Trông nhà, tảo mộ, phục vụ cõi âm, trộn phân bón hoa hay đánh bóng lư đồng… là những nghề kiếm bộn tiền dịp Tết.

Đánh bóng lư đồng tại nhà: 8 triệu đồng/ngày

Theo khảo sát của PV Trí thức trẻ, giá thuê dịch vụ này năm nay đắt hơn 20-30% so với dịp Tết năm ngoái do nhu cầu tăng, nhân lực không đủ cung ứng.

Hiện tại, giá thuê phổ biến ở mức 500.000 - 800.000 đồng/bộ lư hương được đánh bóng tại nhà, tùy thuộc từng địa điểm. Mức giá chênh lệch nhau cũng phụ thuộc vào độ to, nhỏ của từng bộ lư đồng.

Anh Hải, chủ thợ lành nghề tại Hà Đông chia sẻ: Khách hàng thường đánh trước Tết, chứ cận Tết nhiều việc không đánh được, buộc phải từ chối thẳng thừng với khách.

{keywords}
Giá thuê phổ biến ở mức 500.000 - 800.000 đồng/bộ lư hương được đánh bóng tại nhà 

Theo anh Hải: Khách muốn đánh bóng bộ lư đồng nhỏ tầm 30-40 cm cũng “ngốn” vài trăm nghìn/bộ. Loại to hơn tầm trên 50 cm thì có giá 700.000VNĐ/bộ.

Dù giá cao nhưng nhiều chủ thợ vẫn không dám nhận thêm hợp đồng vì thiếu nguồn nhân lực.

Trung bình mỗi ngày thợ đánh bóng lư đồng nhận làm trên dưới chục bộ. Thu nhập vào dịp cao điểm Tết tính sơ sơ cũng rơi vào khoảng 5 – 8 triệu đồng/ngày.

Nghề tảo mộ thuê: 20 triệu đồng/tháng

Công việc này “ăn nên làm ra” vào tháng Chạp giáp Tết vì theo phong tục vào dịp gần Tết thì người thân đi tảo mộ cho gia đình.

Thông thường, việc làm cỏ cho 1 ngôi mộ được các chủ thuê có giá 300-500 nghìn đồng, cạo vôi, quét sơn thường có giá 1,5-2 triệu đồng. Ngoài ra, còn có người thuê trọn gói với giá từ 3-5 triệu đồng thùy theo kích thước từng ngôi mộ.

Theo các chủ thợ tiết lộ: Tháng Chạp, người thuê tăng lên rất nhiều, nếu chịu khó thì ngày cũng kiếm được 1-2 triệu đồng.

{keywords}
Việc làm cỏ cho 1 ngôi mộ được các chủ thuê có giá 300-500 nghìn đồng, cạo vôi, quét sơn thường có giá 1,5-2 triệu đồng (Ảnh minh họa)

Anh Nguyễn Thành Trực làm nghề tảo mộ thuê tại nghĩa trang Bình Hưng Hòa chia sẻ trên báo Người đưa tin: Trong dịp tháng Chạp này, riêng gia đình anh đã nhận tảo mộ cho hơn 40 ngôi mộ, hầu hết họ đều thuê làm trọn gói.

Nếu tích cực làm từ đầu tháng đến thời gian cuối tháng Chạp thì 3 người gia đình của anh Trực sẽ kiếm được khoảng 20 triệu đồng tiền công.

Ngoài ra còn một số thân nhân của ngôi mộ còn thuê làm cỏ, trồng hoa, đỏ đất với giá vài trăm ngàn cho một ngôi mộ, nếu tranh thủ làm thêm anh cũng kiếm được kha khá.

Trông nhà dịp Tết: 30 triệu đồng/9 ngày

Với mức giá từ 1,5- 3,6 triệu đồng/ngày (tùy khu vực), tính sơ sơ, nếu gia chủ đi vắng trong 9 ngày Tết, những người trông giúp nhà có thể kiếm thu nhập từ 10-30 triệu đồng.

Có thể nói, không quảng cáo rầm rộ nhưng dịch vụ trông thuê nhà mỗi dịp Tết về đều “đắt khách”. Đặc biệt, trong dịp Tết Nguyên Đán năm nay, kỳ nghỉ kéo dài nhu cầu tìm người trông nhà thuê càng lớn.

Tại Hà Nội, giá trông thuê (từ ngày 28 tết đến mùng 5 Tết) dao động từ 1,2 – 1,5 triệu đồng/ngày.

Tại Tp.HCM, nhu cầu trông nhà Tết 2016 này tăng 30% so với năm ngoái, mức giá dao động từ 80.000 – 150.000 đồng/giờ, tức 2 - 3,6 triệu đồng/ngày.

{keywords}
Nhu cầu trông nhà dịp Tết tăng mạnh. Ảnh minh họa.

Mức giá thuê cao hay thấp phụ thuộc vào số lượng ngày thuê, tùy thuộc vào mức độ phức tạp và rủi ro của khu vực nơi người thuê sinh sống.

Nếu nhà nào ở nơi không đảm bảo an ninh, không có tường rào, nhà cửa dễ bị đột nhập hay còn gọi là khu vực “mở” thì giá sẽ cao hơn so với khu vực “tĩnh”.

Bên cạnh đó, những ngôi nhà có giá trị tài sản không cao thì phí dịch vụ sẽ thấp hơn so với nhà có giá trị tài sản “khủng” (như nhà cổ, nhà có nhiều đồ quý, hiếm…).

Sở dĩ giá dịch vụ cao vì tính rủi ro cao, khi xảy ra sự cố phải đền bù thiệt hại về vật chất.

Ông Trần Văn Thụ, Tổng Giám đốc Công ty TNHH dịch vụ bảo vệ Đất Việt cho biết: Ai cũng nghỉ ngơi sau một năm lao động vất vả, vì vậy, những người ở lại làm việc trông nhà dịp Tết những ngày này đều phải trả lương cao “ngất ngưởng”.

Làm hàng “giả” hốt tiền thật

Dù kinh tế năm nay vẫn còn nhiều khó khăn nhưng các hộ sản xuất,buôn bán hàng mã vẫn “sống khỏe” khi không ít người chi hàng chục triệu đồng mua vàng mã cao cấp, nhất là dịp Tết Nguyên đán sắp tới.

Theo các hộ kinh doanh hàng mã tiết lộ: Trung bình, mỗi bộ bộ đồ lễ lãi được khoảng 20.000 - 50.000 đồng, nếu chịu khó làm khoảng hơn 1 tháng thì cũng được cái Tết tươm tất.

{keywords}
Với quan niệm "dương nào âm nấy", mỗi dịp Tết đến, phố Hàng Mã (Hà Nội) lại tấp nập người mua 

Tại các cơ sở sản xuất, bộ đồ lễ tiễn Táo quân loại đẹp có giá khoảng 80.000 -150.000 đồng/bộ, còn bộ quần áo phu thê dành cho người âm được bán với giá cao hơn từ 500.000 – 1.000.000 đồng/bộ.

Tuy nhiên, khi được chuyển về các thành phố lớn, những bộ đồ lễ này đã bị đội giá lên một cách chóng mặt.

Tại Hà Nội, bộ đồ lễ Táo quân được “hét giá” lên 250.000 đồng/bộ. Thậm chí, có những bộ đồ lễ rất giản dị, giá mua buôn chỉ khoảng 10.000 đồng/bộ nhưng khách ở Hà Nội vẫn phải mua đắt gấp 7 - 9 lần.

Thu hút nhiều khách nhất là những mặt hàng sành điệu như: nhà lầu, xe hơi, điện thoại,…

Vì vậy, vào mỗi dịp Tết Nguyên đán, các chủ tiệm bán vàng mã trên phố Hàng Mã (Hà Nội) có thể “bỏ túi” vài chục triệu đồng là chuyện không có gì lạ.

Nghề trộn phân: Kiếm hơn chục triệu đồng dịp Tết

Làm thuê mùa hoa Tết đã trở thành một “nghề mới”. Trồng hoa thuê mang tính chất thời vụ, nguồn lao động chủ yếu là lao động của địa phương, công việc vất vả, nhưng bù lại, người làm nghề này có mức thu nhập khá cao.

Các chủ vườn hoa thường thuê nhân công theo công nhật, ngoài nuôi cơm ăn, họ phải bỏ ra từ 130.000 -170.000 đồng/ngày để thuê 1 người làm.

Mỗi vụ hoa Tết kéo dài hơn 3 tháng, mỗi người dân làm thêm công việc này có thể kiếm hơn chục triệu đồng. Số tiền đó đủ giải quyết được rất nhiều việc đối với một hộ nông dân nghèo.

{keywords}
Người dân đang chăm sóc hoa ngày Tết tại thôn Dân Hạnh, Đặng Cương, An Dương, Hải Phòng

Chia sẻ với báo chí, một chủ hộ cận nghèo cho biết: “Từ khi có thêm nghề này tôi cũng yên tâm hơn trong việc kiếm cơm cho gia đình.

Mỗi ngày, với công việc trộn phân, tôi kiếm được 170.000 đồng nhờ đó mà mỗi dịp Tết cận kề gia đình tôi đã thoát được cảnh túng bấn và có cuộc sống khấm khá hơn”.

Theo Trí Thức Trẻ