Ngày 31/12, Bộ Tư pháp công bố số tiền đã nộp thi hành án của 2 bị án Phạm Thanh Bình (cựu Chủ tịch Hội đồng quản trị Vinashin) và Dương Chí Dũng (cựu Cục trưởng Hàng hải Việt Nam). Theo đó, số tiền này còn quá ít so với thiệt hại trong vụ án.

Trả lời câu hỏi của chúng tôi về lý do thu hồi tài sản quá khó khăn trong lĩnh vực ngân hàng (chỉ từ 18 đến 23%), ông Nguyễn Văn Sơn – Phó tổng cục trưởng Thi hành án dân sự, Bộ Tư pháp cho biết, xử lý các khoản nợ cho các tổ chức tín dụng, về cơ bản là thuận lợi cho có tài sản đảm bảo. Tuy vậy, do tình hình kinh tế, sản xuất kinh doanh chậm, thị trường bất động sản ít chuyển biến, do vậy thanh khoản thấp.

Ngoài ra, việc tuân thủ pháp luật của các tổ chức, cá nhân liên quan còn nhiều bất cập. Nhiều nơi tìm mọi cách để lẩn trốn, che đậy tài sản. Việc lực lượng mỏng của cơ quan thi hành án cũng là một trong những nguyên dẫn dẫn đến việc thu hồi tài sản thấp.

{keywords}

Trường hợp bị án Phạm Thanh Bình (cựu Chủ tịch HĐQT Vinashin), ông Nguyễn Văn Sơn cho hay, hiện án phí đã xử lý xong và bước đầu bồi thường 1,73 tỷ đồng.

Đối với Dương Chí Dũng (cựu Cục trưởng Hàng hải Việt Nam), theo bản án, ông này phải liên đới bồi thường 110 tỷ đồng. Tuy nhiên, thống kê của cơ quan thi hành án, tính đến nay, bị án này tự nguyện nộp 5,2 tỷ đồng.

Theo đánh giá của Bộ Tư pháp, việc bồi hoàn như vậy được đánh giá là “rất thấp”.

Theo tienphong