN 1955), nguyên Chi cục trưởng Chi cục Hải quan Cửa khẩu cảng Tiên Sa bị truy tố về hành vi “Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng”.

Hạnh Nguyên (Tổng hợp)