Nếu không có sự giúp đỡ của thế hệ trước, việc sở hữu nhà ở đối với những khách hàng dưới 35 tuổi là khá khó khăn. Giá một căn hộ chung cư trung cấp 2 phòng ngủ tại Hà Nội hiện xấp xỉ với các thị trường phát triển trong khi mặt bằng thu nhập chưa thể sánh ngang.
Ngại kết hôn vì... chưa mua được nhà
Anh Trần Tuấn (Đống Đa, Hà Nội) là một kĩ sư công nghệ thông tin, hiện đang làm việc tại một công ty công nghệ với mức lương hiện tại khoảng hơn 20 triệu đồng mỗi tháng. Tuy nhiên, mức thu nhập này cũng mới được khoảng 2 năm trở lại đây, trước đó, anh cũng trải qua 3 công ty khác nhau với mức lương thấp hơn chỉ khoảng 12-13 triệu đồng/tháng.
Sau hơn 7 năm đi làm, anh Tuấn mới tiết kiệm được khoảng hơn 300 triệu đồng. Với khoản tiền này, anh Tuấn tính sẽ mua một căn chung cư nhỏ ở khu vực xa trung tâm một chút như quận Hà Đông hoặc Long Biên. Dù vậy, anh cũng khá đắn đo, bởi với một căn hộ 50-60m2 cũng có giá thấp nhất khoảng 1 tỷ đồng. Như vậy, anh phải vay thêm ngân hàng tới 70% giá trị căn hộ. Khoản vay đó sẽ "ngốn" của anh trung bình mỗi tháng hơn 10 triệu đồng để trả cả lãi và gốc.
"Chính vì vậy mà giờ tôi vẫn ở nhà thuê và dù 30 tuổi nhưng cũng khá ngại tính chuyện kết hôn. Muốn lập gia đình thì cũng phải có cái nhà để ổn định cuộc sống, không thể ở thuê mãi được. Tiếp đó rồi cũng phải tính chi phí sinh hoạt hàng ngày, có con rồi lo chuyện học học", anh Tuấn chia sẻ.
Nhà ở được sở hữu đang ngày càng tập trung vào thế hệ lớn tuổi. |
Dĩ nhiên, đây không phải là câu chuyện riêng anh Tuấn gặp phải. Trên thực tế, ở nhiều nơi trên thế giới, thế hệ Y (hay còn gọi là thế hệ Millennials, sinh năm 1981 – 1991) hiện đang gặp khó khăn trong việc sở hữu bất động sản nếu không có sự hỗ trợ của gia đình.
Ở Australia, số lượng người trong độ tuổi 25 – 34 chỉ chiếm 45% tổng số người sở hữu nhà (tỷ lệ này đã từng là 58% vào năm 1986). Ở Mỹ, tỷ lệ này là 31% cho những người dưới 35 tuổi, suy giảm so với số liệu của năm 1995 là 39%. Trong khi đó, bộ phận khách hàng dưới 35 tuổi chỉ nắm giữ 5% tổng giá trị nhà được sở hữu tại Anh Quốc, và hiện đang phải trả mức giá thuê nhà cao gấp 4,5 lần so với lãi suất cho vay thế chấp.
Còn tại Việt Nam, theo kết quả Điều tra Dân số và Nhà ở giữa kỳ thời điểm 1/4/2014, tỷ lệ dân số sở hữu nhà hiện chiếm 90,8%, có phần giảm nhẹ so với tỷ lệ này trong năm 2009 là 92,8%. Tuy vậy, nếu phân tích sâu hơn thì tỷ lệ này là kết quả của việc thế hệ trẻ được thừa kế bất động sản nhà ở từ thế hệ trước hoặc được hỗ trợ đáng kế khi mua nhà.
Sở hữu nhà tập trung vào thế hệ lớn tuổi
Bà Sophie Chick, Trưởng bộ phận Nghiên cứu Nhà ở, Savills Sydney cho rằng, những vấn đề trên là dấu hiệu cho thấy giá trị nhà ở được sở hữu đang ngày càng tập trung vào thế hệ lớn tuổi bởi họ có được quyền sở hữu nhà ở từ trước đó, gặp thuận lợi từ vay mua nhà thế chấp và việc giá nhà tăng trong thời gian qua.
“Trong khi đó, thế hệ trẻ với tiềm lực tài chính hạn chế đang càng lúc càng gặp khó khăn trong việc mua nhà để ở trong bối cảnh cần có nguồn lực tài chính lớn hơn để đáp ứng giá nhà cao hơn và đặt cọc nhiều hơn. Thế hệ Y (còn được biết đến là thế hệ đi thuê nhà) hiện đang hoãn lại những việc trọng đại như kết hôn, sinh con, và một trong những yêu cầu cần có để mua nhà hiện nay chính là có 2 người kiếm thu nhập, tuy rằng lãi suất trong thời kỳ hậu khủng hoảng tài chính toàn cầu khá thấp,” bà Sophie chia sẻ thêm.
Còn theo ông Dương Đức Hiển, Giám đốc Kinh doanh Nhà ở, Savills Hà Nội cho rằng nếu không có sự giúp đỡ của thế hệ trước, việc sở hữu nhà ở đối với những khách hàng dưới 35 tuổi là khá khó khăn.
“Có một thực tế là thu nhập của khách hàng trẻ chưa thể đáp ứng được với giá nhà ở tại các thành phố lớn như Hà Nội và TPHCM. Giá một căn hộ chung cư trung cấp 2 phòng ngủ tại Hà Nội dao động từ 3 – 6 tỷ đồng tương đương với 140.000 USD – 200.00 USD, xấp xỉ với các thị trường phát triển. Trái lại, mặt bằng thu nhập tại Việt Nam chưa thể sánh ngang,” ông Hiển nói thêm.
Ông Hiển cũng nhấn mạnh: "Sự hỗ trợ của gia đình hiện đang góp phần đáng kể của trong tiềm lực tài chính của người mua nhà trẻ tại Việt Nam".
Bà Sophie cho rằng tiềm lực tài chính hạn chế của những người mua nhà lần đầu và tình trạng giá nhà không còn vừa túi tiền người mua sẽ có tác động hạn chế giá nhà ở tăng cao, dẫn đến xu hướng giá nhà sẽ giảm trong tương lai.
Đối với thị trường Việt Nam, ông Hiển đánh giá vấn đề này sẽ thúc đẩy người mua nhà sử dụng đòn bẩy tài chính, một công cụ vốn chưa thực sự phổ biến. Sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong những năm tới được kỳ vọng sẽ nâng cao thu nhập của người dân, dần thu hẹp khoảng cách giữa giá nhà ở và thu nhập của khách hàng.
(Theo Dân trí)
Mua nhà tiền tỷ ở không yên: Nhịn ăn đi đòi quyền lợi
Năm 2017, hàng loạt vụ việc kéo dài xảy ra tại các chung cư diễn ra làm đau đầu cơ quan chức năng cũng như chủ đầu tư.
Nghịch lý thời ế: Chậm chân đến sau mua nhà rẻ hơn trăm triệu
Không ít dự án khi giao nhà lại có mức giá rẻ hơn cả trăm triệu. Chủ đầu tư còn có nhiều ưu đãi khác cho khách hàng tới sau.
Dân Việt bây giờ, ngồi một chỗ mua nhà khắp thế giới
Đang có nhu cầu mua căn hộ, anh Nguyễn Minh Đức (Hà Nội) vào xem một trang faebook của chủ đầu tư. Lạ thay chưa hề đăng ký thông tin đã có môi giới gọi cho anh để chào mời.
Mua nhà bằng giấy viết tay... được cấp sổ đỏ?
TP.HCM có đề xuất để các trường hợp mua bán đất bằng giấy tay, nhà xây thêm nhưng chưa hoàn công... được cấp giấy chứng nhận.
Bổ sung người mua nhà ở xã hội vào đối tượng được vay vốn ưu đãi
Bộ Xây dựng đề nghị, trong năm 2018, Ngân hàng Nhà nước cho những nhà đầu tư và mua nhà ở xã hội được vay ưu đãi từ các tổ chức tín dụng.
Người trẻ nên cân nhắc điều gì khi mua nhà?
Theo các chuyên gia, giấc mơ về một “nơi đi chốn về” cho riêng mình hoàn toàn không nằm ngoài tầm với nếu các cặp đôi mới cưới cùng kiên trì và quyết tâm cho một mục tiêu cụ thể.
Mua nhà: Đừng đem niềm tin đi đặt cược
Không ít người tốn một khoản tiền lớn để đầu tư mua nhà với mong muốn sở hữu một nơi đi chốn về an yên sau những giờ làm việc. Nhưng kỳ vọng bao nhiêu, thực tế lại thất vọng bấy nhiêu, chỉ bởi niềm tin đặt sai chỗ.