- Với số tiền tiết kiệm 1,2 tỷ đồng, tôi muốn mua một chiếc ô tô để tiện việc đi lại tận hưởng cuộc sống, còn vợ tôi lại muốn mua nhà Hà Nội để dành con cái sau này học đại học. Ai cũng có lý của mình nên chúng tôi vẫn đang tranh cãi, thậm chí "chiến tranh lạnh" với nhau cả tuần chỉ vì chuyện này.

Tôi năm nay gần 40 tuổi, công tác ở một cơ quan nhà nước ở Nam Định. Vợ tôi làm giáo viên, dạy trường cấp 3 ở gần nhà.

Chúng tôi đang sống cùng bố mẹ tôi. Nhà cửa đã khá khang trang, kiên cố nên tôi cũng chả nghĩ đến chuyện sẽ đập đi, xây lại. Chắc tôi sẽ ở căn nhà này đến hết đời.

Tôi hiện giờ chỉ có một ao ước là mua một chiếc ô tô để đi lại cho an toàn. Quê vợ cách nhà tôi hơn 60 km mà cứ 2 tuần cả nhà tôi lại về quê một lần để thăm ông bà ngoại. Đi xe khách thì bất tiện, phải bắt xe 2 lần, mà cũng không về được tận nhà. Nhà bố mẹ vợ tôi cách bến xe khách 5km, muốn về lại phải bắt xe ôm. Mà đi xe máy thì không an toàn. Giờ các con đã lớn nên không thể đi chung 4 người trên một chiếc xe máy. Thành ra, muốn về quê ngoại, vợ đèo 1 đứa, chồng đèo một đứa, nhiều lúc đi đường thấy rất sợ.

Bố mẹ tôi cũng đã ngoài 70 tuổi, lại hay ốm đau, bệnh tật. Mỗi lần chở ông, bà đi khám bệnh bằng xe máy tôi thấy rất tội. Gọi taxi nhiều thì ông bà kêu đắt đỏ. Nếu có ô tô, những hôm mưa, hay đêm hôm rét mướt, tôi sẽ an tâm hơn. Mà có ô tô, tôi sẽ chở ông bà đi chơi, đi du lịch nhiều hơn.

{keywords}
 Tôi muốn mua một chiếc ô tô để việc đi lại của cả gia đình. (Ảnh minh họa)

Hiện kinh tế của vợ chồng tôi khá dư dả. Bình quân lương vợ chồng tôi một tháng là 20 triệu, mỗi tháng chi tiêu còn dư khoảng 10 triệu. Một năm, chúng tôi cũng tiết kiệm được tầm 100-120 triệu đồng.

Bố mẹ tôi thì đều có lương hưu, có tích lũy, do đó không cần lo về tài chính cho ông bà.

Hiện vợ chồng tôi đã dành dụm được khoảng 1,2 tỷ đồng. Tôi muốn dành số tiền đó để mua một chiếc ô tô phục vụ nhu cầu đi lại của cả gia đình.

Nhưng vợ tôi không đồng tình. Cô ấy bảo bao năm qua không có xe ô tô, gia đình tôi vẫn khắc phục được. Giờ mà sắm ô tô, phải lo chi phí đổ xăng, sửa chữa. Mà xe thì cũng chỉ để phục vụ nhu cầu đi chơi là chính. Như vậy là lãng phí, không kinh tế.

Vợ tôi cho rằng nên dùng số tiền đó để mua một căn nhà ở Hà Nội thì tốt hơn. Bởi hiện nay giá nhà đất trên Hà Nội đang khá hợp lý, nên tranh thủ để mua. Nếu mua chung cư, số tiền của hai vợ chồng tích lũy được đã có thể mua một căn hộ giá rẻ. Còn nếu thích mua nhà đất, thì với tầm tiền  gần 2 tỷ đồng là đã có thể mua được một căn nhà nhỏ. Với số tiền 1,2 tỷ mà hai vợ chồng tích lũy, chúng tôi chỉ cần vay mượn thêm 500-700 triệu đồng nữa là đã có thể mua một căn nhà ở Hà Nội.

{keywords}
Vợ tôi lại muốn mua nhà Hà Nội để con cái sau này học đại học không phải đi thuê trọ. (Ảnh minh họa)

Hai con cũng sắp đến tuổi đi học đại học. Có nhà cửa, hai đứa không phải đi thuê trọ. Chứ cảnh nhà xa, đi học phải thuê trọ khổ lắm. 

Tôi thì không nghĩ xa như vậy. Con tôi thì 5 năm nữa mới vào đại học, giờ mua nhà để đấy có thất sách không? Tiền sẵn có để mua đã đành, giờ tự dưng lại phải vác “cục nợ” vào người, mà tôi thì không muốn mang nợ. Hơn nữa, biết đâu sau này đi học, con tôi không thích ở nhà riêng mà thích vào ở kí túc xá thì sao? Tôi thì không thể bỏ quê mà lên Hà Nội sống được.

Trong khi đó, mua xe ô tô với gia đình tôi là lúc này là phục vụ nhu cầu thiết thực. Tuy giờ phải bỏ ra một số tiền lớn để mua xe, rồi phải lo tiền xăng xe hàng tháng, nhưng có nó, việc đi lại của cả gia đình sẽ thuận lợi, an toàn hơn.

Tôi cũng đã nói lý do cần mua xe, phân tích thiệt hơn về việc lúc này nên mua xe hơn mua nhà nhưng vợ tôi không tán đồng. Cô ấy giữ khăng khăng bảo vệ ý kiến của mình, muốn mua nhà hơn mua ô tô. Vì chuyện này mà hai vợ chồng tôi bất hòa, thậm chí to tiếng với nhau. Đã một tuần nay, vợ tôi “mặt nặng mày nhẹ” với tôi, không khí  trong nhà như "chiến tranh lạnh". Ai cũng căng thẳng, mà tôi thì không muốn vợ chồng xích mích vì chuyện này.

Giờ tôi phải làm sao? Chúng tôi nên mua nhà hay mua xe? Xin mọi người cho tôi lời khuyên!

Độc giả có ý kiến, chia sẻ TẠI ĐÂY.

Thành Hưng (Nam Định)

Bỏ 1 tỷ mua đất Hà Nội: Sau 10 năm mất hết vốn lại còn mang nợ

Bỏ 1 tỷ mua đất Hà Nội: Sau 10 năm mất hết vốn lại còn mang nợ

Anh Ngọc vác túi tiền 1 tỷ đồng để đi mua đất ở khu vực Thường Tín theo trào lưu giá 12 triệu đồng/mét vuông. Và sau 8 năm, anh phải bán đi cắt lỗ để trả tiền vay nợ mua ngôi nhà mới cách đây 3 năm.

Những trường hợp được vay vốn mua nhà ở xã hội

Những trường hợp được vay vốn mua nhà ở xã hội

Đối tượng được vay vốn mua nhà ở xã hội năm 2018 gồm người có công với cách mạng theo quy định của pháp luật về ưu đãi người có công với cách mạng; người thu nhập thấp, hộ nghèo, cận nghèo tại khu vực đô thị...

Có 300 triệu, tôi quyết mua đất Hà Nội để hồi môn cho con

Có 300 triệu, tôi quyết mua đất Hà Nội để hồi môn cho con

Chỉ với 300 triệu đồng, tôi vẫn quyết mua cho bằng được mảnh đất ở Thủ đô để sau này còn có mảnh đất cắm dùi để lại cho con.

Bỏ hơn 1 tỷ mua chung cư mini, ai cũng phản đối vợ chồng tôi

Bỏ hơn 1 tỷ mua chung cư mini, ai cũng phản đối vợ chồng tôi

Có đủ tiền để mua những căn nhà chung cư trên 70m ở những quận xa trung tâm nhưng vợ chồng chị vẫn chọn mua căn hộ chung cư mini 43 mét vuông với giá hơn 1 tỷ.

Vay 200 triệu mua ô tô cũ, vợ chồng trẻ nhận cái kết chát đắng

Vay 200 triệu mua ô tô cũ, vợ chồng trẻ nhận cái kết chát đắng

Quyết định vay 200 triệu để mua ô tô, sau hơn 2 năm, anh Đông mới nhận ra mình đã mắc phải sai lầm khi chiếc ô tô ngốn quá nhiều tiền, trong khi khoản nợ thì ngày một nhiều hơn.

Từ dân tỉnh lẻ phải đi thuê nhà, vợ chồng tôi mua được nhà và xe sau 5 năm

Từ dân tỉnh lẻ phải đi thuê nhà, vợ chồng tôi mua được nhà và xe sau 5 năm

Tôi còn nhớ, mức lương đầu tiên tôi nhận được là 4 triệu/tháng nhưng bằng sự liều lĩnh và "vượt khó" của mình, 2 vợ chồng tôi đã mua được căn nhà đầu tiên sau 5 năm chung sống.