Xuất hiện nữ tỷ phú giàu thứ 14 của Việt Nam, triết lý kinh doanh khởi nghiệp của bà Tôn Nữ Thị Ninh, Shark Dũng, bầu Kiên bán hết vốn khỏi VietBank,... là những thông tin được dư luận quan tâm tuần qua.

Nữ tỷ phú giàu thứ 14 Việt Nam

Trong danh sách top những người giàu nhất Việt Nam trên sàn chứng khoán tính đến ngày 29/8, bà Nguyễn Hoàng Yến đứng ở vị trí thứ 14 với 3.962,7 tỷ đồng, do sở hữu 42.415.234 cổ phiếu của Tập đoàn Masan.

Bà Nguyễn Hoàng Yến sinh năm 1963, nguyên quán ở Hà Nam nhưng sinh ra ở Hà Nội và thường trú tại TP.HCM. Bà là vợ của ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Hội đồng quản trị CTCP Tập đoàn Masan (MSN).

{keywords}

Giống như một số cặp vợ chồng khởi nghiệp từ Đông Âu khác, bà Nguyễn Hoàng Yến và ông Nguyễn Đăng Quang là một trong những cặp vợ chồng doanh nhân cùng điều hành doanh nghiệp nghìn tỷ có tiếng ở Việt Nam.

Bầu Kiên đòi bán sạch vốn khỏi VietBank

Ông Nguyễn Đức Kiên mới đây vừa có văn bản gửi Ủy ban Chứng khoán Nhà nước thông báo về giao dịch cổ phần tại Ngân hàng TMCP Việt Nam Thương Tín (VietBank). Văn bản do bà Đặng Ngọc Lan, vợ ông Kiên, là người được ông Kiên ủy quyền ký.

Theo văn bản này, ông Nguyễn Đức Kiên (bầu Kiên) tiếp tục đăng ký chuyển nhượng hết 6,6 triệu cổ phiếu VBB (mệnh giá 10.000 đồng/cổ phiếu) của VietBank mà ông đang nắm giữ, tương đương 2,035% vốn điều lệ của VietBank. Thời gian dự kiến thực hiện giao dịch từ 21/8 đến 21/9/2018.

Bà Đặng Ngọc Lan, vợ ông Kiên, đang là Thành viên Hội đồng quản trị VietBank. Bà sở hữu 14,97 triệu cổ phiếu VBB, chiếm 4,6% vốn điều lệ VietBank.

{keywords}
 

Shark Dũng từ quê lên phố

Shark Nguyễn Mạnh Dũng cho biết, lý tưởng ban đầu của anh là khi ở nông thôn bước ra Hà Nội học, kiếm được cái nhà. Khi ở Hà Nội rồi, lý tưởng dẫn anh vượt ra Singapore rồi Tokyo.

"Nhưng dần dần thấy ở đâu cũng chán. Cuối cùng, ước mơ của mình là làm cái gì cho cộng đồng làm cái gì cho giá trị xã hội. Đấy là những lúc mình bước ra khỏi vùng an toàn", anh chia sẻ.

"Vùng an toàn tôi bước ra đầu tiên là năm 2004 khi làm cho một công ty của Nhật, vị trí trưởng phòng xuất nhập khẩu. Tại thời điểm đấy, với một sinh viên Ngoại thương ra trường thông thường sẽ muốn làm việc mình được học, có thu nhập cao, có vị trí nhưng cuối cùng tôi cũng thấy không có gì thú vị cả. Công việc giống như một cỗ máy làm đều đều", shark Dũng nhớ lại.

Cuối cùng anh quyết định nghỉ việc chỉ đơn giản bởi không thích và chuyển sang FPT làm một coder. Đây là một công việc theo shark Dũng đánh giá cũng thú vị nhưng vẫn chưa có gì mới với anh. Anh quyết định bỏ việc và dồn tất cả tiền có tại thời điểm đó để du học ở Nhật với một giấc mơ sẽ nói được tiếng Nhật tốt nhất có thể.

Bà Tôn Nữ Thị Ninh: Thành công không chỉ đong đếm bằng tiền

Chỉ duy nhất một thất bại bà từng trải qua, đó là dự án thành lập Trường Đại học Tư thục không vì lợi nhuận đã không thành. Bà Tôn Nữ Thị Ninh khẳng định chưa bao giờ thấy mông lung vì lúc nào bà cũng có quá nhiều việc để làm. Vì thế, nếu nói có điều gì tiếc nuối tính đến thời điểm hiện tại, bà Ninh cho rằng không.

{keywords}

Nói về thực tế tại Việt Nam, nhiều startup đặt nặng quá vào tiền, cần tiền để kinh doanh hay dùng tiền để đo lường mức độ hiệu quả. Không thể phủ nhận, tiền là phương tiện cần thiết để khởi nghiệp, tuy nhiên "chúng ta cần xác định ai làm chủ: Tiền hay bản thân mình", bà Ninh nhấn mạnh.

Tựu trung vấn đề lại, từ những gì mình đã có, đã trải qua, kể cả bài học về dự án giáo dục dang dở, bà Ninh cho rằng khởi nghiệp - đích đến cuối cùng là hạnh phúc.

Nhà cựu Thứ trưởng đút túi triệu USD

Nhóm cổ đông có liên quan đến cựu Thứ trưởng Bộ Công Thương Hồ Thị Kim Thoa, nắm giữ hơn 34% cổ phần, sẽ nhận tổng cộng gần 18 tỷ đồng cổ tức trong đợt tạm ứng lần 1 cho năm 2018.

Theo báo cáo quản trị giữa năm 2018, nhà cựu Thứ trưởng Hồ Thị Kim Thoa nắm giữ hơn 34% cổ phần tại CTCK Bóng đèn Điện Quang DQC. Trong đó, bà Hồ Thị Kim Thoa nắm giữ gần 1,7 triệu cổ phần DQC (4,91%).

Em trai bà Thoa - ông Hồ Quỳnh Hưng, chủ tịch HĐQT kiêm TGĐ Điện Quang - hiện đang nắm giữ 7,33%. Mẹ ông Hưng và bà Thoa - bà Trần Thị Xuân Mỹ sở hữu 3,56%.

Hai con gái của bà Hồ Thị Kim Thoa hiện vẫn đang nắm giữ các vị trí quan trọng tại Bóng đèn Điện Quang và nắm một số lượng cổ phiếu lớn tại doanh nghiệp có nguồn gốc Nhà nước này.

Sếp lớn bị phạt vì bán ‘chui’ cổ phiếu

Ủy ban Chứng khoán Nhà nước vừa có quyết định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực chứng khoán đối với hàng loạt lãnh đạo doanh nghiệp và người có liên quan vì hành vi bán “chui” cổ phiếu.

Ông Võ Anh Thái, Chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Dầu khí Thái Dương, bị xử phạt 27,5 triệu đồng. Bà Vũ Thị Bích Ngọc, người có liên quan với ông Nguyễn Nhật Tân, Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Xây lắp điện 1, bị xử phạt 20 triệu đồng.

Ông Trần Minh Phú - thành viên HĐQT kiêm Tổng giám đốc Tổng công ty cổ phần Đầu tư Phát triển xây dựng, bị phạt 40 triệu đồng.

Cuối năm 2017, ông Trịnh Văn Quyết, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn FLC và Công ty FLC Faros cũng đã bị xử phạt hàng chục triệu đồng vì hành vi tương tự.

{keywords}

Vũ Đình Duy biệt tích

Trong vụ nhà máy 7.000 tỷ đắp chiếu này, dư luận hầu như chỉ biết đến Vũ Đình Duy “nhờ” tai tiếng bỏ trốn đi chữa bệnh nước ngoài khi đang làm ở Tập đoàn Hóa chất Việt Nam. Còn Trần Trung Chí Hiếu là một ẩn số.

Làm sếp ở PVTex được gần 5 năm, tháng 12/2014 Vũ Đình Duy được chủ tịch UBND TP. Hải Phòng bổ nhiệm làm Phó giám đốc Sở Công Thương Hải Phòng. Rồi từ đó trải qua loạt chức vụ khác dưới thời Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng.

Chỉ trong chưa đầy 2 năm, cựu “sếp” PVTex đã 3 lần được bổ nhiệm vào nhiều chiếc ghế khác nhau của 3 đơn vị là Sở Công Thương Hải Phòng, Cục An toàn Kỹ thuật và Môi trường công nghiệp rồi Tập đoàn Hóa chất.

Trước khi có lệnh khởi tố của cơ quan điều tra, Vũ Đình Duy đã “trốn đi nước ngoài chữa bệnh” và bặt tăm từ đó đến nay. Ngày 31/5, Vũ Đình Duy bị ra quyết định truy nã về tội “cố ý làm trái... ” và “nhận hối lộ”.

Siêu SIM 0989999999 sang tay giá gần triệu USD

Chủ nhân SIM số 0989999999 đã bán lại siêu SIM này cho ông Thái Minh Phương, một người kinh doanh SIM số đẹp, với mức giá giao dịch 19 tỷ đồng. Ông Phương cũng chính là người đã mua SIM số 0909999999 với giá 23 tỷ đồng vào chiều 6/8.

Như vậy chỉ trong tháng 8/2018, ông Phương đã có hai giao dịch SIM số đẹp giá trị cao với tổng số tiền bỏ ra lên tới 42 tỷ đồng. Cũng theo ông Phương, hai SIM ông vừa mua đang là hai SIM có giá trị cao nhất trong bộ sưu tập của ông.

SIM số 0989999999 từng qua tay nhiều nhân vật nổi tiếng. Ông Nguyễn Văn Trường, chủ một cửa hàng chuyên bán SIM số đẹp trên đường 3 Tháng 2 (quận 10), cho biết SIM 0989999999 xuất hiện từ năm 2005. Chủ nhân đầu tiên của chiếc SIM này là ông Hoàng Anh Xuân, Tổng giám đốc Công ty viễn thông Quân đội (Viettel).

Bảo Anh (Tổng hợp)

Vay 10 triệu phải trả hơn 3 tỷ: Cô gái bị giang hồ dọa xử

Vay 10 triệu phải trả hơn 3 tỷ: Cô gái bị giang hồ dọa xử

Từ một khoản vay 10 triệu đồng ban đầu, sau 3 năm, số tiền gốc và lãi tăng lên hơn 3 tỷ đồng khiến chị Hà Thị Lệ (Quảng Nam) không thể trả nổi, phải trốn vào TP.HCM.

Ngã rẽ thay đổi số phận, Bầu Đức lộ điểm huyệt nguy hiểm

Ngã rẽ thay đổi số phận, Bầu Đức lộ điểm huyệt nguy hiểm

Doanh nghiệp của ông Đoàn Nguyên Đức (Bầu Đức) lộ điểm yếu chết người ngay sau khi vừa nhận được cú bắt tay tỷ USD với tỷ phú Trần Bá Dương. Bầu Đức vẫn đang ở vào một ngã rẽ quan trọng, một ngã rẽ được - mất.

Trúng jackpot hơn 16 tỉ nhờ ngày sinh của người thân

Trúng jackpot hơn 16 tỉ nhờ ngày sinh của người thân

Với việc được tự chọn con số may mắn cho tấm vé Vietlott, nhiều người đã dùng ngày sinh để mua vé và trúng jackpot.

Đánh thuế xăng 8.000 đồng/lít: Quyết định mới nhất từ Bộ Tài chính

Đánh thuế xăng 8.000 đồng/lít: Quyết định mới nhất từ Bộ Tài chính

Việc nới khung thuế bảo vệ môi trường với xăng dầu lên gấp đôi như đề xuất của Bộ Tài chính trước đây tiếp tục được dừng lại.

Audi, Mercedes... bất ngờ độ giàu ngầm, chịu chơi của người Việt

Audi, Mercedes... bất ngờ độ giàu ngầm, chịu chơi của người Việt

Giới kinh doanh ô tô cho biết đang có sự chuyển dịch từ xe bình dân lên xe sang hạng trung tại Việt Nam. Nhiều mẫu xe sang có giá từ 1,5-3 tỷ đồng bán rất chạy.